Khi mang thai ở tháng cuối cùng, thông thường những phụ nữ sinh con so thì đầu thai nhi đã lọt vào khung xương chậu của người mẹ, khung xương chậu đón nhận và giữ không cho thai nhi chuyển động xoay ngược lại nữa, nhưng một số phụ nữ mang thai lần đầu, đến lúc đủ tháng, đầu thai nhi vẫn không lọt vào khung xương chậu mà lại bập bềnh ngay trên xương mu, hiện tượng này y học gọi là “đầu nổi”.
Nguyên nhân của hiện tượng này là
Do một số trường hợp mang thai, đầu thai nhi và khung xương chậu của người mẹ không tương xứng, tức là do hẹp khung xương chậu (chủ yếu hẹp miệng khung xương chậu), làm cho đầu thai nhi dù kích thước bình thường cũng không thể lọt vào khung xương chậu được. Hoặc khung xương chậu phụ nữ mang thai mặc dù bình thường nhưng đầu thai nhi quá to, ngôi thai nhi bất thường, nhau tiền đạo… thì cũng xảy ra hiện tượng này, có thể dẫn đến nước ối quá nhiều, thai nhi dị dạng (như não úng thủy). Ngoài nguyên nhân bệnh lý kể trên có thể còn thấy không ít phụ nữ mang thai sinh con so kiểm tra khung xương chậu bình thường, thai nhi không quá to, nhưng đầu thai nhi vẫn không thể lọt vào khung xương chậu mà không rõ nguyên nhân.
Thai phụ khi đã ở giai đoạn cuối, đầu thai nhi vẫn nổi bập bềnh nên chú ý như sau:
Những thai phụ kiểm tra phát hiện thai nhi đầu nổi, trước tiên nên tìm hiểu xem tình hình khung xương chậu và thai nhi thế nào. Nếu kiểm tra thấy bình thường thì không nên quá lo lắng, nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra.
Gần đến ngày sinh tử cung co thắt làm cho đầu gần lọt vào khung xương chậu, những trường hợp này hầu hết có thể sinh nở tự nhiên.
Nếu kiểm tra đầu vẫn nổi bập bềnh nhưng có nguyên nhân bệnh lý khó có thể xoay chỉnh ngôi thai nên xin ý kiến bác sỹ, sớm nhập viện và chuẩn bị tốt các phẫu thuật hỗ trợ sinh đẻ.
Do thai nhi đầu không lọt vào khung xương chậu, dẫn đến đầu thai nhi và khung xương chậu cách nhau một khoảng trống. Do vậy khi xuất hiện tình trạng bong nhau sớm, cuống rốn dễ bị rụng, khiến thai nhi xảy ra sự cố bất ngờ. Những trường hợp này, nếu thai phụ phát hiện thấy tình trạng ra nước ối thì nên nằm im trên giường và kê mông cao, nhờ người thân đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Nguyên nhân của hiện tượng này là
Do một số trường hợp mang thai, đầu thai nhi và khung xương chậu của người mẹ không tương xứng, tức là do hẹp khung xương chậu (chủ yếu hẹp miệng khung xương chậu), làm cho đầu thai nhi dù kích thước bình thường cũng không thể lọt vào khung xương chậu được. Hoặc khung xương chậu phụ nữ mang thai mặc dù bình thường nhưng đầu thai nhi quá to, ngôi thai nhi bất thường, nhau tiền đạo… thì cũng xảy ra hiện tượng này, có thể dẫn đến nước ối quá nhiều, thai nhi dị dạng (như não úng thủy). Ngoài nguyên nhân bệnh lý kể trên có thể còn thấy không ít phụ nữ mang thai sinh con so kiểm tra khung xương chậu bình thường, thai nhi không quá to, nhưng đầu thai nhi vẫn không thể lọt vào khung xương chậu mà không rõ nguyên nhân.
Những thai phụ kiểm tra phát hiện thai nhi đầu nổi, trước tiên nên tìm hiểu xem tình hình khung xương chậu và thai nhi thế nào. Nếu kiểm tra thấy bình thường thì không nên quá lo lắng, nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra.
Gần đến ngày sinh tử cung co thắt làm cho đầu gần lọt vào khung xương chậu, những trường hợp này hầu hết có thể sinh nở tự nhiên.
Nếu kiểm tra đầu vẫn nổi bập bềnh nhưng có nguyên nhân bệnh lý khó có thể xoay chỉnh ngôi thai nên xin ý kiến bác sỹ, sớm nhập viện và chuẩn bị tốt các phẫu thuật hỗ trợ sinh đẻ.
Do thai nhi đầu không lọt vào khung xương chậu, dẫn đến đầu thai nhi và khung xương chậu cách nhau một khoảng trống. Do vậy khi xuất hiện tình trạng bong nhau sớm, cuống rốn dễ bị rụng, khiến thai nhi xảy ra sự cố bất ngờ. Những trường hợp này, nếu thai phụ phát hiện thấy tình trạng ra nước ối thì nên nằm im trên giường và kê mông cao, nhờ người thân đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và xử trí kịp thời.