Hiện tượng đẻ đột ngột
Thời điểm chuyển dạ của nhiều thai phụ có thể đến nhanh và sớm hơn so với ngày sinh dự kiến, vì thế các bà bầu cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng cho các tình huống có thể xảy ra để ứng phó kịp thời.
Sản phụ cần làm gì?
Khi thấy cảm giác thúc muốn rặn đẻ, bạn hãy cố điều chỉnh nhịp thở sao cho có thể làm chậm lại quá trình đó. Tuy nhiên, tử cung khi đã co bóp thì đã có thể tự đẩy đứa trẻ ra ngoài, vì thế sẽ không thể nén lâu được, nhưng cũng đủ để bác sĩ kịp thời xử trí.
Bạn không nên ép chặt hai chân vào để ngăn lại, vì như thế có thể ảnh hưởng đến não của trẻ. Khi cảm thấy không thể kìm được nữa thì bạn không nên cố nữa mà bắt đầu rặn ra từ từ. Bạn cũng không nên rặn mạnh và nhanh, vì rặn mạnh và nhanh sẽ làm rách âm đạo. Hãy rặn nhịp nhàng theo từng chu kỳ co bóp của tử cung.
Đứa bé chào đời: Sản phụ sẽ biết được lúc nào đứa bé chui ra, vì khi ấy sẽ có cảm giác nóng rát, nhói ở âm đạo và đồng thời cửa mình bị giãn ra. Lúc này, sản phụ cần hít vào, thở ra nhẹ nhàng để âm đạo có đủ thời gian giãn nở. Một cơn co bóp sẽ đẩy đầu đứa bé ra, cơn co bóp thứ hai sẽ đẩy toàn bộ phần thân còn lại.
Khi dây rốn bị sa: Nếu vòng dây rốn bị nhợt đi khi màng ối vỡ và người đỡ đẻ cho bạn có thể nhìn thấy một đoạn có màu xám, lồi ra ở cửa mình của bạn thì nghĩa là dây rốn đã bị sa và cần cấp cứu càng sớm càng tốt, vì nguồn ôxy cung cấp cho đứa trẻ đang có nguy cơ bị cắt. Lúc này, bạn đừng quá hoảng sợ, vì thời gian vẫn còn kịp để bác sĩ xử trí. Bạn hãy quỳ xuống sàn nhà, thu ngực vào giữa hai đầu gối, chạm đầu xuống đất và nhô phần hông lên cao. Tư thế này sẽ làm giảm áp lực của đầu đứa trẻ lên cổ tử cung của bạn.
Nếu dây rốn vẫn thò ra, người đỡ đẻ nên phủ nó bằng một mảnh vải ẩm, ấm và sạch trong khi chờ cấp cứu đến. Không được sờ hoặc đẩy dây rốn đó vào bên trong và luôn giữ tư thế ấy ngay cả khi đang trên đường đến bệnh viện, vì nó sẽ làm giảm áp lực lên dây rốn. Trong trường hợp dây rốn bị sa, biện pháp tốt nhất là mổ lấy thai.
Người chồng hoặc người trợ giúp cần làm gì?
Nếu sản phụ không kịp đến bệnh viện, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ đến nhà. Nếu bác sĩ không đến được thì cũng không được bỏ mặc sản phụ ở lại một mình. Lúc này, sự bình tĩnh và sáng suốt là vô cùng quan trọng với bạn. Bạn cần giúp sản phụ giảm căng thẳng, bình tĩnh và thư giãn cho thật thoải mái.
Bạn cần đảm bảo cho nhiệt độ trong phòng ấm áp. Rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm, lau khô bằng khăn sạch và chuẩn bị sẵn sàng khăn khô ngay bên cạnh.
Chuẩn bị một chiếc khăn to rồi đặt lên giường hoặc dưới sàn nơi sẽ đặt bé xuống.
Chuẩn bị một chậu nước ấm, nhúng khăn xuống nước dùng để lau cho mẹ và bé trong lúc sinh và sau khi sinh.
Luôn luôn nhắc sản phụ hít vào, thở ra nhịp nhàng để âm đạo có đủ thời gian giãn mở.
Khi đầu bé đã lộ ra, kiểm tra xem dây rốn có cuốn quanh cổ bé không. Nếu có, hãy móc ngón tay kéo vào phía dưới và nhẹ nhàng kéo qua đầu hoặc nhấc nó ra để phần thân của đứa trẻ chui ra qua vòng dây rốn.
Trong trường hợp này, bạn không được cắt dây rốn ngay, bởi vì sẽ làm tử cung co bóp rất đau và cắt đi nguồn cung cấp ôxy cho đứa trẻ. Nếu trên mặt bé vẫn còn một lớp màng (gọi là màng thai nhi), bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp đó ra để bé thở.
Dùng khăn mềm, ẩm lau mắt cho bé. Bế đứa trẻ trên tay cẩn thận, vì người bé rất trơn do có những màng nhầy, máu và một chất gọi là vernix cascosa. Khi bé chào đời, bé thường há miệng thở hổn hển, ọ ọe, sau đó mới khóc bình thường. Nếu bé không khóc, đặt bé nằm ngang trên bụng mẹ, đầu thấp hơn chân, rồi nhẹ nhàng xoa, vuốt lưng cho bé để nước nhầy còn đọng trong mũi, miệng bé chảy ra và làm thay đổi huyết áp trong cơ thể bé.
