Ngượng chín vì những tình huống éo le
“May mà lúc ấy bố chồng đang cạo râu nên mình chỉ kịp: ‘Ơ con xin lỗi’ rồi ngượng ngùng chạy mất. Thế mà lát sau nhìn thấy bố chồng, vẫn ngại lắm” – Lan kể. Sau lần ấy, bố chồng Lan cũng tâm lý. Cụ gọi thợ thay ngay ổ khóa mới. Giờ thì Lan không lo phải “đụng độ” bố chồng trong tình cảnh éo le tương tự.
Còn Thêu (dạy mẫu giáo, Hà Nội) cũng “mất điểm” trong mắt nhà chồng ngay ngày đầu làm dâu. Thêu để chuông báo thức lúc 6h sáng với hy vọng phụ mẹ chồng chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Nhưng quen thói “chuông reo là tắt” như hồi còn ở nhà nên thấy điện thoại di động báo thức inh ỏi, Thêu với tay tắt luôn. Chỉ đến khi mẹ chồng đập cửa phòng thình thịch, gọi dậy ăn sáng, Thêu mới ngớ người. “Cũng may bố mẹ chồng thông cảm nên không ý kiến gì, chứ không thì ngại đến chết mất” – Thêu [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]. Đã thế, mỗi lần trò chuyện với bố mẹ chồng, Thêu chưa quen nên toàn xưng “bác – cháu”. Thấy bố mẹ chồng cười, Thêu đỏ mặt lắp bắp: “Con, con...”. Nhưng chỉ một loáng sau quên mất, Thêu lại xưng hô nhầm. Không có bố mẹ chồng tâm lý như Lan và Thêu nên Hường (Thanh Xuân, Hà Nội) bị “mang tiếng” con dâu vô tâm. Hôm ấy, bố mẹ chồng Hường về quê ăn giỗ nên nhà chỉ còn hai vợ chồng Hường. Hường tươm tất cơm nước, giặt giũ, phơi phóng quần áo cho hai vợ chồng. Tuy nhiên, cô quên mất chiếc áo dài mẹ chồng phơi ở tầng hai.
“Quần áo của hai vợ chồng mình phơi ở balcon tầng 3. Còn quần áo của bố mẹ chồng thì phơi ở balcon tầng 2. Vì chưa quen nên mình quên rút quần áo cho bố mẹ. Hôm ấy lại dính cơn mưa, mẹ chồng mình rất giận và bảo với chồng mình rằng mình chỉ biết cất quần áo cho bản thân thôi, còn bố mẹ chồng thì mặc kệ. Mình không có ý thế đâu” – Hường ấm ức. “Chữa cháy” Khi mới về làm dâu, môi trường sống, phong cách sinh hoạt thay đổi khiến không ít nàng dâu lúng túng. Vì chưa biết liệu đường ứng xử nên con dâu có thể vô ý làm phật lòng nhà chồng hoặc đẩy mình vào tình huống khó xử.
Tuy nhiên, ở tình huống nào, con dâu cũng nên nhẹ nhàng giải thích. Chẳng hạn, có thể nói: “Thôi chết, con quên mất. Con không nhớ ra là quần áo của bố mẹ phơi ở tầng 2” hoặc: “Con xin lỗi, con mệt quá nên ngủ quên mất”... Giải thích giúp con dâu tránh bị hiểu lầm và rút ra kinh nghiệm cho những lần sau. Với bố mẹ chồng tâm lý thì những lúng túng ngày mới làm dâu có thể được “xí xóa”. Ngược lại, sẽ có ấn tượng không tốt về con dâu, con dâu có thể bị “mất điểm” nặng. Tốt nhất ngay từ trước khi cưới, nên thăm dò cách sống, cách sinh hoạt trong gia đình chồng từ người chồng tương lai. Nhờ đó, con dâu hiểu được phần nào thói quen sinh hoạt để biết cách ứng xử phù hợp. Ngoài ra, việc quan sát học hỏi cũng là điều quan trọng. Nếu chưa hiểu việc gì, nên mạnh dạn hỏi bố mẹ chồng và những thành viên trong gia đình chồng để sớm biết cách thích nghi. Không nên e ngại bố mẹ chồng ấn tượng xấu về mình rồi lảng tráng, thờ ơ hoặc nói xấu nhà chồng sau lưng. Do con dâu là thành viên mới nên việc đôi bên chưa hiểu và thông cảm cho nhau cũng là điều bình thường. (Theo Me&be)
“May mà lúc ấy bố chồng đang cạo râu nên mình chỉ kịp: ‘Ơ con xin lỗi’ rồi ngượng ngùng chạy mất. Thế mà lát sau nhìn thấy bố chồng, vẫn ngại lắm” – Lan kể. Sau lần ấy, bố chồng Lan cũng tâm lý. Cụ gọi thợ thay ngay ổ khóa mới. Giờ thì Lan không lo phải “đụng độ” bố chồng trong tình cảnh éo le tương tự.
