Thai phụ cần phải thường xuyên tắm gội và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trước khi nhập viện để sinh con thì việc tắm gội và vệ sinh cơ thể càng cần thiết bởi trong quá trình sinh đẻ bạn sẽ phải ra rất nhiều mồi hôi, nếu cơ thể không sạch sẽ gây rất nhiều khó chịu cho chính bạn và những người xung quanh. Hơn nữa, sau khi sinh do cơ thể còn mệt mỏi và vì một vài kiêng kỵ khác nên sản phụ thường không thể vệ sinh cơ thể ngay được. Nếu để quá lâu sẽ gây ra nhiều bệnh về da, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé sơ sinh.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc vệ sinh cơ thể trước khi sinh đó là:
1. Thông thụt hậu môn
Thai phụ thường hay bị táo bón nên rất dễ bị tích tụ phân trong ruột. Vị trí ruột nằm ở bên trái phía sau khung xương chậu, trong ruột tích tụ một lượng phân lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sự xoay chuyển và sự đi xuống của đầu thai nhi lúc sinh, có thể gây trở ngại cho quá trình sinh nở. Khi cổ tử cung mở rộng không quá 4cm đối với thai phụ sinh con đầu lòng, mở rộng 2 cm đối với thai phụ sinh con thứ thì nên tiến hành thông thụt hậu môn để làm sạch phân trong ruột, tránh để lúc sinh hậu môn cũng mở ra bài tiết phân ra ngoài làm mất vệ sinh khu vực âm hộ, đường sản, em bé, bàn đẻ và các dụng cụ đỡ đẻ cũng như gây ra một số khó khăn không cần thiết. Thông thường, khi bắt đầu nhập viện để sinh đẻ các bác sỹ hộ sinh cho bạn sẽ hỏi bạn xem đã đi đại tiện lần gần nhất là khi nào và bạn có đại tiện được nhiều phân hay ít phân, nếu bạn lâu chưa đi đại tiện hoặc đại tiện khó khăn thì bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn thông thụt hậu môn trước khi sinh để đảm bảo vệ sinh cho quá trình sinh đẻ. Nếu bạn mới đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết. Nếu các bác sỹ quên không hỏi bạn về điều này mà bạn đã lâu không đại tiện hoặc đại tiện khó khăn thì bạn hoàn toàn có thể thông báo với bác sỹ để được sự trợ giúp.
Những thai phụ thuộc các trường hợp sau thì không nên thông thụt hậu môn: vỡ ối sớm, ngôi thai không thuận, có tiền sử mổ đẻ, cơn co tử cung tương đối mạnh, có tiền sử sinh quá nhanh, mắc bệnh tim mạch, có vết rách tầng sinh môn hoặc bị lậu âm đạo và trực tràng.
2. Cạo lông mu âm hộ
Trước khi sinh cần làm động tác này để khử trùng bộ phận sinh dục ngoài được dễ dàng và triệt để hoàn toàn, sau khi sinh có thể tránh được những nhiễm trùng như nhiễm trùng các vết khâu rách âm hộ và vết khâu cắt tầng sinh môn, tránh bị nhiễm trùng sau khi sinh và nhiễm trùng vết thương.
3. Đi tiểu tiện
Lúc chuyển dạ, thai phụ phải chú ý đi tiểu, thông thường cứ khoảng 2 – 4 giờ đi tiểu/lần làm cho bàng quang luôn ở trạng thái trống rỗng, tránh tình trạng bàng quang trướng do chứa đầy nước tiểu sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt của tử cung và phần lộ ra trước của thai nhi.