Thời điểm chuyển dạ của nhiều thai phụ có thể đến nhanh và sớm hơn so với ngày sinh dự kiến, vì thế các bà bầu cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng cho các tình huống có thể xảy ra để ứng phó kịp thời.
Sản phụ cần làm gì?
Khi thấy cảm giác thúc muốn rặn đẻ, bạn hãy cố điều chỉnh nhịp thở sao cho có thể làm chậm lại quá trình đó. Tuy nhiên, tử cung khi đã co bóp thì đã có thể tự đẩy đứa trẻ ra ngoài, vì thế sẽ không thể nén lâu được, nhưng cũng đủ để bác sĩ kịp thời xử trí.
Bạn không nên ép chặt hai chân vào để ngăn lại, vì như thế có thể ảnh hưởng đến não của trẻ. Khi cảm thấy không thể kìm được nữa thì bạn không nên cố nữa mà bắt đầu rặn ra từ từ. Bạn cũng không nên rặn mạnh và nhanh, vì rặn mạnh và nhanh sẽ làm rách âm đạo. Hãy rặn nhịp nhàng theo từng chu kỳ co bóp của tử cung.
Đứa bé chào đời: Sản phụ sẽ biết được lúc nào đứa bé chui ra, vì khi ấy sẽ có cảm giác nóng rát, nhói ở âm đạo và đồng thời cửa mình bị giãn ra. Lúc này, sản phụ cần hít vào, thở ra nhẹ nhàng để âm đạo có đủ thời gian giãn nở. Một cơn co bóp sẽ đẩy đầu đứa bé ra, cơn co bóp thứ hai sẽ đẩy toàn bộ phần thân còn lại.
Khi dây rốn bị sa: Nếu vòng dây rốn bị nhợt đi khi màng ối vỡ và người đỡ đẻ cho bạn có thể nhìn thấy một đoạn có màu xám, lồi ra ở cửa mình của bạn thì nghĩa là dây rốn đã bị sa và cần cấp cứu càng sớm càng tốt, vì nguồn ôxy cung cấp cho đứa trẻ đang có nguy cơ bị cắt. Lúc này, bạn đừng quá hoảng sợ, vì thời gian vẫn còn kịp để bác sĩ xử trí. Bạn hãy quỳ xuống sàn nhà, thu ngực vào giữa hai đầu gối, chạm đầu xuống đất và nhô phần hông lên cao. Tư thế này sẽ làm giảm áp lực của đầu đứa trẻ lên cổ tử cung của bạn.
Nếu dây rốn vẫn thò ra, người đỡ đẻ nên phủ nó bằng một mảnh vải ẩm, ấm và sạch trong khi chờ cấp cứu đến. Không được sờ hoặc đẩy dây rốn đó vào bên trong và luôn giữ tư thế ấy ngay cả khi đang trên đường đến bệnh viện, vì nó sẽ làm giảm áp lực lên dây rốn. Trong trường hợp dây rốn bị sa, biện pháp tốt nhất là mổ lấy thai.
Nếu sản phụ không kịp đến bệnh viện, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ đến nhà. Nếu bác sĩ không đến được thì cũng không được bỏ mặc sản phụ ở lại một mình. Lúc này, sự bình tĩnh và sáng suốt là vô cùng quan trọng với bạn. Bạn cần giúp sản phụ giảm căng thẳng, bình tĩnh và thư giãn cho thật thoải mái.
Bạn cần đảm bảo cho nhiệt độ trong phòng ấm áp. Rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm, lau khô bằng khăn sạch và chuẩn bị sẵn sàng khăn khô ngay bên cạnh.
Chuẩn bị một chiếc khăn to rồi đặt lên giường hoặc dưới sàn nơi sẽ đặt bé xuống.
Chuẩn bị một chậu nước ấm, nhúng khăn xuống nước dùng để lau cho mẹ và bé trong lúc sinh và sau khi sinh.
Luôn luôn nhắc sản phụ hít vào, thở ra nhịp nhàng để âm đạo có đủ thời gian giãn mở.
Khi đầu bé đã lộ ra, kiểm tra xem dây rốn có cuốn quanh cổ bé không. Nếu có, hãy móc ngón tay kéo vào phía dưới và nhẹ nhàng kéo qua đầu hoặc nhấc nó ra để phần thân của đứa trẻ chui ra qua vòng dây rốn.
Trong trường hợp này, bạn không được cắt dây rốn ngay, bởi vì sẽ làm tử cung co bóp rất đau và cắt đi nguồn cung cấp ôxy cho đứa trẻ. Nếu trên mặt bé vẫn còn một lớp màng (gọi là màng thai nhi), bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp đó ra để bé thở.
Dùng khăn mềm, ẩm lau mắt cho bé. Bế đứa trẻ trên tay cẩn thận, vì người bé rất trơn do có những màng nhầy, máu và một chất gọi là vernix cascosa. Khi bé chào đời, bé thường há miệng thở hổn hển, ọ ọe, sau đó mới khóc bình thường. Nếu bé không khóc, đặt bé nằm ngang trên bụng mẹ, đầu thấp hơn chân, rồi nhẹ nhàng xoa, vuốt lưng cho bé để nước nhầy còn đọng trong mũi, miệng bé chảy ra và làm thay đổi huyết áp trong cơ thể bé.