➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Hăm tã có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Không hiểu sao khi bước sang tháng thứ 7, bé Zin đi tè, đi ị liên tục khiến bà và mẹ phải đóng bỉm cho Zin gần như cả ngày. Mỗi ngày, Zin phải tiêu thụ hết 5 - 7 cái bỉm là chuyện hết sức bình thường. Đã thế, Zin lại rất hiếu động nên bà nội ở nhà chăm cháu thì không thể xi Zin tè được. Cho nên, lựa chọn tốt nhất là... đóng bỉm. Bởi vì, chỉ cần tháo bỉm vài phút là Zin tè ướt hết quần, ướt cả tất.
Dù sợ con hăm tã nhưng mẹ Zin không còn lựa chọn nào khác. "Cứ mấy ngày là bé lại bị hăm. Mình dùng thuốc chống hăm, kem chống hăm... nói chung là ai chỉ gì làm đó mà con vẫn bị", mẹ Zin than thở.
Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng nguyên nhân khiến bé bị hăm là do dùng tã giấy. Tuy nhiên, nhiều người đã và đang cho con dùng tã vải phải thừa nhận họ chứ thể khống chế được việc con bị hăm.
'Thủ phạm' khiến bé bị hăm tã
1. Ẩm ướt: Nước tiểu ứ đọng quá lâu là môi trường tốt cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Do đó, các bé không được thay tã thường xuyên dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây ngứa ngáy. Sự cọ xát gây tổn thương da làm vi trùng dễ xâm nhập.
2. Da bé nhạy cảm với bỉm hoặc với sự chà xát: Trẻ bị hăm tã cũng có thể là do da bị chà xát vào bỉm, đặc biệt là khi da bé lại rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do hóa chất tẩy rửa mẹ dùng để giặt tã vải. Hoặc có thể là do kem, bột phấn mẹ sử dụng để chống hăm tã cho bé không phù hợp.
3. Thức ăn lạ: Hiện tương hăm tã do ăn phải thức ăn lạ rất phổ biến khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Những thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân và khiến trẻ đi ị thường xuyên hơn. Nếu bé đang trong thời kì bú sữa mẹ thì thậm chí da cũng bị phản ứng với những gì mẹ ăn. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý.
4. Nhiễm trùng: Vùng mặc bỉm ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và dễ làm cho vùng da đó bị nhiễm trùng, gây nên hiện tượng hăm tã, đặc biệt là ở các kẽ thịt. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Cách trị hăm tã
1. Thay tã thường xuyên
Đừng bận đến mức quên thay tã cho con trong nhiều giờ liên tục. Nước tiểu và phân trong tã sẽ gây phản ứng xấu cho da.
2. Thử bỉm mới
Nếu bé chưa qua giai đoạn mọc răng (thời điểm axit trong dạ dày ảnh hưởng đến phân, gây hăm tã tạm thời) mà vẫn bị hăm, hãy thử thay đổi bỉm cho bé. Cơ địa các bé khác nhau; vì thế, có bé dị ứng với loại tã giấy này, có bé thì không.
Nếu dùng tã vải, hãy thử xả tã với hỗn hợp 50:50 dấm và nước sau mỗi lần giặt. Điều này giúp trung hòa các chất thải còn lại trên vải.
3. Đừng bỏ qua kem chống hăm
Mẹ nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân.
4. “Cởi truồng”
Không phải để bé “cởi truồng” suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, mẹ tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con.
Khi đóng bỉm, cố gắng không thít quá chặt. Nếu mẹ thích dùng quần lót để cố định bỉm cho con thì bây giờ, hãy bỏ quần đó đi.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
Bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé
Trẻ sơ sinh dễ bị hăm do nhiều nguyên nhân, các mẹ lại sợ đau con nên nhẹ nhàng quá. Em có chút ích kinh nghiệm, trộm vía, bé nhà em đã trải qua và không hăm ạ, muốn chia sẻ cùng các mẹ.
Em thường xuyên dùng chè xanh đặc, ngậm vào phun rửa cho cháu hoặc rửa bình thường ở những chỗ dễ hăm như: nách, bẹn, các ngấn…Cái này đều có cơ sở khoa học. Chè sát trùng tốt, nước bọt cũng có chất Lyzozym, một chất diệt khuẩn sinh học rất tốt để đánh bay vi khuẩn. Tích cực tắm nước chè xanh khi bé còn nhỏ cũng làm da bé sạch tự nhiên.
Còn dùng thuốc, em thực sự không thích, bất đắc dĩ, con đã bị rồi thì chắc các mẹ phải dùng ạ. Bé nhà em, khi thấy chỗ nào đỏ, ươn ướt là mẹ cháu lập tức ngâm chè rửa ngày 3-4 lần cho con.
