Ai cũng biết sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhưng không phải lúc nào cho con bú cũng mang lại nguồn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Nếu gặp những trường hợp dưới đây, các bà mẹ không nên cho con bú và tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa nhé!
1. Bị bệnh truyền nhiễm
Khi mắc bệnh truyền nhiễm hay đang trong giai đoạn điều trị, bạn không nên cho con bú để tránh khả năng truyền bệnh cho bé. Nếu bị viêm gan hoặc lao phổi thì tốt nhất không nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Đang uống thuốc trị cảm, sốt
Khi bị cảm, sốt trong thời gian cho con bú, bạn nhất thiết phải uống thuốc điều trị, đồng thời tạm ngưng cho con bú. Đến khi hoàn toàn khỏi bệnh và ngừng uống thuốc, bạn mới cho con bú trở lại.
Lưu ý trong thời gian uống thuốc, dù không cho bé bú nhưng hàng ngày bạn vẫn phải vắt sữa đều đặn, ít nhất 3 lần/ ngày để cơ thể vẫn có phản xạ tiết sữa. Sữa vắt ra cũng không được cho bé bú để tránh các thành phần có trong thuốc điều trị gây ảnh hưởng không tốt cho bé.
3. Mắc bệnh về tim, thận, tiểu đường
Cần hỏi ý kiến bác sỹ điều trị về việc có được nuôi con bằng sữa mẹ hay không khi người mẹ mắc một trong ba căn bệnh trên. Trong trường hợp bình thường, phụ nữ mắc các căn bệnh về tim, thận, tiểu đường vẫn có thể mang thai và cho con bú nhưng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người mẹ để cai sữa sớm cho trẻ.
4. Viêm tuyến sữa và đầu vú bị nứt nẻ
Nếu bị viêm tuyến sữa và mắc bệnh ngoài da ở đầu vú, đầu vú bị nứt nẻ, người mẹ tạm thời ngừng cho con bú và tìm biện pháp trị bệnh dứt điểm, tránh việc bệnh tình phát triển nặng hơn. Trong thời gian trị bệnh có thể vắt sữa ra và đút cho trẻ uống như bình thường.
5. Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào sữa mẹ, khiến trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, các bà mẹ không được tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tránh xa môi trường bị ô nhiễm. Nếu chẳng may tiếp xúc với hóa chất độc hại thì nên ngừng cho con bú và đi kiểm tra sức khỏe.
6. Sau khi cơ thể vận động mạnh
Ở trạng thái vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lac-tic. Loại axit này bảo lưu trong máu và khiến sữa mẹ bị biến vị, trẻ không thích bú.
Qua các kiểm tra và nghiên cứu thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cường độ vận động trung bình trở lên đã có thể sinh ra axit lac-tic. Vì vậy, các bà mẹ chỉ nên vận động một cách nhẹ nhàng và sau khi vận động cần nghỉ ngơi một lúc mới được cho con bú.
Nếu gặp những trường hợp dưới đây, các bà mẹ không nên cho con bú và tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa nhé!
1. Bị bệnh truyền nhiễm
Khi mắc bệnh truyền nhiễm hay đang trong giai đoạn điều trị, bạn không nên cho con bú để tránh khả năng truyền bệnh cho bé. Nếu bị viêm gan hoặc lao phổi thì tốt nhất không nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Đang uống thuốc trị cảm, sốt
Khi bị cảm, sốt trong thời gian cho con bú, bạn nhất thiết phải uống thuốc điều trị, đồng thời tạm ngưng cho con bú. Đến khi hoàn toàn khỏi bệnh và ngừng uống thuốc, bạn mới cho con bú trở lại.
Lưu ý trong thời gian uống thuốc, dù không cho bé bú nhưng hàng ngày bạn vẫn phải vắt sữa đều đặn, ít nhất 3 lần/ ngày để cơ thể vẫn có phản xạ tiết sữa. Sữa vắt ra cũng không được cho bé bú để tránh các thành phần có trong thuốc điều trị gây ảnh hưởng không tốt cho bé.
3. Mắc bệnh về tim, thận, tiểu đường
Cần hỏi ý kiến bác sỹ điều trị về việc có được nuôi con bằng sữa mẹ hay không khi người mẹ mắc một trong ba căn bệnh trên. Trong trường hợp bình thường, phụ nữ mắc các căn bệnh về tim, thận, tiểu đường vẫn có thể mang thai và cho con bú nhưng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người mẹ để cai sữa sớm cho trẻ.
4. Viêm tuyến sữa và đầu vú bị nứt nẻ
Nếu bị viêm tuyến sữa và mắc bệnh ngoài da ở đầu vú, đầu vú bị nứt nẻ, người mẹ tạm thời ngừng cho con bú và tìm biện pháp trị bệnh dứt điểm, tránh việc bệnh tình phát triển nặng hơn. Trong thời gian trị bệnh có thể vắt sữa ra và đút cho trẻ uống như bình thường.
5. Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào sữa mẹ, khiến trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, các bà mẹ không được tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tránh xa môi trường bị ô nhiễm. Nếu chẳng may tiếp xúc với hóa chất độc hại thì nên ngừng cho con bú và đi kiểm tra sức khỏe.
6. Sau khi cơ thể vận động mạnh
Ở trạng thái vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lac-tic. Loại axit này bảo lưu trong máu và khiến sữa mẹ bị biến vị, trẻ không thích bú.
Qua các kiểm tra và nghiên cứu thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cường độ vận động trung bình trở lên đã có thể sinh ra axit lac-tic. Vì vậy, các bà mẹ chỉ nên vận động một cách nhẹ nhàng và sau khi vận động cần nghỉ ngơi một lúc mới được cho con bú.