Còn Thêu (dạy mẫu giáo, Hà Nội) cũng “mất điểm” trong mắt nhà chồng ngay ngày đầu làm dâu. Thêu để chuông báo thức lúc 6h sáng với hy vọng phụ mẹ chồng chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Nhưng quen thói “chuông reo là tắt” như hồi còn ở nhà nên thấy điện thoại di động báo thức inh ỏi, Thêu với tay tắt luôn. Chỉ đến khi mẹ chồng đập cửa phòng thình thịch, gọi dậy ăn sáng, Thêu mới ngớ người. “Cũng may bố mẹ chồng thông cảm nên không ý kiến gì, chứ không thì ngại đến chết mất” – Thêu [url="https://timbanvn.com/forums/87/"]tâm sự[/url]. Đã thế, mỗi lần trò chuyện với bố mẹ chồng, Thêu chưa quen nên toàn xưng “bác – cháu”. Thấy bố mẹ chồng cười, Thêu đỏ mặt lắp bắp: “Con, con...”. Nhưng chỉ một loáng sau quên mất, Thêu lại xưng hô nhầm. Không có bố mẹ chồng tâm lý như Lan và Thêu nên Hường (Thanh Xuân, Hà Nội) bị “mang tiếng” con dâu vô tâm. Hôm ấy, bố mẹ chồng Hường về quê ăn giỗ nên nhà chỉ còn hai vợ chồng Hường. Hường tươm tất cơm nước, giặt giũ, phơi phóng quần áo cho hai vợ chồng. Tuy nhiên, cô quên mất chiếc áo dài mẹ chồng phơi ở tầng hai.
Tuy nhiên, ở tình huống nào, con dâu cũng nên nhẹ nhàng giải thích. Chẳng hạn, có thể nói: “Thôi chết, con quên mất. Con không nhớ ra là quần áo của bố mẹ phơi ở tầng 2” hoặc: “Con xin lỗi, con mệt quá nên ngủ quên mất”... Giải thích giúp con dâu tránh bị hiểu lầm và rút ra kinh nghiệm cho những lần sau. Với bố mẹ chồng tâm lý thì những lúng túng ngày mới làm dâu có thể được “xí xóa”. Ngược lại, sẽ có ấn tượng không tốt về con dâu, con dâu có thể bị “mất điểm” nặng. Tốt nhất ngay từ trước khi cưới, nên thăm dò cách sống, cách sinh hoạt trong gia đình chồng từ người chồng tương lai. Nhờ đó, con dâu hiểu được phần nào thói quen sinh hoạt để biết cách ứng xử phù hợp. Ngoài ra, việc quan sát học hỏi cũng là điều quan trọng. Nếu chưa hiểu việc gì, nên mạnh dạn hỏi bố mẹ chồng và những thành viên trong gia đình chồng để sớm biết cách thích nghi. Không nên e ngại bố mẹ chồng ấn tượng xấu về mình rồi lảng tráng, thờ ơ hoặc nói xấu nhà chồng sau lưng. Do con dâu là thành viên mới nên việc đôi bên chưa hiểu và thông cảm cho nhau cũng là điều bình thường. (Theo Me&be)