Không hiểu sao khi bước sang tháng thứ 7, bé Zin đi tè, đi ị liên tục khiến bà và mẹ phải đóng bỉm cho Zin gần như cả ngày. Mỗi ngày, Zin phải tiêu thụ hết 5 - 7 cái bỉm là chuyện hết sức bình thường. Đã thế, Zin lại rất hiếu động nên bà nội ở nhà chăm cháu thì không thể xi Zin tè được. Cho nên, lựa chọn tốt nhất là... đóng bỉm. Bởi vì, chỉ cần tháo bỉm vài phút là Zin tè ướt hết quần, ướt cả tất.
Dù sợ con hăm tã nhưng mẹ Zin không còn lựa chọn nào khác. "Cứ mấy ngày là bé lại bị hăm. Mình dùng thuốc chống hăm, kem chống hăm... nói chung là ai chỉ gì làm đó mà con vẫn bị", mẹ Zin than thở.
Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng nguyên nhân khiến bé bị hăm là do dùng tã giấy. Tuy nhiên, nhiều người đã và đang cho con dùng tã vải phải thừa nhận họ chứ thể khống chế được việc con bị hăm.
'Thủ phạm' khiến bé bị hăm tã
1. Ẩm ướt: Nước tiểu ứ đọng quá lâu là môi trường tốt cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Do đó, các bé không được thay tã thường xuyên dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây ngứa ngáy. Sự cọ xát gây tổn thương da làm vi trùng dễ xâm nhập.
2. Da bé nhạy cảm với bỉm hoặc với sự chà xát: Trẻ bị hăm tã cũng có thể là do da bị chà xát vào bỉm, đặc biệt là khi da bé lại rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do hóa chất tẩy rửa mẹ dùng để giặt tã vải. Hoặc có thể là do kem, bột phấn mẹ sử dụng để chống hăm tã cho bé không phù hợp.
3. Thức ăn lạ: Hiện tương hăm tã do ăn phải thức ăn lạ rất phổ biến khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Những thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân và khiến trẻ đi ị thường xuyên hơn. Nếu bé đang trong thời kì bú sữa mẹ thì thậm chí da cũng bị phản ứng với những gì mẹ ăn. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý.
4. Nhiễm trùng: Vùng mặc bỉm ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và dễ làm cho vùng da đó bị nhiễm trùng, gây nên hiện tượng hăm tã, đặc biệt là ở các kẽ thịt. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Cách trị hăm tã
1. Thay tã thường xuyên
Đừng bận đến mức quên thay tã cho con trong nhiều giờ liên tục. Nước tiểu và phân trong tã sẽ gây phản ứng xấu cho da.
2. Thử bỉm mới
Nếu bé chưa qua giai đoạn mọc răng (thời điểm axit trong dạ dày ảnh hưởng đến phân, gây hăm tã tạm thời) mà vẫn bị hăm, hãy thử thay đổi bỉm cho bé. Cơ địa các bé khác nhau; vì thế, có bé dị ứng với loại tã giấy này, có bé thì không.
Nếu dùng tã vải, hãy thử xả tã với hỗn hợp 50:50 dấm và nước sau mỗi lần giặt. Điều này giúp trung hòa các chất thải còn lại trên vải.
3. Đừng bỏ qua kem chống hăm
Mẹ nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân.
4. “Cởi truồng”
Không phải để bé “cởi truồng” suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, mẹ tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con.
Khi đóng bỉm, cố gắng không thít quá chặt. Nếu mẹ thích dùng quần lót để cố định bỉm cho con thì bây giờ, hãy bỏ quần đó đi.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
Bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé
Trẻ sơ sinh dễ bị hăm do nhiều nguyên nhân, các mẹ lại sợ đau con nên nhẹ nhàng quá. Em có chút ích kinh nghiệm, trộm vía, bé nhà em đã trải qua và không hăm ạ, muốn chia sẻ cùng các mẹ.
Em thường xuyên dùng chè xanh đặc, ngậm vào phun rửa cho cháu hoặc rửa bình thường ở những chỗ dễ hăm như: nách, bẹn, các ngấn…Cái này đều có cơ sở khoa học. Chè sát trùng tốt, nước bọt cũng có chất Lyzozym, một chất diệt khuẩn sinh học rất tốt để đánh bay vi khuẩn. Tích cực tắm nước chè xanh khi bé còn nhỏ cũng làm da bé sạch tự nhiên.
Còn dùng thuốc, em thực sự không thích, bất đắc dĩ, con đã bị rồi thì chắc các mẹ phải dùng ạ. Bé nhà em, khi thấy chỗ nào đỏ, ươn ướt là mẹ cháu lập tức ngâm chè rửa ngày 3-4 lần cho con.