Không chỉ được biết đến là một trong những loài vật độc nhất thế giới, rắn hổ mang còn nổi tiếng trong giới Y học về những công dụng chững bệnh đáng kinh ngạc, đặc biệt là bệnh khớp.
Hình ảnh rắn hổ mang đã gắn liền với ngành Y - Dược hàng ngàn năm nay. Theo thần thoại Hy Lạp, vị thần y Asklepios khi đi chữa bệnh cho dân nghèo luôn mang theo mình một cây gậy có đầu thô ráp trên có một con rắn hổ mang quấn quanh. Ở Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, rắn được tôn thờ như một vị thần. Không phải vô cớ mà rắn lại được "ưu ái" đến vậy!
Hình ảnh rắn hổ mang đã gắn liền với ngành Y – Dược hàng ngàn năm nay
Những ghi chép đầu tiên về sử dụng rắn làm thuốc đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm thứ 100 sau công nguyên, trong cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh (tác phẩm Dược học sớm nhất còn được bảo tồn ở Trung Quốc, tác giả: Đào Ẩn Tích)
Rắn hổ mang không có chân nhưng trong các loài vật, nó là loài có đốt sống dài nhất, nó thậm chí có thể di chuyển trên mọi địa hình, từ dòng nước sâu đến ngọn cây cao. Chính tốc độ di chuyển và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của loài rắn này đã gợi ý các thầy thuốc tới việc có thể sử dụng rắn hổ mang để điều trị hiệu quả các bệnh về khớp xương.
Trong cuốn Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) Lý Thời Trân viết: “Vị thuốc rắn hổ mang thấm sâu vào xương, trục xuất phong (gió) gây bệnh và làm giảm bớt co giật, và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn”. Cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” cũng chỉ rõ: “Rắn hổ mang có tác dụng nhanh hơn đáng kể trong điều trị hội chứng phong thấp so với bất kỳ loài rắn nào khác.”
Tại Việt Nam, Rắn hổ mang cũng là một trong những vị thuốc “danh bất hư truyền” trị các bệnh về khớp. Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, mật rắn, nọc rắn và thịt rắn đều là những thành phần quý có tác dụng điều trị bệnh xương khớp. Cụ thể, mật rắn có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh, thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng chỉ thống (giảm đau khớp). Thịt rắn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc và chỉ thống, bổ can thận, mà can thận khỏe thì xương cốt sẽ cường kiện, vững chắc.
Y học hiện đại cũng chỉ rõ: Cao rắn hổ mang là nguồn dưỡng chất dồi dào acid amin, là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương và giải quyết triệt để các chứng viêm.
Tại Việt Nam, 60-90% người cao tuổi mắc các bệnh về khớp: khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ; 10-15% bệnh nhân bị tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng vào tim, thận... Những con số này đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi việc sử dụng các thuốc tân dược ngày càng tỏ ra đáng lo ngại vì tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ và tác dụng phụ, các chuyên gia bệnh khớp khuyến cáo: người bệnh khớp có thể sử dụng các sản phẩm từ cao rắn hổ mang vừa an toàn, vừa triệt để, để hỗ trợ điều trị bệnh khớp.
Tài liệu tham khảo:
1. “Sử dụng Rắn làm thuốc ở Trung Quốc” –Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Tiến sĩ Subhuti Dharmananda, Portland, Hoa Kỳ.
2. “Bảo Thảo Cương Mục” – Lý Thời Trân
3. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Giáo sư Đỗ Tất Lợi
Nguồn: hxxp://bachxa.vn/vi/tin-tuc--su-kien.nd/ran-ho-mang-%E2%80%93-bai-thuoc-chua-khop-danh-bat-hu-truyen.html
Hình ảnh rắn hổ mang đã gắn liền với ngành Y - Dược hàng ngàn năm nay. Theo thần thoại Hy Lạp, vị thần y Asklepios khi đi chữa bệnh cho dân nghèo luôn mang theo mình một cây gậy có đầu thô ráp trên có một con rắn hổ mang quấn quanh. Ở Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, rắn được tôn thờ như một vị thần. Không phải vô cớ mà rắn lại được "ưu ái" đến vậy!
Hình ảnh rắn hổ mang đã gắn liền với ngành Y – Dược hàng ngàn năm nay
Những ghi chép đầu tiên về sử dụng rắn làm thuốc đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm thứ 100 sau công nguyên, trong cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh (tác phẩm Dược học sớm nhất còn được bảo tồn ở Trung Quốc, tác giả: Đào Ẩn Tích)
Rắn hổ mang không có chân nhưng trong các loài vật, nó là loài có đốt sống dài nhất, nó thậm chí có thể di chuyển trên mọi địa hình, từ dòng nước sâu đến ngọn cây cao. Chính tốc độ di chuyển và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của loài rắn này đã gợi ý các thầy thuốc tới việc có thể sử dụng rắn hổ mang để điều trị hiệu quả các bệnh về khớp xương.
Trong cuốn Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) Lý Thời Trân viết: “Vị thuốc rắn hổ mang thấm sâu vào xương, trục xuất phong (gió) gây bệnh và làm giảm bớt co giật, và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn”. Cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” cũng chỉ rõ: “Rắn hổ mang có tác dụng nhanh hơn đáng kể trong điều trị hội chứng phong thấp so với bất kỳ loài rắn nào khác.”
Tại Việt Nam, Rắn hổ mang cũng là một trong những vị thuốc “danh bất hư truyền” trị các bệnh về khớp. Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, mật rắn, nọc rắn và thịt rắn đều là những thành phần quý có tác dụng điều trị bệnh xương khớp. Cụ thể, mật rắn có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh, thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng chỉ thống (giảm đau khớp). Thịt rắn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc và chỉ thống, bổ can thận, mà can thận khỏe thì xương cốt sẽ cường kiện, vững chắc.
Y học hiện đại cũng chỉ rõ: Cao rắn hổ mang là nguồn dưỡng chất dồi dào acid amin, là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương và giải quyết triệt để các chứng viêm.
Tại Việt Nam, 60-90% người cao tuổi mắc các bệnh về khớp: khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ; 10-15% bệnh nhân bị tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng vào tim, thận... Những con số này đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi việc sử dụng các thuốc tân dược ngày càng tỏ ra đáng lo ngại vì tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ và tác dụng phụ, các chuyên gia bệnh khớp khuyến cáo: người bệnh khớp có thể sử dụng các sản phẩm từ cao rắn hổ mang vừa an toàn, vừa triệt để, để hỗ trợ điều trị bệnh khớp.
Dược sĩ Lê Quang
Tài liệu tham khảo:
1. “Sử dụng Rắn làm thuốc ở Trung Quốc” –Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Tiến sĩ Subhuti Dharmananda, Portland, Hoa Kỳ.
2. “Bảo Thảo Cương Mục” – Lý Thời Trân
3. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Giáo sư Đỗ Tất Lợi
Nguồn: hxxp://bachxa.vn/vi/tin-tuc--su-kien.nd/ran-ho-mang-%E2%80%93-bai-thuoc-chua-khop-danh-bat-hu-truyen.html