meovang254
New member
Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục....
Viêm da thể tạng
Theo các bác sỹ nhi khoa thì có khoảng 15- 20% trẻ sơ sinh trên thế giới bị mắc bệnh này. Đây là một dạng eczêma, thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, với các biểu hiện như nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô... làm bé khó chịu, thức dậy lúc nửa đêm, khóc quấy..., một số trường hợp còn rỉ nước và các vảy kết xuất hiện. Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Xét về bề ngoài, đó có thể là một sự kết hợp gen: nếu cả hai bố mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ ở con sẽ là 50%. Một nguyên nhân khác chính là chế độ vệ sinh thái quá. Nếu bạn nuôi con trong một môi trường quá sạch, quá vô khuẩn, hiếm khi tiếp xúc với các vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ kém sẽ tạo điều kiện cho sự viêm da. Các chuyên gia nhận thấy, các bé sống trong môi trường quá sạch thường bị mắc bệnh này nhiều hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn.
Cách phòng ngừa
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta để trẻ nghịch bẩn để tạo sự thích nghi, bởi tôn trọng các quy tắc vệ sinh sẽ giúp trẻ tránh được các nhiễm trùng. Giải pháp đơn giản nhất là hãy cho trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn "an toàn" như những vi khuẩn ký sinh tự nhiên trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Ngoài ra, các men trong sữa chua có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, do vậy các bà mẹ khi mang thai nên ăn nhiều sữa chua trong những tháng cuối. Các ông bố bà mẹ có trẻ bị bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bệnh này sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ lên 3- 4 tuổi, chỉ có 10% trường hợp kéo dài tới khi trẻ trưởng thành. Cần đứa bé đến khám bác sỹ để có một phương pháp điều trị thích hợp
Ban đỏ ở mông
Ban đỏ ở mông chỉ xuất hiện nhiều ở năm đầu tiên của trẻ, gây ra sự khó chịu. Phần da ở mông cực kỳ nhạy cảm vì nó ở gần cơ quan bài tiết, nguồn gây kích thích và nhiễm trùng. Bệnh ban đỏ ở mông là bệnh về da phổ biến nhất, biểu hiện dưới những mặt khác nhau: bệnh phát triển rộng hay giới hạn, cục bộ hay trong các nếp da hoặc trên các vùng da lồi.
Cách phòng ngừa
Để phòng ban đỏ ở mông, bạn cần giữ cho mông của bé luôn khô. Chú ý thay tã thường xuyên, đừng đợi đến khi bé khóc vì khó chịu tè ra tã mới vội vàng đi thay. Khi thay tã, mông bé cần được làm sạch bằng xà phòng khử trùng, làm khô da bé bằng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp nhất và để xa vùng da bị ban đỏ. Có thể thoa một lớp thuốc mỡ khử trùng để các thương tổn mau liền sẹo. Nếu không được điều trị, ban đỏ sẽ loang dần ra khắp cơ thể theo hình chữ Y hay W. Nếu có thể, các bà mẹ để bé mông của bé ra ngoài không khí và không quấn tã.
Chứng mề đay
Chứng mề đay thường được biểu hiện bằng một sự phát ban da giống như những nốt muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Chúng ta có thể nhận thấy những bọc đỏ, chúng biến mất rồi mọc trở lại. Bé có thể mắc chứng này từ rất sớm, ví dụ như trong trường hợp bị dị ứng với các prôtêin trong sữa. Và lúc đó cần cho bé đến khám bác sỹ nhi khoa để có cách chữa trị tốt nhất.
Nang kê
Có tới 20% số bé sinh ra bị nang kê (trứng cá của trẻ còn đang bú). Những mụn trắng nhỏ chủ yếu xuất hiện trên vùng mặt trong những tháng đầu tiên. Rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi thấy làn da mềm mại, mịn màng của bé bỗng bị thay bằng một làn da đầy những mụn to bằng đầu que tăm. Thủ phạm chính là sự tích trữ các chất nhờn trong các lỗ chân lông của da. Trong trường hợp này không có những loại thuốc thần diệu. Các mụn nhỏ sẽ biến mất trong khoảng 1-2 tháng sau khi xuất hiện. Da bé rất nhờn, nên các bà mẹ không nên bôi bất kỳ loại kem, dầu hay vaselin nào.
Rôm sảy
Khi mùa hè đến, bé thường bị rôm sảy, những mụn nhỏ này thường có nhiều trên trán, cổ hay trong các nếp da của trẻ . Các mụn có hình tròn, số lượng nhiều và có màu đỏ. Các mụn đỏ sẽ biến mất khi trời mát. Tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng và cố gắng hạ độ ẩm của môi trường xung quanh.
Hăm kẽ
Các bộ phận thường bị cọ xát, tiếp xúc nhiều như phần da dưới cằm, cổ, nách, đùi, bìu hoặc thường xuyên ẩm (do mồ hôi, sữa, nước tiểu, phân) rất hay hăm. Điều quan trọng là phải làm khô da, nhất là sau khi tắm bởi ẩm quá sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng phát triển. Cũng có thể bôi dung dịch sát trùng lên các phần bị hăm. Thuốc mỡ Bepanthen rất tốt để phòng ngừa và điều trị hăm kẽ.
