[h=2][/h]
Hầu hết những người phụ nữ đều thích làm mẹ và mong chờ phút giây hạnh phúc nhất của cuộc đời mình đó là phút giây đứa con đầu lòng ra đời khỏe mạnh, xinh xắn tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phụ nữ thích thú cảm giác sinh đẻ mà phần lớn nữ giới rất sợ cảm giác đau đớn hay những lo lắng do thai kỳ và quá trình sinh đẻ mang lại.
Đúng là khi đẻ thì thật là đau nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không vượt lên được trên nỗi đau đó, rất nhiều phụ nữ làm được điều đó, mẹ bạn cũng làm được điều đó, vậy không có lý do gì để bạn phải khuất phục nỗi đau đó. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về điều này.
Khi bạn không vượt qua được sự sợ hãi khi sinh
Theo TNS-Sofres được công bố vào năm 2006 thì những biến chứng xảy ra trong khi sinh như xuất huyết khi sinh con, tử cung không mở được khiến sản phụ phải đẻ mổ… thường xảy ra ở những phụ nữ sợ hãi trong khi sinh, những phụ nữ này thường kêu gào quá nhiều khiến cho quá trình rặn đẻ thông thường bị ngưng lại, thậm chí có những người vì quá sợ hãi mà không nhiệt tình cộng tác với các bác sỹ và y tá trong khi sinh làm cho quá trình sinh đẻ của họ trở lên khó khăn hơn
Nguyên nhân của sự sợ hãi khi sinh con
Nguyên nhân của sự sợ hãi khi sinh con phần lớn là do ảnh hưởng từ những kinh nghiệm không tốt tới quá trình mang thai và sinh đẻ của bạn, có thể là từ chính mẹ đẻ của bạn hoặc những người bạn thân, những người gần gũi thân mật với bạn. Bạn có thể nghe thấy một ai đó nói với bạn là khi đẻ đau lắm, không thể chịu được, hoặc bạn chứng kiến một ai đó vừa trải qua quá trình sinh nở không mấy thành công khiến bạn trở lên khiếp sợ, điều đó chỉ gây ra những phiền toái cho bạn, bạn không nên quá lo lắng về điều đó mà hãy nghĩ thật nhanh rằng không thiếu gì người phụ nữ đẻ rất tốt vì thế mình cũng có thể đẻ rất tốt.
Làm thế nào yên tâm trước ngày sinh?
Cách duy nhất không nên hoảng sợ trong ngày sinh chỉ đơn giản là phải chuẩn bị. Việc chuẩn bị cho sinh là rất hiệu quả trong việc trấn an các thai phụ, bạn cần có hiểu biết chính xác về các giai đoạn của cuộc đẻ, quản lý được quá trình sinh nở của mình, những gì xảy ra trong trường hợp biến chứng, học cách thở và thư giãn, để quản lý tốt hơn những cảm xúc của mình trong khi sinh. Để làm được điều này thai phụ cần làm những việc sau:
Thường xuyên đi khám thai trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ để được bác sỹ kiểm tra và cho bạn những lời khuyên tốt nhất cũng như sự quản lý tốt nhất với ngày dự sinh của bạn.
Bạn hãy chuẩn bị đồ đạc đầy đủ cho ngày dự sinh, sắp xếp công việc và thời gian hợp lý để đón chào ngày bé yêu ra đời đồng thời thông báo cho những người trong gia đình bạn biết để họ sắp xếp công việc và cùng bạn đón chào bé yêu.
Bạn nên tham gia một khóa học chăm sóc thai kỳ và một khóa học chuẩn bị sinh để được sự tư vấn tốt nhất của các bác sỹ tâm lý, bác sỹ sản khoa cho quá trình sinh đẻ của bạn. Hiện nay Parentslink cũng tổ chức nhiều khóa học dành cho bà bầu bạn cố gắng đăng ký tham gia càng sớm càng tốt, bạn có thể liên lạc với các nhân viên của Parentslink để tham gia khóa học này thông qua webside http://mang thai.vn để được tư vấn và đăng ký tham gia lớp học kịp thời.
Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ yoga hoặc liệu pháp thư giãn cũng rất tốt để giúp bạn quản lý sự căng thẳng trước ngày sinh.
Bạn cũng nên cân nhắc kỹ trong việc có nên để chồng bạn ở bên cạnh bạn khi bạn sinh nở hay không, vì có một số người phụ nữ khi có chồng ở bên cạnh trong quá trình sinh nở họ lại tỏ ra đau đớn hơn là vắng mặt chồng, nếu sự vắng mặt của ông xã trong phòng sinh làm bạn dũng cảm hơn thì tốt nhất ông xã nên chờ ở ngoài phòng sinh.
Cuối cùng một điều bạn nên nhớ rằng giây phút đau đớn nhất cũng là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn, bạn không nên để nỗi sợ hãi làm bạn quên đi việc tận hưởng những giây phút hạnh phúc này bạn nhé!
