➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Việc sinh em bé đối với phụ nữ là niềm hạnh phúc lớn lao. Thế nhưng, cùng với niềm vui được làm mẹ, họ cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh hậu sản như viêm nhiễm sau sinh, trầm cảm.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Hậu sản là khoảng thời gian từ 4 - 6 tuần sau sinh, lúc cơ thể người phụ nữ còn yếu và có những thay đổi lớn sau những vất vả của quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, người mẹ dễ mắc phải các bệnh hậu sản nếu không được chăm sóc tốt.
TS. Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa.
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh.
Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú…
Ban đầu, sản phụ có thể chỉ là sốt nhẹ hơn 38 độ C, đau tấy, sưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…
Sau đẻ, bà mẹ rất dễ mắc nhiễm trùng hậu sản (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ sản khoa khuyên sản phụ nên giữ sạch vùng kín, hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3 - 4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch, không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.
Bác sĩ cũng lưu ý, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì phụ nữ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra, khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội, hoặc sản dịch có màu đỏ tươi, ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.
Trầm cảm
Khoảng 15 - 20% sản phụ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe. Khi bị bệnh, người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng.
Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần để có biện pháp điều trị thích hợp.
Vì vậy, ngay từ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt cần phát hiện và điều trị triệt để các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước đẻ.
Sau sinh, người thân cần quan tâm chia sẻ và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé để mẹ có đủ sữa cho con bú đồng thời nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Ăn uống quá kiêng khem không phù hợp với phụ nữ nuôi con mọn.
Ngoài ra, sản phụ nên vận động hằng ngày bằng cách đi lại nhẹ nhàng trong vòng 16 - 20 phút để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Hậu sản là khoảng thời gian từ 4 - 6 tuần sau sinh, lúc cơ thể người phụ nữ còn yếu và có những thay đổi lớn sau những vất vả của quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, người mẹ dễ mắc phải các bệnh hậu sản nếu không được chăm sóc tốt.
TS. Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa.
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh.
Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú…
Ban đầu, sản phụ có thể chỉ là sốt nhẹ hơn 38 độ C, đau tấy, sưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…
Sau đẻ, bà mẹ rất dễ mắc nhiễm trùng hậu sản (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ sản khoa khuyên sản phụ nên giữ sạch vùng kín, hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3 - 4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch, không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.
Bác sĩ cũng lưu ý, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì phụ nữ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra, khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội, hoặc sản dịch có màu đỏ tươi, ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.
Trầm cảm
Khoảng 15 - 20% sản phụ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe. Khi bị bệnh, người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng.
Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần để có biện pháp điều trị thích hợp.
Vì vậy, ngay từ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt cần phát hiện và điều trị triệt để các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước đẻ.
Sau sinh, người thân cần quan tâm chia sẻ và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé để mẹ có đủ sữa cho con bú đồng thời nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Ăn uống quá kiêng khem không phù hợp với phụ nữ nuôi con mọn.
Ngoài ra, sản phụ nên vận động hằng ngày bằng cách đi lại nhẹ nhàng trong vòng 16 - 20 phút để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Theo Cha mẹ & con