➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Chắc hẳn bạn không biết rằng những thói quen tưởng chừng vô hại như bẻ người, ngồi lâu đứng dậy đột ngột... lại gây những phiền toái cho sức khỏe.
1. Ngoáy tai: Không ít người nghiện ngoáy tay đến mức mang luôn bịch tăm bông bên mình. TS Trần Minh Trường, trưởng khoa tai mũi họng BV Chợ Rẫy cho biết điều này rất tai hại vì tăm bông không được vô trùng tốt, có thể gây nhiễm trùng ống tai, chưa kể khi ngoáy tai có người sơ ý đụng sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ. Do đầu bông khá to, nên khi ngoáy sâu trong tai dễ làm đau, mặt khác do được tẩm một dung dịch đặc biệt, nên ngoáy lâu ngày dẫn đến ngứa.
Theo các chuyên gia sức khỏe, bình thường tai có thể tự làm sạch vì vùng da ở ống tai phát triển hướng ra ngoài, kéo theo ráy tai, do đó không cần phải dùng vật dụng nào để vệ sinh. Tắm xong, một thời gian sau tai sẽ tự khô.
2. Mân mê da mặt, ngoáy mũi: Dù có rửa sạch tay đến mấy, bạn cũng không thể diệt 100% vi khuẩn có trên tay, huống hồ bạn phải dùng tay để gõ máy tính, cầm nắm vật dụng văn phòng, bắt tay người khác… Theo các chuyên gia sức khỏe, mân mê da mặt quá nhiều sẽ phá vỡ bề mặt bảo vệ trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Trong khi đó, ngoáy mũi có thể làm huỷ hoại lông mũi, rách niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm.
Ngồi làm việc lâu mà đứng dậy đột ngột sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt
3. Ngồi lâu, đứng dậy đột ngột: Ngồi lâu một chỗ, máu tụ xuống phần dưới cơ thể, vì thế nếu đứng dậy đột ngột, máu chưa vận chuyển lên đầu kịp thời, bạn sẽ thấy chóng mặt, xây xẩm, khó chịu.
Theo các chuyên gia tim mạch, đối với người có sẵn bệnh tim mạch trong người, việc đứng dậy đột ngột còn có thể gây ngất xỉu hoặc những tai biến đáng tiếc khác. Vì thế, tốt nhất khi ngồi lâu một chỗ, muốn đứng dậy cần phải thực hiện động tác từ từ.
4. Bẻ cổ, bẻ người: Nhiều người thích làm giảm đau nhức, mỏi mệt bằng cách bẻ người, nhưng bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, trưởng khoa nội cơ - xương - khớp BV Nguyễn Tri Phương, cho rằng điều này nguy hiểm vì khi bẻ người, ta sẽ tạo ra những cọ xát ở mặt khớp, nhẹ thì làm mòn mặt khớp, nặng hơn gây thoát vị, trật khớp, đôi khi phải cần đến phẫu thuật để giải quyết.
Bác sĩ Ánh lưu ý vùng cột sống cổ rất nhạy cảm, vì nơi đây có nhiều trung khu thần kinh quan trọng (hô hấp, tim mạch...). Chấn thương vùng này có thể gây liệt người hoặc tử vong! Thay vì làm động tác bẻ người mạnh bạo và đột ngột, bác sĩ Ánh khuyên nên làm nhẹ nhàng hoặc tập những động tác kéo dãn cơ đơn giản.
5. Làm việc với máy tính quá lâu: Làm việc với máy tính quá 2 giờ sẽ khiến mắt đau nhức, khô rát, nhìn đôi hoặc nhìn loá, khó tập trung vào công việc… Những triệu chứng này thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho sức khoẻ, nhưng khiến bạn khó chịu, giảm năng suất làm việc.
Vì thế, sau 1 giờ làm việc với máy tính, bạn nên nghỉ ngơi 5 phút; sau 2 giờ nên đứng dậy đi dạo một vòng. Nếu không thích, bạn có thể ngồi trên ghế, ngửa người ra sau, nhắm mở mắt nhiều lần trong vài phút để mắt bớt khô.
