'Hiến kế' cho mẹ trị trẻ biếng ăn

SexyGirl

New member
User ID
67
Tham gia
31 Tháng bảy 2012
Bài viết
559
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Trẻ biếng ăn là vấn đề nan giải khiến không ít mẹ đau đầu và mệt mỏi. Nhưng sự thật là, nếu bé nhà bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác mà vẫn phát triển bình thường thì không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, lý thuyết là thế, thực tế thì mẹ nào chả 'hoảng' khi con biếng ăn, lo con sụt cân và kém phát triển.

Để 'gỡ rối' cho những phụ huynh có con biếng ăn, chúng tôi có một số gợi ý.

1. Nguyên tắc 'mackeno'

'Mackeno' chính là 'Mặc kệ nó'. Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Xác định rõ ràng rằng chính trẻ sẽ là người quyết định ăn hay không ăn. Nếu trong vòng 20 phút, mẹ không thể thuyết phục con ăn, hãy doạ rằng mẹ sẽ cất hết thức ăn đi, và thực tế hãy làm như vậy.

Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được 'yêu sách' trước mỗi bữa ăn.


2. Cho trẻ ăn vào giờ cố định

Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa là khác nhau. Các mẹ cần tìm hiểu để cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy. Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.

3. Chấp nhận một số ý thích trái khoáy của trẻ

Nếu trẻ cứ nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam hay không chịu uống sữa khi thiếu ống hút thì cha mẹ đừng bực mình, quát mắng. Chẳng qua là sở thích và khẩu vị của bé hơi khác lạ nhưng chẳng có vấn đề gì đâu. Cứ chiều theo ý thích của trẻ, chắc chắn rồi đến một lúc nào đó chúng sẽ chán.

4. Giới hạn thời gian ăn

Cha mẹ khôn ngoan sẽ không để bé 'câu giờ', cà kê vừa ăn vừa chơi, tự do kéo dài thời gian ăn, vì làm như vậy sẽ không tốt dạ dày của bé. Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút là hợp lý.

5. “Treo đầu rau bán thịt cá”

Là biện pháp ngoạn mục đòi hỏi khả năng trình bày và yếu tố nghệ thuật ẩm thực nhằm đánh lừa yếu tố tâm lý của bé. Ví dụ đố với những bé “kén cá chọn canh” thì việc chỉ biết có thịt mà không chịu ăn cá là chuyện thường ngày. Chúng ta có đủ sự tưởng tượng để “ngụy trang kiểu Úc” một loại thức ăn nào đó trong cái vỏ bọc khác. Đôi khi một cái tên gọi mới để thổi hồn vào món ăn cũ cũng cần thiết. Ví dụ: mẹ gọi đây là món “cá chiên” hay nên hình tượng hóa hoặc chế biến thành món “chả cá nhúng dầu, hay cá thu xối mỡ”? … Một cái tên lạ sẽ làm bé tò mò và muốn ăn thử...

6. Kích thích ngon miệng

Bằng cách nào ư? Hãy chú ý đến Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là đừng chỉ cho bé ăn bằng “miệng”. Chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng với bữa ăn của mình.

7. Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi

Thói quen này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một đứa trẻ chưa từng được tập 'ăn chay' (không đồ chơi, không tivi) thì làm sao chúng hiểu giờ ăn phải thế nào? Tất cả đều do người lớn tạo thói quen. Nhưng nếu bạn đã trót làm - bé - hư khi ăn uống thì hãy kiên nhẫn sửa sai.

8. Hãy để trẻ tự ăn

Phần lớn trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ cứ để bé tự xúc. Nếu cha mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một 'cực hình' đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.

Lưu ý:
Nếu trẻ có thói quen quá “kén cá chọn canh” kén chọn thực phẩm trong việc ăn uống mà mọi nỗ lực của bạn vẫn không làm thay đổi được thói quen này ở trẻ trong thời gian dài thì rất đáng lo ngại. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ hiện tại và sau này.

Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được giới thiệu đến một chuyên viên dinh dưỡng cho con bạn. Lúc này bạn hãy đăng ký thăm khám và trị liệu cho con bạn nếu cần thiết.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom