Cách nấu chè khoai môn
Ẩm thực Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Ngay đến món chè cũng có cả trăm loại như chè Huế, chè bưởi, chè đậu đỏ, chè hoa cau... Có lẽ ngon và dung dị nhất phải kể đến món chè khoai môn.
Chè khoai môn, tên gọi tuy dung dị nhưng lại gắn liền với đời sống người dân xứ Quảng quê tôi. Mỗi dịp giỗ chạp, cúng quẩy và đặc biệt trong những ngày mưa dầm thế nào má cũng nấu món chè khoai môn.
Nguyên liệu làm nên bát chè khá giản đơn, gắn liền với tên gọi của nó. Chỉ vài củ khoai môn, lon nếp thơm, ít lát gừng nhưng để có một chén chè ngon người nấu cần phải tỉ mỉ và có sự tinh tế cao.
Trước hết là khâu chọn nguyên liệu. Theo bí quyết của má, nếp phải là loại nếp lúa mới, được phơi đủ nắng. Đường để nấu chè cũng phải là loại đường vừa trắng, đủ để chè có màu hơi vàng. Đặc biệt, má thường chọn loại khoai môn ít dẻo, nhiều bột.
Khoai môn gọt vỏ và thái miếng vuông, đem hấp vừa chín tới. Nếp đãi kĩ, vo thật sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi. Trong quá trình nấu tuyệt đối không đậy nắp nồi chè mà luôn quan sát chè trong khi nấu. Phải đun lửa liu riu, khi nếp chín thì cho đường và một ít gừng đã giã nhỏ vào. Nồi chè kêu sục sục liền bỏ khoai vào, vẫn để sôi thật nhỏ lửa trong khoảng mươi phút cho khoai thấm đường.
Thỉnh thoảng khuấy cho đều tay. Nồi chè sánh lại là ngừng lửa ngay, nếu người chế biến chỉ cần sơ ý khuấy già tay một chút, chè sẽ mất đi hương dịu dàng của nếp, vị ngọt thanh của khoai. Khi thành phẩm, nồi chè có màu vàng sóng sánh, hạt nếp chín nhừ, từng miếng khoai môn mềm nhưng còn nguyên vẹn. Chỉ cần hơn một tiếng đồng hồ, từ trong chái bếp, má đã khệ nệ bưng nồi chè còn nghi ngút khói.
Ngày nay, dọc các dãy phố, hay trong chợ người ta bán đủ các loại chè nấu sẵn: chè bột lọc, chè hạt kê, chè hoa cau, chè hạt sen... Nhưng được thưởng thức chén chè khoai môn nóng hổi má nấu ngay ở quê nhà trong buổi chiều mưa thế này thì còn gì bằng.
Công thức chế biến món chè khoai môn kiểu miền Nam
Nguyên liệu:
1. Làm chín khoai: Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng cỡ nửa ngón tay cái, làm đến đâu thả ngâm trong chậu nước sạch đến đó trong khoảng 2 giờ, vớt ra để ráo. Hấp chín khoai.
2. Vắt nước dừa: Cho vào dừa nạo 4 chén nước ấm (tương đương 200cc), vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho lại vào dừa nạo khoảng 1, 5 lít nước ấm nữa, vắt lấy nước dảo.
3. Nấu nước cốt dừa: Pha 1 muỗng súp bột năng với 2/3 chén nuớc lạnh. Bắc nước cốt dừa lên bếp, nuớc dừa sôi, nêm vào khoảng nửa muỗng cà phê muối, châm nước bột năng vào từ từ, khuấy đều cho vừa sệt là được.
4. Nấu chè: Lá dứa rửa sạch, cuốn tròn rồi cột thắt lại. Nếp vo sạch. Cho nước dừa dảo + lá dứa vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa, cho nếp vào. Để nếp vừa nở, cho đường + ½ muỗng cà phê muối vào, không đậy nắp nồi chè mà luôn quan sát chè trong khi nấu, thăm chừng lượng nước theo nếp ngon dở, nếu cần châm thêm nước sôi vào cho nước luôn sấp mặt nếp, thấy tan đường, gắp bỏ lá dứa ra, luôn lưu ý nhỏ lửa kẻo cháy. Khi nước cạn dưới mặt nếp thì cho khoai vào, đảo đều nhẹ tay, vẫn để sôi thật nhỏ lửa trong khoảng 10.
- 15 phút nữa cho khoai thấm đường. Ở ngang khâu này, tùy thích nấu chè ở dạng sệt như hồ đặc hay thật đặc ở dạng vón cục lại thì để nước chè cạn đi nhiều hay ít. Dù nấu thế nào cũng lưu ý luôn để lửa thật nhỏ và đảo chè đều tay để nếp không sít nồi.
* Đa số người miền Bắc, miền Trung Việt Nam không dùng nước cốt dừa cho nên hay nấu chè khoai môn ở dạng sệt. Người miền Nam thường nấu dặc vón cục lại để khi châm nước cốt dừa vào là chè vừa ăn.
Múc chè ra chén. Chan nước cốt dừa lên mặt chè.
Ẩm thực Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Ngay đến món chè cũng có cả trăm loại như chè Huế, chè bưởi, chè đậu đỏ, chè hoa cau... Có lẽ ngon và dung dị nhất phải kể đến món chè khoai môn.