Hầu hết những người phụ nữ đều thích làm mẹ và mong chờ phút giây hạnh phúc nhất của cuộc đời mình đó là phút giây đứa con đầu lòng ra đời khỏe mạnh, xinh xắn tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phụ nữ thích thú cảm giác sinh đẻ mà phần lớn nữ giới rất sợ cảm giác đau đớn hay những lo lắng do thai kỳ và quá trình sinh đẻ mang lại.
Đúng là khi đẻ thì thật là đau nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không vượt lên được trên nỗi đau đó, rất nhiều phụ nữ làm được điều đó, mẹ bạn cũng làm được điều đó, vậy không có lý do gì để bạn phải khuất phục nỗi đau đó. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về điều này.
Khi bạn không vượt qua được sự sợ hãi khi sinh
Theo TNS-Sofres được công bố vào năm 2006 thì những biến chứng xảy ra trong khi sinh như xuất huyết khi sinh con, tử cung không mở được khiến sản phụ phải đẻ mổ… thường xảy ra ở những phụ nữ sợ hãi trong khi sinh, những phụ nữ này thường kêu gào quá nhiều khiến cho quá trình rặn đẻ thông thường bị ngưng lại, thậm chí có những người vì quá sợ hãi mà không nhiệt tình cộng tác với các bác sỹ và y tá trong khi sinh làm cho quá trình sinh đẻ của họ trở lên khó khăn hơn
Nguyên nhân của sự sợ hãi khi sinh con
Nguyên nhân của sự sợ hãi khi sinh con phần lớn là do ảnh hưởng từ những kinh nghiệm không tốt tới quá trình mang thai và sinh đẻ của bạn, có thể là từ chính mẹ đẻ của bạn hoặc những người bạn thân, những người gần gũi thân mật với bạn. Bạn có thể nghe thấy một ai đó nói với bạn là khi đẻ đau lắm, không thể chịu được, hoặc bạn chứng kiến một ai đó vừa trải qua quá trình sinh nở không mấy thành công khiến bạn trở lên khiếp sợ, điều đó chỉ gây ra những phiền toái cho bạn, bạn không nên quá lo lắng về điều đó mà hãy nghĩ thật nhanh rằng không thiếu gì người phụ nữ đẻ rất tốt vì thế mình cũng có thể đẻ rất tốt.
Làm thế nào yên tâm trước ngày sinh?
Cách duy nhất không nên hoảng sợ trong ngày sinh chỉ đơn giản là phải chuẩn bị. Việc chuẩn bị cho sinh là rất hiệu quả trong việc trấn an các thai phụ, bạn cần có hiểu biết chính xác về các giai đoạn của cuộc đẻ, quản lý được quá trình sinh nở của mình, những gì xảy ra trong trường hợp biến chứng, học cách thở và thư giãn, để quản lý tốt hơn những cảm xúc của mình trong khi sinh. Để làm được điều này thai phụ cần làm những việc sau:
Bạn hãy chuẩn bị đồ đạc đầy đủ cho ngày dự sinh, sắp xếp công việc và thời gian hợp lý để đón chào ngày bé yêu ra đời đồng thời thông báo cho những người trong gia đình bạn biết để họ sắp xếp công việc và cùng bạn đón chào bé yêu.
Bạn nên tham gia một khóa học chăm sóc thai kỳ và một khóa học chuẩn bị sinh để được sự tư vấn tốt nhất của các bác sỹ tâm lý, bác sỹ sản khoa cho quá trình sinh đẻ của bạn. Hiện nay Parentslink cũng tổ chức nhiều khóa học dành cho bà bầu bạn cố gắng đăng ký tham gia càng sớm càng tốt, bạn có thể liên lạc với các nhân viên của Parentslink để tham gia khóa học này thông qua webside http://mang thai.vn để được tư vấn và đăng ký tham gia lớp học kịp thời.
Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ yoga hoặc liệu pháp thư giãn cũng rất tốt để giúp bạn quản lý sự căng thẳng trước ngày sinh.
Bạn cũng nên cân nhắc kỹ trong việc có nên để chồng bạn ở bên cạnh bạn khi bạn sinh nở hay không, vì có một số người phụ nữ khi có chồng ở bên cạnh trong quá trình sinh nở họ lại tỏ ra đau đớn hơn là vắng mặt chồng, nếu sự vắng mặt của ông xã trong phòng sinh làm bạn dũng cảm hơn thì tốt nhất ông xã nên chờ ở ngoài phòng sinh.
Cuối cùng một điều bạn nên nhớ rằng giây phút đau đớn nhất cũng là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn, bạn không nên để nỗi sợ hãi làm bạn quên đi việc tận hưởng những giây phút hạnh phúc này bạn nhé!