Hãi Hùng Với Căn Bệnh Giun Bò Lúc Nhúc Dưới Da

TranThien

New member
User ID
59295
Tham gia
22 Tháng sáu 2014
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Cảnh báo, khán giả cần cân nhắc trước khi xem.
Clip mang hình ảnh có tính thể gây sốc

1. Đặc điểm của bệnh.
1.1. Định nghĩa ca bệnh.
- Ca bệnh lâm sàng: hầu hết không có triệu chứng lâm sàng điển hình. Một số ít bệnh nhân có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị, ỉa chảy; viêm da tại chỗ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể; thiếu máu nhẹ; bạch cầu ái toan tăng 10-25%. Cơ địa dị ứng có thể lên cơn hen khi bị nhiễm giun lươn. Giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở phổi, thực quản, hạch bạch huyết v.v.
- Ca bệnh xác định: có ấu trùng giun lươn trong phân.
1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: cần phân biệt với loét dạ dày tá tràng.
1.3. Xét nghiệm:
- Loại mẫu bệnh phẩm: phân
- Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz. Nếu có ấu trùng trong phân, cần phân biệt với ấu trùng giun móc/giun mỏ: ấu trùng giun lươn có ngay khi lấy bệnh phẩm, ấu trùng giun móc/giun mỏ thường xuất hiện muộn sau 24 - 48 giờ sau khi phân được bài tiết ra ngoài.
2. Tác nhân gây bệnh.
- Tên tác nhân: giun lươn (Strongyloides stercoralis).
- Hình thái: Giun lươn sống ở ruột non nhưng cũng có thể sống ở ngoại cảnh. Miệng giun có 2 môi, vỏ thân có khía ngang, nông. Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2 mm x 34 m. Giun đực có kích thước khoảng 0,7 mm x 36 m, đuôi hình móc và có 2 gai sinh dục. Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50 - 58 x 30 – 34 m. Ấu trùng phát triển rất nhanh thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng và thoát vỏ ngay trong ruột, theo phân ra ngoài nên rất ít khi thấy trứng giun lươn trong phân trừ trường hợp bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều. Ấu trùng tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng có thực quản hình trụ có khả năng xâm nhập qua da người hoặc sống tự do ở ngoại cảnh.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển ngoại cảnh là khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, giun lươn có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc lạnh.
3. Đặc điểm dịch tễ học: Giun lươn phân bố nhiều hơn ở các nước có khí hậu nóng ẩm, ít hơn ở các nước có khí hậu ôn đới và lạnh.
4. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: người là ổ chứa chính của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn cũng có thể có ở một số động vật như chó, khỉ, vượn.
- Thời gian ủ bệnh: thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng ra ngoại cảnh khoảng 2-4 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh và đẻ trứng, thâm chí đến 35 năm sau trong trường hợp tự nhiễm.
5. Phương thức lây truyền.
- Qua đường da, niêm mạc: chu kỳ phát triển của giun lươn trong cơ thể người giống giun móc/giun mỏ.
- Tuy nhiên giun lươn còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn dính lại quanh hậu môn phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ và gây tự nhiễm lại cho bệnh nhân.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun lươn.
7. Các biện pháp phòng, chống dịch.
7.1. Biện pháp dự phòng.
- Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.
- Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch...
7.2. Biện pháp chống dịch.
- Tổ chức: không bắt buộc.
- Chuyên môn:
+ Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân: không bắt buộc.
+ Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc: không bắt buộc.
+ Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng. Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người.
+ Xử lý môi trường: Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.
7.3. Nguyên tắc điều trị.
- Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
- Điều trị nhiễm giun lươn:
Albendazole: liều trẻ em như liều người lớn 400 mg/ngày x 3 ngày, hoặc
Mebendazole: liều trẻ em như liều người lớn 500 mg duy nhất, nhắc lại sau 2 tuần, Pyrantel pamoat: liều trẻ em như liều người lớn 10 mg/kg cân nặng và nhắc lại sau 2 tuần.
Chú ý: Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận
7.4. Kiểm dịch biên giới: Không bắt buộc.

Nguồn-www.ihph.org.vn
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom