Theo cảnh báo từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thời tiết lạnh và ẩm của giai đoạn chuyển mùa có nhiều điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu phát triển.
Nguy hiểm là một số bệnh nhân chỉ phát bệnh trong thời gian 24 giờ đã tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não mô cầu dễ lây lan do vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, mầm bệnh dễ phát tán. Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm mũi họng. Bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm.
“Có nhiều trường hợp, từ khi phát bệnh đến khi tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, đa hoại tử, rơi vào tình trạng sốc và dẫn đến tử vong”, bác sĩ Cấp nói. Cũng theo bác sĩ Cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh não mô cầu tương đương với bệnh liên cầu lợn, khoảng 25%.
Về mặt lâm sàng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu có hai loại: nhiễm trùng huyết cấp tính với biểu hiện sốt cao, co giật, lơ mơ (hôn mê), mạch nhanh nhẹ hoặc khó bắt. Trên da, đặc biệt ở vùng đùi, vùng bụng, vùng lưng xuất hiện những ban thâm tím gọi là tử ban, ban to nhỏ không đều, có hình dạng bản đồ hoặc dạng hình ngôi sao. Nhiễm trùng huyết não mô cầu mãn tính hiếm gặp hơn và có đặc tính là sốt, không có biểu hiện nhiễm độc, đau khớp, đau đầu, đồng thời có ban lan tỏa. Thời gian của bệnh kéo dài 6-8 tuần.
Mùa lạnh trẻ em dễ mắc viêm não mô cầu
Vi khuẩn não mô cầu, tên khoa học là Neisseria meningitidis, thuộc nhóm cầu khuẩn gram âm. Vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng. Trẻ em dễ mắc bệnh, nhất là về mùa lạnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới hai tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.
Các chuyên gia dịch tễ học khuyến cáo, không nên cho trẻ đi chơi nhiều ngoài trời lúc chiều tối trong mùa mưa lạnh, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ Cấp cũng cho biết, viêm não mô cầu có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu điều trị muộn. Bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng các dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 124 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra; 5 người tử vong.
Theo Phunuonline
Nguy hiểm là một số bệnh nhân chỉ phát bệnh trong thời gian 24 giờ đã tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não mô cầu dễ lây lan do vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, mầm bệnh dễ phát tán. Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm mũi họng. Bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm.
“Có nhiều trường hợp, từ khi phát bệnh đến khi tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, đa hoại tử, rơi vào tình trạng sốc và dẫn đến tử vong”, bác sĩ Cấp nói. Cũng theo bác sĩ Cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh não mô cầu tương đương với bệnh liên cầu lợn, khoảng 25%.
Về mặt lâm sàng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu có hai loại: nhiễm trùng huyết cấp tính với biểu hiện sốt cao, co giật, lơ mơ (hôn mê), mạch nhanh nhẹ hoặc khó bắt. Trên da, đặc biệt ở vùng đùi, vùng bụng, vùng lưng xuất hiện những ban thâm tím gọi là tử ban, ban to nhỏ không đều, có hình dạng bản đồ hoặc dạng hình ngôi sao. Nhiễm trùng huyết não mô cầu mãn tính hiếm gặp hơn và có đặc tính là sốt, không có biểu hiện nhiễm độc, đau khớp, đau đầu, đồng thời có ban lan tỏa. Thời gian của bệnh kéo dài 6-8 tuần.
Mùa lạnh trẻ em dễ mắc viêm não mô cầu
Vi khuẩn não mô cầu, tên khoa học là Neisseria meningitidis, thuộc nhóm cầu khuẩn gram âm. Vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng. Trẻ em dễ mắc bệnh, nhất là về mùa lạnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới hai tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.
Các chuyên gia dịch tễ học khuyến cáo, không nên cho trẻ đi chơi nhiều ngoài trời lúc chiều tối trong mùa mưa lạnh, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ Cấp cũng cho biết, viêm não mô cầu có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu điều trị muộn. Bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng các dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 124 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra; 5 người tử vong.
Theo Phunuonline