Chamsocsausinh.comhttp://chamsocsausinh.com/
Viêm da thể tạng
Theo các bác sỹ nhi khoa thì có khoảng 15- 20% trẻ sơ sinh trên thế giới bị mắc bệnh này. Đây là một dạng eczêma, thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, với các biểu hiện như nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô... làm bé khó chịu, thức dậy lúc nửa đêm, khóc quấy..., một số trường hợp còn rỉ nước và các vảy kết xuất hiện. Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Xét về bề ngoài, đó có thể là một sự kết hợp gen: nếu cả hai bố mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ ở con sẽ là 50%. Một nguyên nhân khác chính là chế độ vệ sinh thái quá. Nếu bạn nuôi con trong một môi trường quá sạch, quá vô khuẩn, hiếm khi tiếp xúc với các vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ kém sẽ tạo điều kiện cho sự viêm da. Các chuyên gia nhận thấy, các bé sống trong môi trường quá sạch thường bị mắc bệnh này nhiều hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn.
Cách phòng ngừa
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta để trẻ nghịch bẩn để tạo sự thích nghi, bởi tôn trọng các quy tắc vệ sinh sẽ giúp trẻ tránh được các nhiễm trùng. Giải pháp đơn giản nhất là hãy cho trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn "an toàn" như những vi khuẩn ký sinh tự nhiên trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Ngoài ra, các men trong sữa chua có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, do vậy các bà mẹ khi mang thai nên ăn nhiều sữa chua trong những tháng cuối. Các ông bố bà mẹ có trẻ bị bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bệnh này sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ lên 3- 4 tuổi, chỉ có 10% trường hợp kéo dài tới khi trẻ trưởng thành. Cần đứa bé đến khám bác sỹ để có một phương pháp điều trị thích hợp
Ban đỏ ở mông
Ban đỏ ở mông chỉ xuất hiện nhiều ở năm đầu tiên của trẻ, gây ra sự khó chịu. Phần da ở mông cực kỳ nhạy cảm vì nó ở gần cơ quan bài tiết, nguồn gây kích thích và nhiễm trùng. Bệnh ban đỏ ở mông là bệnh về da phổ biến nhất, biểu hiện dưới những mặt khác nhau: bệnh phát triển rộng hay giới hạn, cục bộ hay trong các nếp da hoặc trên các vùng da lồi.
Cách phòng ngừa
Để phòng ban đỏ ở mông, bạn cần giữ cho mông của bé luôn khô. Chú ý thay tã thường xuyên, đừng đợi đến khi bé khóc vì khó chịu tè ra tã mới vội vàng đi thay. Khi thay tã, mông bé cần được làm sạch bằng xà phòng khử trùng, làm khô da bé bằng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp nhất và để xa vùng da bị ban đỏ. Có thể thoa một lớp thuốc mỡ khử trùng để các thương tổn mau liền sẹo. Nếu không được điều trị, ban đỏ sẽ loang dần ra khắp cơ thể theo hình chữ Y hay W. Nếu có thể, các bà mẹ để bé mông của bé ra ngoài không khí và không quấn tã.
Chứng mề đay
Chứng mề đay thường được biểu hiện bằng một sự phát ban da giống như những nốt muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Chúng ta có thể nhận thấy những bọc đỏ, chúng biến mất rồi mọc trở lại. Bé có thể mắc chứng này từ rất sớm, ví dụ như trong trường hợp bị dị ứng với các prôtêin trong sữa. Và lúc đó cần cho bé đến khám bác sỹ nhi khoa để có cách chữa trị tốt nhất.
Nang kê
Có tới 20% số bé sinh ra bị nang kê (trứng cá của trẻ còn đang bú). Những mụn trắng nhỏ chủ yếu xuất hiện trên vùng mặt trong những tháng đầu tiên. Rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi thấy làn da mềm mại, mịn màng của bé bỗng bị thay bằng một làn da đầy những mụn to bằng đầu que tăm. Thủ phạm chính là sự tích trữ các chất nhờn trong các lỗ chân lông của da. Trong trường hợp này không có những loại thuốc thần diệu. Các mụn nhỏ sẽ biến mất trong khoảng 1-2 tháng sau khi xuất hiện. Da bé rất nhờn, nên các bà mẹ không nên bôi bất kỳ loại kem, dầu hay vaselin nào.
Rôm sảy
Khi mùa hè đến, bé thường bị rôm sảy, những mụn nhỏ này thường có nhiều trên trán, cổ hay trong các nếp da của trẻ . Các mụn có hình tròn, số lượng nhiều và có màu đỏ. Các mụn đỏ sẽ biến mất khi trời mát. Tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng và cố gắng hạ độ ẩm của môi trường xung quanh.
Hăm kẽ
Các bộ phận thường bị cọ xát, tiếp xúc nhiều như phần da dưới cằm, cổ, nách, đùi, bìu hoặc thường xuyên ẩm (do mồ hôi, sữa, nước tiểu, phân) rất hay hăm. Điều quan trọng là phải làm khô da, nhất là sau khi tắm bởi ẩm quá sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng phát triển. Cũng có thể bôi dung dịch sát trùng lên các phần bị hăm. Thuốc mỡ Bepanthen rất tốt để phòng ngừa và điều trị hăm kẽ.
Chamsocsausinh.comhttp://chamsocsausinh.com/