TT - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM vừa tiếp nhận hai trường hợp bị phỏng khá hi hữu. Trường hợp thứ nhất là bé N.T.H., 3 tuổi, bị phỏng hai bàn tay và vùng miệng do thanh cời lò. Mẹ bé cho hay trong lúc bà rời khỏi bếp thì bé lẫm chẫm bước tới, bốc lấy thanh cời lò đưa lên miệng.
Hậu quả, miệng và hai bàn tay của bé bị phỏng khá nặng. Mẹ bé đã xử trí rất đúng là ngâm hai bàn tay bé vào nước sạch ngay lập tức, sau đó đưa bé đến trạm y tế. Tuy nhiên do vết phỏng khá nặng làm cháy hết da lòng bàn tay nên khả năng di chứng sẹo co rút bàn tay rất cao. Trường hợp thứ hai là bé T.T.H., 14 tháng, bị phỏng nước nóng do bình thủy để trên bàn đổ vào người bé lúc mẹ pha sữa. Trong lúc bối rối, người nhà lấy kem đánh răng thoa khắp chỗ bỏng với tâm lý là kem đánh răng lạnh, làm mát vết phỏng. May mắn bé chỉ bị phỏng độ 2 nên tình trạng không nặng lắm.
Qua hai trường hợp trên cho thấy cách xử trí khi bé bị phỏng phần lớn mọi người đều nắm, nhưng vẫn còn những quan điểm dân gian chưa chính xác trong xử trí vết phỏng như bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm... để làm mát vết phỏng. Khi bị phỏng thì da, vốn là tấm áo bảo vệ cơ thể, đã bị tổn thương nên bôi bất kỳ hóa chất lạ nào lên cũng làm nặng thêm. Do đó việc xử trí vết phỏng ban đầu đúng, tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm thiểu độ nặng của vết phỏng. Vì vậy khi bé bị phỏng, cha mẹ cần phải bình tĩnh tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết như sau:
- Loại bỏ ngay các tác nhân gây phỏng:
+ Nếu là lửa thì dập lửa bằng nước.
+ Nếu là điện thì cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ gạt bỏ dây điện, kéo nạn nhân ra xa nguồn điện.
+ Nếu là thức ăn nóng, nước sôi phải cởi bỏ ngay quần áo nạn nhân, rửa trôi thức ăn còn bám trên da.
- Ngâm rửa vết phỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được bỏng sâu.
- Băng ép tạm thời vết bỏng bằng gạc, vải sạch để hạn chế vết thương nhiễm khuẩn.
- Nếu bé quá đau đớn có thể cho uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt được Hapacol 150mg, 250mg hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều 10-15mg/kg trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Phỏng không chỉ là tai nạn ngoài da mà trong những trường hợp nặng sẽ gây các rối loạn lan rộng trong cơ thể khiến cơ thể suy sụp dẫn đến tử vong. Dù có nhiều tiến bộ trong công tác điều trị phỏng nhưng tỉ lệ tử vong ở trẻ phỏng nặng vẫn còn cao (khoảng 7% các trường hợp nhập viện). Vì vậy “phòng bệnh hơn trị bệnh” vẫn là cách tốt nhất hiện nay.
BS TRƯƠNG ANH MẬU (Bệnh viện Nhi Đồng 2)
Nguồn tuoitre
Hậu quả, miệng và hai bàn tay của bé bị phỏng khá nặng. Mẹ bé đã xử trí rất đúng là ngâm hai bàn tay bé vào nước sạch ngay lập tức, sau đó đưa bé đến trạm y tế. Tuy nhiên do vết phỏng khá nặng làm cháy hết da lòng bàn tay nên khả năng di chứng sẹo co rút bàn tay rất cao. Trường hợp thứ hai là bé T.T.H., 14 tháng, bị phỏng nước nóng do bình thủy để trên bàn đổ vào người bé lúc mẹ pha sữa. Trong lúc bối rối, người nhà lấy kem đánh răng thoa khắp chỗ bỏng với tâm lý là kem đánh răng lạnh, làm mát vết phỏng. May mắn bé chỉ bị phỏng độ 2 nên tình trạng không nặng lắm.
Qua hai trường hợp trên cho thấy cách xử trí khi bé bị phỏng phần lớn mọi người đều nắm, nhưng vẫn còn những quan điểm dân gian chưa chính xác trong xử trí vết phỏng như bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm... để làm mát vết phỏng. Khi bị phỏng thì da, vốn là tấm áo bảo vệ cơ thể, đã bị tổn thương nên bôi bất kỳ hóa chất lạ nào lên cũng làm nặng thêm. Do đó việc xử trí vết phỏng ban đầu đúng, tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm thiểu độ nặng của vết phỏng. Vì vậy khi bé bị phỏng, cha mẹ cần phải bình tĩnh tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết như sau:
- Loại bỏ ngay các tác nhân gây phỏng:
+ Nếu là lửa thì dập lửa bằng nước.
+ Nếu là điện thì cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ gạt bỏ dây điện, kéo nạn nhân ra xa nguồn điện.
+ Nếu là thức ăn nóng, nước sôi phải cởi bỏ ngay quần áo nạn nhân, rửa trôi thức ăn còn bám trên da.
- Ngâm rửa vết phỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được bỏng sâu.
- Băng ép tạm thời vết bỏng bằng gạc, vải sạch để hạn chế vết thương nhiễm khuẩn.
- Nếu bé quá đau đớn có thể cho uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt được Hapacol 150mg, 250mg hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều 10-15mg/kg trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Phỏng không chỉ là tai nạn ngoài da mà trong những trường hợp nặng sẽ gây các rối loạn lan rộng trong cơ thể khiến cơ thể suy sụp dẫn đến tử vong. Dù có nhiều tiến bộ trong công tác điều trị phỏng nhưng tỉ lệ tử vong ở trẻ phỏng nặng vẫn còn cao (khoảng 7% các trường hợp nhập viện). Vì vậy “phòng bệnh hơn trị bệnh” vẫn là cách tốt nhất hiện nay.
BS TRƯƠNG ANH MẬU (Bệnh viện Nhi Đồng 2)
Nguồn tuoitre