tieutinhbg
New member
Túi mật là cơ quan hình quả lê nằm ở phía trên bên phải của bụng, ngay dưới gan, có chức năng lưu trữ dịch mật. Khi ăn, túi mật co bóp tống mật qua ống mật chủ, xuống ruột non, giúp tiêu hóa chất béo. Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm, hầu hết các trường hợp viêm là do sỏi, ngoài ra còn có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, chấn thương hoặc khối u.
Phân loại viêm túi mật:
- Viêm túi mật cấp tính: là tình trạng viêm xảy ra đột ngột với biểu hiện đau bụng quặn, thường kèm theo buồn nôn, nôn và sốt.
- Viêm túi mật mãn tính: là tình trạng viêm với mức độ nhẹ hơn, diễn tiến trong một khoảng thời gian dài, thường là kết quả của các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu ngày khiến thành túi mật bị tổn thương và dày lên. Cuối cùng túi mật có thể bị teo và mất khả năng lưu trữ, tống xuất dịch mật.
Nguyên nhân gây viêm túi mật:
- Sỏi mật: 90 – 95% các trường hợp bị viêm túi mật là do sỏi. Sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương thành túi mật hoặc gây tắc nghẽn các ống dẫn mật, khiến dịch mật bị ứ lại trong túi mật. Khi đó các hoạt chất hoặc vi khuẩn có trong dịch mật bị tích tụ có thể làm túi mật bị viêm.
- Tổn thương:Phẫu thuật hoặc những chấn thương vùng bụng nghiêm trọng có thể làm tổn thương túi mật dẫn đến viêm.
- Nhiễm trùng:Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm kí sinh trùng đường mật có thể dẫn đến viêm túi mật.
- Khối u:Một khối u có thể gây chèn ép hệ thống đường dẫn mật, ngăn cản dòng chảy của dịch mật, khiến mật bị ứ lại trong túi mật và có thể dẫn đến viêm túi mật.
Những người có chế độ ăn giàu chất béo sẽ làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm túi mật trên nền những điều kiện trên. Bên cạnh đó, những đối tượng như bệnh nhân tiểu đường, người giảm cân nhanh, phụ nữ mang thai, có thể bị tổn thương túi mật và tăng nguy cơ bị viêm túi mật.
Các triệu chứng của viêm túi mật:
Đối với viêm túi mật cấp tính:
Các triệu chứng bao gồm:
- Đau: Cơn đau quặn gan tăng dần. Ở một số người, đau lan tới vai phải. Thường xuất hiện sau khi ăn.
- Sốt: 39 – 40oC, có thể kèm theo ớn lạnh.
- Vàng da niêm mạc nhẹ và nước tiểu vàng: khi có tổn thương ống mật chủ phối hợp.
- Buồn nôn hoặc nôn: gặp ở hầu hết các trường hợp.
Đối với viêm túi mật mạn tính:
Bệnh nhân thường hay đau nhẹ, có thể sợ mỡ, sợ thức ăn chiên xào, đôi khi buồn nôn, chán ăn. Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì. Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính tương đối nghèo nàn và không đặc hiệu, có thể đi kèm với nhiều bệnh khác, vì vậy rất khó để phát hiện và chẩn đoán. Thường chỉ được xác định khi đã có những triệu chứng nghiêm trọng của một đợt viêm cấp tính.
Viêm túi mật nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như hoại tử túi mật, thủng túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, rò mật vào ống tiêu hóa, … Cũng như cần lưu ý nguy cơ tử vong cao nếu viêm đường mật có kèm theo các yếu tố như hạ huyết áp, suy thận cấp, chít hẹp đường mật ác tính…
Nguồn: soimat.vn
Phân loại viêm túi mật:
- Viêm túi mật cấp tính: là tình trạng viêm xảy ra đột ngột với biểu hiện đau bụng quặn, thường kèm theo buồn nôn, nôn và sốt.
- Viêm túi mật mãn tính: là tình trạng viêm với mức độ nhẹ hơn, diễn tiến trong một khoảng thời gian dài, thường là kết quả của các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu ngày khiến thành túi mật bị tổn thương và dày lên. Cuối cùng túi mật có thể bị teo và mất khả năng lưu trữ, tống xuất dịch mật.
Nguyên nhân gây viêm túi mật:
- Sỏi mật: 90 – 95% các trường hợp bị viêm túi mật là do sỏi. Sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương thành túi mật hoặc gây tắc nghẽn các ống dẫn mật, khiến dịch mật bị ứ lại trong túi mật. Khi đó các hoạt chất hoặc vi khuẩn có trong dịch mật bị tích tụ có thể làm túi mật bị viêm.
- Tổn thương:Phẫu thuật hoặc những chấn thương vùng bụng nghiêm trọng có thể làm tổn thương túi mật dẫn đến viêm.
- Nhiễm trùng:Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm kí sinh trùng đường mật có thể dẫn đến viêm túi mật.
- Khối u:Một khối u có thể gây chèn ép hệ thống đường dẫn mật, ngăn cản dòng chảy của dịch mật, khiến mật bị ứ lại trong túi mật và có thể dẫn đến viêm túi mật.
Những người có chế độ ăn giàu chất béo sẽ làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm túi mật trên nền những điều kiện trên. Bên cạnh đó, những đối tượng như bệnh nhân tiểu đường, người giảm cân nhanh, phụ nữ mang thai, có thể bị tổn thương túi mật và tăng nguy cơ bị viêm túi mật.
Các triệu chứng của viêm túi mật:
Đối với viêm túi mật cấp tính:
Các triệu chứng bao gồm:
- Đau: Cơn đau quặn gan tăng dần. Ở một số người, đau lan tới vai phải. Thường xuất hiện sau khi ăn.
- Sốt: 39 – 40oC, có thể kèm theo ớn lạnh.
- Vàng da niêm mạc nhẹ và nước tiểu vàng: khi có tổn thương ống mật chủ phối hợp.
- Buồn nôn hoặc nôn: gặp ở hầu hết các trường hợp.
Đối với viêm túi mật mạn tính:
Bệnh nhân thường hay đau nhẹ, có thể sợ mỡ, sợ thức ăn chiên xào, đôi khi buồn nôn, chán ăn. Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì. Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính tương đối nghèo nàn và không đặc hiệu, có thể đi kèm với nhiều bệnh khác, vì vậy rất khó để phát hiện và chẩn đoán. Thường chỉ được xác định khi đã có những triệu chứng nghiêm trọng của một đợt viêm cấp tính.
Viêm túi mật nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như hoại tử túi mật, thủng túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, rò mật vào ống tiêu hóa, … Cũng như cần lưu ý nguy cơ tử vong cao nếu viêm đường mật có kèm theo các yếu tố như hạ huyết áp, suy thận cấp, chít hẹp đường mật ác tính…
Nguồn: soimat.vn