(Dân trí) - Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng những em bé được gia đình quan tâm chăm sóc thường thông minh và lớn lên thành đạt hơn những em bị xao nhãng.
Các nhà thần kinh học nghiên cứu về não người đã chụp lại hình ảnh não bộ của 2 em bé 3 tuổi. Hình ảnh cho thấy não của một em lớn hơn hẳn em còn lại, và có ít đốm chấm cũng như ít “điểm mờ” hơn.
Theo họ, sự khác biệt giữa hai bộ não đều khá đáng ghi nhận và gây sốc. Đó là bộ não ở bức hình bên phải thiếu một số vùng thiết yếu mà bộ não ở bức hình bên trái có. Sự thiếu hụt này khiến cho đứa trẻ không thể phát triển các khả năng mà đứa trẻ bên trái có: đó là khi trưởng thành về mặt thể chất, chúng sẽ kém thông minh hơn và dễ mắc phải các bệnh về thần kinh hay các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác.
Về mặt xã hội, sự đồng cảm ở trẻ não bé với người khác ít hơn và khi trưởng thành chúng dễ nghiện ngập hay mắc các tội phạm về bạo lực hơn. Ngoài ra các em có nhiều khả năng bị thất nghiệp trong tương lai và phải sống phụ thuộc vào người khác.
Vậy nguyên nhân của cơ bản của việc phân kỳ trong quá trình phát triển não bộ này là gì? Phải chăng là do bệnh tật hoặc tai nạn kinh khủng nào đó. Tuy nhiên, câu trả lời mà các nhà nghiên cứu đưa ra lại hoàn toàn khác với lý do đưa ra ở trên.
Nguyên nhân cơ bản của sự khác nhau giữa hai bộ não đó chính là do cách đối xử của người mẹ đối với con họ. Em bé nào nhận được nhiều sự yêu thương chăm sóc của mẹ hơn sẽ phát triển toàn diện hơn. Còn các em bị xao lãng hay lạm dụng thì não có khả năng bị teo lại.
GS Allan Schore, trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) đã nhấn mạnh rằng sự phát triển của các tế bào não là “kết quả của sự tương tác giữa các em bé với người nuôi dưỡng chúng (thường là người mẹ)”.
GS Schore cũng chỉ ra rằng nếu một em bé không được đối xử một cách đúng đắn trong 2 năm đầu đời thì các gen quyết định các chức năng ở não bộ ví dụ như sự thông minh, sẽ không được phát triển hay thậm chí là không có. Bản chất tự nhiên và sự nuôi dưỡng không thể tách rời nhau: các gen trong não một em bé bị tác động sâu sắc bởi cách mà em bé đó được đối xử. Càng lơ là chăm sóc các bé thì tổn thương đối với não càng nhiều. 80% số lượng tế bào não mà một người có được sản xuất trong 2 năm đầu đời. Nếu quá trình hình thành tế bào não mới và các liên kết giữa chúng có vấn đề, sự thiếu hụt sẽ tồn tại mãi mãi.
Chính điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn. Các bậc cha mẹ khi còn bé bị bố mẹ mình không quan tâm chu đáo dẫn tới việc não bộ của họ không phát triển toàn diện, họ sẽ tiếp tục làm theo điều tương tự đối với con cái họ.
Phương Mai
Theo thetelegraph
Nguồn dantri
Các nhà thần kinh học nghiên cứu về não người đã chụp lại hình ảnh não bộ của 2 em bé 3 tuổi. Hình ảnh cho thấy não của một em lớn hơn hẳn em còn lại, và có ít đốm chấm cũng như ít “điểm mờ” hơn.
Theo họ, sự khác biệt giữa hai bộ não đều khá đáng ghi nhận và gây sốc. Đó là bộ não ở bức hình bên phải thiếu một số vùng thiết yếu mà bộ não ở bức hình bên trái có. Sự thiếu hụt này khiến cho đứa trẻ không thể phát triển các khả năng mà đứa trẻ bên trái có: đó là khi trưởng thành về mặt thể chất, chúng sẽ kém thông minh hơn và dễ mắc phải các bệnh về thần kinh hay các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác.
Về mặt xã hội, sự đồng cảm ở trẻ não bé với người khác ít hơn và khi trưởng thành chúng dễ nghiện ngập hay mắc các tội phạm về bạo lực hơn. Ngoài ra các em có nhiều khả năng bị thất nghiệp trong tương lai và phải sống phụ thuộc vào người khác.
Vậy nguyên nhân của cơ bản của việc phân kỳ trong quá trình phát triển não bộ này là gì? Phải chăng là do bệnh tật hoặc tai nạn kinh khủng nào đó. Tuy nhiên, câu trả lời mà các nhà nghiên cứu đưa ra lại hoàn toàn khác với lý do đưa ra ở trên.
Nguyên nhân cơ bản của sự khác nhau giữa hai bộ não đó chính là do cách đối xử của người mẹ đối với con họ. Em bé nào nhận được nhiều sự yêu thương chăm sóc của mẹ hơn sẽ phát triển toàn diện hơn. Còn các em bị xao lãng hay lạm dụng thì não có khả năng bị teo lại.
GS Allan Schore, trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) đã nhấn mạnh rằng sự phát triển của các tế bào não là “kết quả của sự tương tác giữa các em bé với người nuôi dưỡng chúng (thường là người mẹ)”.
GS Schore cũng chỉ ra rằng nếu một em bé không được đối xử một cách đúng đắn trong 2 năm đầu đời thì các gen quyết định các chức năng ở não bộ ví dụ như sự thông minh, sẽ không được phát triển hay thậm chí là không có. Bản chất tự nhiên và sự nuôi dưỡng không thể tách rời nhau: các gen trong não một em bé bị tác động sâu sắc bởi cách mà em bé đó được đối xử. Càng lơ là chăm sóc các bé thì tổn thương đối với não càng nhiều. 80% số lượng tế bào não mà một người có được sản xuất trong 2 năm đầu đời. Nếu quá trình hình thành tế bào não mới và các liên kết giữa chúng có vấn đề, sự thiếu hụt sẽ tồn tại mãi mãi.
Chính điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn. Các bậc cha mẹ khi còn bé bị bố mẹ mình không quan tâm chu đáo dẫn tới việc não bộ của họ không phát triển toàn diện, họ sẽ tiếp tục làm theo điều tương tự đối với con cái họ.
Phương Mai
Theo thetelegraph
Nguồn dantri