4. Tắm gội và vệ sinh sạch sẽ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên tắm gội sạch sẽ sau đó đến bệnh viện chờ sinh. Việc vệ sinh, tắm gội là vô cùng quan trọng vì trong quá trình sinh đẻ bạn sẽ phải ra rất nhiều mồi hôi, nếu cơ thể không sạch sẽ gây rất nhiều khó chịu cho chính bạn và những người xung quanh. Hơn nữa, sau khi sinh do cơ thể còn mệt mỏi và vì một vài kiêng kỵ khác nên sản phụ thường không thể vệ sinh cơ thể ngay được. Nếu để quá lâu sẽ gây ra nhiều bệnh về da, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé sơ sinh.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc vệ sinh cơ thể trước khi sinh đó là:
1. Thông thụt hậu môn
Thai phụ thường hay bị táo bón nên rất dễ bị tích tụ phân trong ruột. Vị trí ruột nằm ở bên trái phía sau khung xương chậu, trong ruột tích tụ một lượng phân lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sự xoay chuyển và sự đi xuống của đầu thai nhi lúc sinh, có thể gây trở ngại cho quá trình sinh nở. Khi cổ tử cung mở rộng không quá 4cm đối với thai phụ sinh con đầu lòng, mở rộng 2 cm đối với thai phụ sinh con thứ thì nên tiến hành thông thụt hậu môn để làm sạch phân trong ruột, tránh để lúc sinh hậu môn cũng mở ra bài tiết phân ra ngoài làm mất vệ sinh khu vực âm hộ, đường sản, em bé, bàn đẻ và các dụng cụ đỡ đẻ cũng như gây ra một số khó khăn không cần thiết. Thông thường, khi bắt đầu nhập viện để sinh đẻ các bác sỹ hộ sinh cho bạn sẽ hỏi bạn xem đã đi đại tiện lần gần nhất là khi nào và bạn có đại tiện được nhiều phân hay ít phân, nếu bạn lâu chưa đi đại tiện hoặc đại tiện khó khăn thì bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn thông thụt hậu môn trước khi sinh để đảm bảo vệ sinh cho quá trình sinh đẻ. Nếu bạn mới đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết. Nếu các bác sỹ quên không hỏi bạn về điều này mà bạn đã lâu không đại tiện hoặc đại tiện khó khăn thì bạn hoàn toàn có thể thông báo với bác sỹ để được sự trợ giúp.
Những thai phụ thuộc các trường hợp sau thì không nên thông thụt hậu môn: vỡ ối sớm, ngôi thai không thuận, có tiền sử mổ đẻ, cơn co tử cung tương đối mạnh, có tiền sử sinh quá nhanh, mắc bệnh tim mạch, có vết rách tầng sinh môn hoặc bị lậu âm đạo và trực tràng.
Trước khi sinh cần làm động tác này để khử trùng bộ phận sinh dục ngoài được dễ dàng và triệt để hoàn toàn, sau khi sinh có thể tránh được những nhiễm trùng như nhiễm trùng các vết khâu rách âm hộ và vết khâu cắt tầng sinh môn, tránh bị nhiễm trùng sau khi sinh và nhiễm trùng vết thương.
3. Đi tiểu tiện
Lúc chuyển dạ, thai phụ phải chú ý đi tiểu, thông thường cứ khoảng 2 – 4 giờ đi tiểu/lần làm cho bàng quang luôn ở trạng thái trống rỗng, tránh tình trạng bàng quang trướng do chứa đầy nước tiểu sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt của tử cung và phần lộ ra trước của thai nhi.
4. Tắm gội và vệ sinh sạch sẽ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên tắm gội sạch sẽ sau đó đến bệnh viện chờ sinh. Việc vệ sinh, tắm gội là vô cùng quan trọng vì trong quá trình sinh đẻ bạn sẽ phải ra rất nhiều mồi hôi, nếu cơ thể không sạch sẽ gây rất nhiều khó chịu cho chính bạn và những người xung quanh. Hơn nữa, sau khi sinh do cơ thể còn mệt mỏi và vì một vài kiêng kỵ khác nên sản phụ thường không thể vệ sinh cơ thể ngay được. Nếu để quá lâu sẽ gây ra nhiều bệnh về da, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé sơ sinh.