Cơ thể nam giới có 4 vị trí nếu không chú ý sẽ sẽ dễ sinh ra bệnh tật, giảm oai phong.
1. Da đầu
Nghiên cứu phát hiện, trên mỗi cm2 của da đầu có khoảng 1.000.000 vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở lỗ chân tóc. Bọn chúng thích an cư ở ngay trong tầng lớp biểu bì của da đầu. Chúng thường liên kết thành bè phái, quần thể, tạo thành một “đại gia đình”, chủ yếu dựa vào hút chất dầu do tuyến mỡ bài tiết để mưu sinh, cuối cùng dẫn đến rụng tóc.
Đối sách: Muốn đối phó với loại này thì đầu tiên chúng ta phải thường xuyên gội đầu. Mỗi sáng thức dậy nên dùng lược chải đầu và tối trước khi đi ngủ cũng vậy. Như thế có thể kích thích, giúp lưu thông và thoáng khí da đầu.
2. Miệng
Bạn có biết trong mỗi cm2 khoang miệng có khoảng 100.000.000 vi sinh vật gồm cả lợi khuẩn và vi sinh vật có hại - thủ phạm gây ra hôi miệng.
Vi sinh vật có hại ký sinh trên lưỡi và giữa răng, khi phân giải "tàn lưu” lại của thức ăn và tuyến nước bọt thì đồng thời sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh “khó ngửi”.
Đối sách: Luôn giữ vệ sinh răng miệng, sáng tối đánh răng đều đặn, trước khi đánh rằng nên dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, sau khi đánh răng xong thì phải vệ sinh lưỡi, vi khuẩn tàn lưu lại ở trên lưỡi cũng sẽ gây hôi miệng như ở răng.
Ảnh minh họa
3. Nách
Mùi cơ thể thường xuất phát từ nách và thủ phạm chính là vi sinh vật. Mỗi cm2 ở vùng nách có từ 1.000.000.000 đến 10.000.000.000 vi khuẩn. Mồ hôi vốn dĩ không có mùi nhưng lại là chất dinh dưỡng yêu thích của khuẩn que, loại khuẩn gây mùi khó chịu.
Đối sách: Mồ hôi nách vốn dĩ không phải là bệnh, chỉ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo thì sẽ có thể bị đẩy lùi, quần áo lót thì nên chọn loại chất liệu bằng cotton.
4. Đường ruột
Có khoảng hơn 400 loài vi khuẩn ký sinh ở trong đường ruột. Vi khuẩn đại tràng ở trong đường ruột là vị khách tốt trong cơ thể, giúp tiêu hóa đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống phòng ngự bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn đại tràng lọt ra ngoài đi vào thực phẩm thì lại dễ gây bệnh và có các triệu chứng biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng đi ngoài.
Đối sách: Sữa chua, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ khống chế vi khuẩn có hại “xưng bá” trong đường ruột, giúp lợi khuẩn dành được quyền làm chủ ở trong đường ruột. Ngoài ra, kiên trì luyện tập sức khỏe, thường làm động tác gập bụng, xoa bụng... sẽ giúp ngăn chặn sự lão hóa ở đường ruột.
1. Da đầu
Nghiên cứu phát hiện, trên mỗi cm2 của da đầu có khoảng 1.000.000 vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở lỗ chân tóc. Bọn chúng thích an cư ở ngay trong tầng lớp biểu bì của da đầu. Chúng thường liên kết thành bè phái, quần thể, tạo thành một “đại gia đình”, chủ yếu dựa vào hút chất dầu do tuyến mỡ bài tiết để mưu sinh, cuối cùng dẫn đến rụng tóc.
Đối sách: Muốn đối phó với loại này thì đầu tiên chúng ta phải thường xuyên gội đầu. Mỗi sáng thức dậy nên dùng lược chải đầu và tối trước khi đi ngủ cũng vậy. Như thế có thể kích thích, giúp lưu thông và thoáng khí da đầu.
2. Miệng
Bạn có biết trong mỗi cm2 khoang miệng có khoảng 100.000.000 vi sinh vật gồm cả lợi khuẩn và vi sinh vật có hại - thủ phạm gây ra hôi miệng.
Vi sinh vật có hại ký sinh trên lưỡi và giữa răng, khi phân giải "tàn lưu” lại của thức ăn và tuyến nước bọt thì đồng thời sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh “khó ngửi”.
Đối sách: Luôn giữ vệ sinh răng miệng, sáng tối đánh răng đều đặn, trước khi đánh rằng nên dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, sau khi đánh răng xong thì phải vệ sinh lưỡi, vi khuẩn tàn lưu lại ở trên lưỡi cũng sẽ gây hôi miệng như ở răng.
Ảnh minh họa
3. Nách
Mùi cơ thể thường xuất phát từ nách và thủ phạm chính là vi sinh vật. Mỗi cm2 ở vùng nách có từ 1.000.000.000 đến 10.000.000.000 vi khuẩn. Mồ hôi vốn dĩ không có mùi nhưng lại là chất dinh dưỡng yêu thích của khuẩn que, loại khuẩn gây mùi khó chịu.
Đối sách: Mồ hôi nách vốn dĩ không phải là bệnh, chỉ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo thì sẽ có thể bị đẩy lùi, quần áo lót thì nên chọn loại chất liệu bằng cotton.
4. Đường ruột
Có khoảng hơn 400 loài vi khuẩn ký sinh ở trong đường ruột. Vi khuẩn đại tràng ở trong đường ruột là vị khách tốt trong cơ thể, giúp tiêu hóa đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống phòng ngự bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn đại tràng lọt ra ngoài đi vào thực phẩm thì lại dễ gây bệnh và có các triệu chứng biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng đi ngoài.
Đối sách: Sữa chua, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ khống chế vi khuẩn có hại “xưng bá” trong đường ruột, giúp lợi khuẩn dành được quyền làm chủ ở trong đường ruột. Ngoài ra, kiên trì luyện tập sức khỏe, thường làm động tác gập bụng, xoa bụng... sẽ giúp ngăn chặn sự lão hóa ở đường ruột.
Theo Dương Hằng
Dân trí
Dân trí