1. Ngoáy tai: Không ít người nghiện ngoáy tay đến mức mang luôn bịch tăm bông bên mình. TS Trần Minh Trường, trưởng khoa tai mũi họng BV Chợ Rẫy cho biết điều này rất tai hại vì tăm bông không được vô trùng tốt, có thể gây nhiễm trùng ống tai, chưa kể khi ngoáy tai có người sơ ý đụng sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ. Do đầu bông khá to, nên khi ngoáy sâu trong tai dễ làm đau, mặt khác do được tẩm một dung dịch đặc biệt, nên ngoáy lâu ngày dẫn đến ngứa.
Theo các chuyên gia sức khỏe, bình thường tai có thể tự làm sạch vì vùng da ở ống tai phát triển hướng ra ngoài, kéo theo ráy tai, do đó không cần phải dùng vật dụng nào để vệ sinh. Tắm xong, một thời gian sau tai sẽ tự khô.
2. Mân mê da mặt, ngoáy mũi: Dù có rửa sạch tay đến mấy, bạn cũng không thể diệt 100% vi khuẩn có trên tay, huống hồ bạn phải dùng tay để gõ máy tính, cầm nắm vật dụng văn phòng, bắt tay người khác… Theo các chuyên gia sức khỏe, mân mê da mặt quá nhiều sẽ phá vỡ bề mặt bảo vệ trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Trong khi đó, ngoáy mũi có thể làm huỷ hoại lông mũi, rách niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm.
Ngồi làm việc lâu mà đứng dậy đột ngột sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt
3. Ngồi lâu, đứng dậy đột ngột: Ngồi lâu một chỗ, máu tụ xuống phần dưới cơ thể, vì thế nếu đứng dậy đột ngột, máu chưa vận chuyển lên đầu kịp thời, bạn sẽ thấy chóng mặt, xây xẩm, khó chịu.
Theo các chuyên gia tim mạch, đối với người có sẵn bệnh tim mạch trong người, việc đứng dậy đột ngột còn có thể gây ngất xỉu hoặc những tai biến đáng tiếc khác. Vì thế, tốt nhất khi ngồi lâu một chỗ, muốn đứng dậy cần phải thực hiện động tác từ từ.
4. Bẻ cổ, bẻ người: Nhiều người thích làm giảm đau nhức, mỏi mệt bằng cách bẻ người, nhưng bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, trưởng khoa nội cơ - xương - khớp BV Nguyễn Tri Phương, cho rằng điều này nguy hiểm vì khi bẻ người, ta sẽ tạo ra những cọ xát ở mặt khớp, nhẹ thì làm mòn mặt khớp, nặng hơn gây thoát vị, trật khớp, đôi khi phải cần đến phẫu thuật để giải quyết.
Bác sĩ Ánh lưu ý vùng cột sống cổ rất nhạy cảm, vì nơi đây có nhiều trung khu thần kinh quan trọng (hô hấp, tim mạch...). Chấn thương vùng này có thể gây liệt người hoặc tử vong! Thay vì làm động tác bẻ người mạnh bạo và đột ngột, bác sĩ Ánh khuyên nên làm nhẹ nhàng hoặc tập những động tác kéo dãn cơ đơn giản.
5. Làm việc với máy tính quá lâu: Làm việc với máy tính quá 2 giờ sẽ khiến mắt đau nhức, khô rát, nhìn đôi hoặc nhìn loá, khó tập trung vào công việc… Những triệu chứng này thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho sức khoẻ, nhưng khiến bạn khó chịu, giảm năng suất làm việc.
Vì thế, sau 1 giờ làm việc với máy tính, bạn nên nghỉ ngơi 5 phút; sau 2 giờ nên đứng dậy đi dạo một vòng. Nếu không thích, bạn có thể ngồi trên ghế, ngửa người ra sau, nhắm mở mắt nhiều lần trong vài phút để mắt bớt khô.
Theo Vân Hà
SGTT
SGTT