Khi thấy ngực có khối u, đừng vội nghĩ đó là ung thư, rất có thể bạn chỉ bị khối u lành tính và có thể điều trị bằng thuốc tại nhà.
Điều đầu tiên bạn nên làm
Nếu bạn phát hiện ra một khối u ở một bên ngực, điều đầu tiên là phải kiểm tra bên ngực còn lại. Nếu cả hai ngực đều có khối u như nhau, rất có thể đây chỉ là tình trạng căng ngực khi gần tới ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng này khi đi khám định kỳ.
Nếu chỉ có một bên ngực bị sưng hoặc có khối u và khối u này không biến mất sau chu kỳ kinh nguyệt thì đây là lúc cần thiết phải đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần đi khám nếu phát hiện những thay đổi trên nhũ hoa như chảy dịch, da nhăn, da sưng tấy, đỏ…
Đừng để sự sợ hãi trì hoãn bạn. Khi phát hiện ra một khối u ở ngực, bạn lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng cho dù lo lắng thì bạn vẫn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh nặng thêm. Bạn cũng nên biết rằng bốn trong số năm trường hợp phát hiện khối u ở ngực được kết luận không phải là ung thư.
Cung cấp thông tin cho bác sĩ
Bạn cần cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để kết quả khám chính xác nhất. (Ảnh minh họa)
Bạn nên chuẩn bị tinh thần và những thông tin cần cung cấp cho bác sĩ. Bạn nên chủ động cung cấp đầy đủ thông tin bởi các thông tin này liên quan trực tiếp tới khả năng chữa khỏi bệnh của bạn. Các thông tin thường bao gồm:
+ Tuổi của bạn
+ Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn
+ Tình trạng sức khỏe chung của bạn
+ Bạn có đang mang thai không?
+ Những loại thuốc bạn đang dùng
+ Bạn đã có bao nhiêu con
+ Gia đình bạn có ai từng bị ung thư vú hay có khối u vú lành tính hay chưa?
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ kiểm tra ngực của bạn và bạn sẽ được khám chi tiết gồm chụp quang tuyến vú, chẩn đoán để xác định những loại thay đổi đã xảy ra trong ngực của bạn...
Làm sinh thiết
Khi bác sĩ nghi ngờ khối u lạ của bạn có nguy cơ là u ác tính hay có mầm mống ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành trực tiếp chọc sinh thiết. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất mỏng và một ống tiêm, chỉ mất một vài phút và cho kết quả đáng tin cậy hơn.
Lưu ý: Cho dù bạn có thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư tuyến vú cao hay không thì bạn cũng cần tự thực hiện kiểm tra ngực của mình mỗi tháng một lần. Nếu thấy bất kì biểu hiện khác thường nào, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Nên duy trì cho mình thói quen đi khám và làm các xét nghiệm định kì hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Điều đầu tiên bạn nên làm
Nếu bạn phát hiện ra một khối u ở một bên ngực, điều đầu tiên là phải kiểm tra bên ngực còn lại. Nếu cả hai ngực đều có khối u như nhau, rất có thể đây chỉ là tình trạng căng ngực khi gần tới ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng này khi đi khám định kỳ.
Nếu chỉ có một bên ngực bị sưng hoặc có khối u và khối u này không biến mất sau chu kỳ kinh nguyệt thì đây là lúc cần thiết phải đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần đi khám nếu phát hiện những thay đổi trên nhũ hoa như chảy dịch, da nhăn, da sưng tấy, đỏ…
Đừng để sự sợ hãi trì hoãn bạn. Khi phát hiện ra một khối u ở ngực, bạn lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng cho dù lo lắng thì bạn vẫn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh nặng thêm. Bạn cũng nên biết rằng bốn trong số năm trường hợp phát hiện khối u ở ngực được kết luận không phải là ung thư.
Cung cấp thông tin cho bác sĩ
Bạn cần cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để kết quả khám chính xác nhất. (Ảnh minh họa)
Bạn nên chuẩn bị tinh thần và những thông tin cần cung cấp cho bác sĩ. Bạn nên chủ động cung cấp đầy đủ thông tin bởi các thông tin này liên quan trực tiếp tới khả năng chữa khỏi bệnh của bạn. Các thông tin thường bao gồm:
+ Tuổi của bạn
+ Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn
+ Tình trạng sức khỏe chung của bạn
+ Bạn có đang mang thai không?
+ Những loại thuốc bạn đang dùng
+ Bạn đã có bao nhiêu con
+ Gia đình bạn có ai từng bị ung thư vú hay có khối u vú lành tính hay chưa?
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ kiểm tra ngực của bạn và bạn sẽ được khám chi tiết gồm chụp quang tuyến vú, chẩn đoán để xác định những loại thay đổi đã xảy ra trong ngực của bạn...
Khi bác sĩ nghi ngờ khối u lạ của bạn có nguy cơ là u ác tính hay có mầm mống ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành trực tiếp chọc sinh thiết. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất mỏng và một ống tiêm, chỉ mất một vài phút và cho kết quả đáng tin cậy hơn.
Lưu ý: Cho dù bạn có thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư tuyến vú cao hay không thì bạn cũng cần tự thực hiện kiểm tra ngực của mình mỗi tháng một lần. Nếu thấy bất kì biểu hiện khác thường nào, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Nên duy trì cho mình thói quen đi khám và làm các xét nghiệm định kì hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Ngọc Diệp
TTVN
TTVN