Chè khoai môn, tên gọi tuy dung dị nhưng lại gắn liền với đời sống người dân xứ Quảng quê tôi. Mỗi dịp giỗ chạp, cúng quẩy và đặc biệt trong những ngày mưa dầm thế nào má cũng nấu món chè khoai môn.
Nguyên liệu làm nên bát chè khá giản đơn, gắn liền với tên gọi của nó. Chỉ vài củ khoai môn, lon nếp thơm, ít lát gừng nhưng để có một chén chè ngon người nấu cần phải tỉ mỉ và có sự tinh tế cao.
Trước hết là khâu chọn nguyên liệu. Theo bí quyết của má, nếp phải là loại nếp lúa mới, được phơi đủ nắng. Đường để nấu chè cũng phải là loại đường vừa trắng, đủ để chè có màu hơi vàng. Đặc biệt, má thường chọn loại khoai môn ít dẻo, nhiều bột.
Khoai môn gọt vỏ và thái miếng vuông, đem hấp vừa chín tới. Nếp đãi kĩ, vo thật sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi. Trong quá trình nấu tuyệt đối không đậy nắp nồi chè mà luôn quan sát chè trong khi nấu. Phải đun lửa liu riu, khi nếp chín thì cho đường và một ít gừng đã giã nhỏ vào. Nồi chè kêu sục sục liền bỏ khoai vào, vẫn để sôi thật nhỏ lửa trong khoảng mươi phút cho khoai thấm đường.
Thỉnh thoảng khuấy cho đều tay. Nồi chè sánh lại là ngừng lửa ngay, nếu người chế biến chỉ cần sơ ý khuấy già tay một chút, chè sẽ mất đi hương dịu dàng của nếp, vị ngọt thanh của khoai. Khi thành phẩm, nồi chè có màu vàng sóng sánh, hạt nếp chín nhừ, từng miếng khoai môn mềm nhưng còn nguyên vẹn. Chỉ cần hơn một tiếng đồng hồ, từ trong chái bếp, má đã khệ nệ bưng nồi chè còn nghi ngút khói.
Ngày nay, dọc các dãy phố, hay trong chợ người ta bán đủ các loại chè nấu sẵn: chè bột lọc, chè hạt kê, chè hoa cau, chè hạt sen... Nhưng được thưởng thức chén chè khoai môn nóng hổi má nấu ngay ở quê nhà trong buổi chiều mưa thế này thì còn gì bằng.
Công thức chế biến món chè khoai môn kiểu miền Nam
Nguyên liệu:
- 0,5kg khoai môn nhỏ củ. Tùy chọn khoai môn cao hay khoai sọ. Nếu khoai tươi, làm sạch bên ngoài rồi gọt vỏ; nếu khoai giữ lạnh hãy để rã đông tự nhiên.
- 250gr nếp.
- 350gr đường.
- 300gr dừa nạo.
- 10 lá dứa (pandanus) nếu có.
- Muối.
- Bột năng.
- Xửng hấp hoặc hấp khoai trong một nồi nước mà vật chứa kê cao hơn mặt nước cũng được.
2. Vắt nước dừa: Cho vào dừa nạo 4 chén nước ấm (tương đương 200cc), vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho lại vào dừa nạo khoảng 1, 5 lít nước ấm nữa, vắt lấy nước dảo.
3. Nấu nước cốt dừa: Pha 1 muỗng súp bột năng với 2/3 chén nuớc lạnh. Bắc nước cốt dừa lên bếp, nuớc dừa sôi, nêm vào khoảng nửa muỗng cà phê muối, châm nước bột năng vào từ từ, khuấy đều cho vừa sệt là được.
4. Nấu chè: Lá dứa rửa sạch, cuốn tròn rồi cột thắt lại. Nếp vo sạch. Cho nước dừa dảo + lá dứa vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa, cho nếp vào. Để nếp vừa nở, cho đường + ½ muỗng cà phê muối vào, không đậy nắp nồi chè mà luôn quan sát chè trong khi nấu, thăm chừng lượng nước theo nếp ngon dở, nếu cần châm thêm nước sôi vào cho nước luôn sấp mặt nếp, thấy tan đường, gắp bỏ lá dứa ra, luôn lưu ý nhỏ lửa kẻo cháy. Khi nước cạn dưới mặt nếp thì cho khoai vào, đảo đều nhẹ tay, vẫn để sôi thật nhỏ lửa trong khoảng 10.
- 15 phút nữa cho khoai thấm đường. Ở ngang khâu này, tùy thích nấu chè ở dạng sệt như hồ đặc hay thật đặc ở dạng vón cục lại thì để nước chè cạn đi nhiều hay ít. Dù nấu thế nào cũng lưu ý luôn để lửa thật nhỏ và đảo chè đều tay để nếp không sít nồi.
* Đa số người miền Bắc, miền Trung Việt Nam không dùng nước cốt dừa cho nên hay nấu chè khoai môn ở dạng sệt. Người miền Nam thường nấu dặc vón cục lại để khi châm nước cốt dừa vào là chè vừa ăn.
Múc chè ra chén. Chan nước cốt dừa lên mặt chè.