Sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, là kết quả tất yếu sau gần 10 tháng mang thai. Đa số sản phụ đều trải qua quá trình này một cách thuận lợi, nhưng cũng có một số ít sản phụ do những nguyên nhân khác nhau mà gây ra sinh khó. Vậy những thông tin nào cho thấy thai phụ có thể sinh đẻ thuận lợi?
Sinh đẻ chú yếu căn cứ vào ba nhân tố sau:
Sức đẻ: Là sức đẩy thai nhi ra ngoài, bao gồm sức co thắt của tử cung, sức co thắt cơ thành bụng và sức co thắt của hậu môn, trong đó sức co thắt của tử cung là chủ yếu.
Đường sinh đẻ: Đường thai nhi đi qua từ tử cung mẹ ra ngoài, bao gồm khung xương chậu (đường sinh cứng), cổ tử cung, đáy chậu, âm đạo (đường sinh mềm), trong đó khung xương chậu có ý nghĩa quyết định quan trọng.
Thai nhi: bao gồm thai nhi lớn hay nhỏ, kích thước của thai nhi, thai nhi có bị dị tật hay không, vị trí ngôi thai có thuận không?
Khi sắp sinh nếu tử cung có sức co lại, xương chậu nở, đường sinh sản bình thường, thai nhi không quá to hoặc dị tật, vị trí thai bình thường có thể sinh đẻ một cách thuận lợi.Nếu một hoặc hai trong ba điều kiện này trở lên không thuận lợi có thể sinh khó.
Thai phụ cần làm gì?
Thai phụ cần đi khám thai định kỳ để nắm được các thông số cần thiết về sự phát triển của thai và các bác sỹ có những hướng dẫn cụ thể nếu thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ khó sinh. Thông qua các thông số về đường sinh, thai nhi và sức khỏe của thai phụ (thai phụ có mắc chứng bệnh gì trong thời kỳ mang thai không)… Nếu phát hiện có gì khác thường các bác sỹ sẽ chỉ định cho trường hợp của thai phụ là nên sinh thường hay sinh mổ. Thai phụ cần nắm vững thông tin và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Vị trí thai nhi bất thường, xương chậu hẹp là nguyên nhân chủ yếu của việc không thể sinh thường, nhưng trong một số trường hợp thường xảy ra ở các thai phụ mang thai lần đầu các thông số kiểm tra trước khi sinh của thai phụ đều tốt nhưng đến khi tiến hành sinh đẻ thì lại không thể sinh đẻ bằng con đường tự nhiên được. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tâm lý lo lắng, sợ hãi, căng thẳng… trước khi sinh của thai phụ và trong một số trường hợp do sản phụ gào thét quá nhiều trong khi sinh dẫn đến kiệt sức không thể sinh đẻ tự nhiên được. Sản phụ trước khi sinh nên cân bằng trạng thái tinh thần, chuẩn bị tâm lý thật tốt, tránh gào thét trong khi sinh…
Trước khi sinh tốt nhất các thai phụ nên tham gia các lớp học tiền sản để được trang bị những kiến thức về quá trình sinh đẻ và chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau khi sinh, đồng thời được thực hành rặn đẻ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở tự nhiên.
Sinh đẻ chú yếu căn cứ vào ba nhân tố sau:
Sức đẻ: Là sức đẩy thai nhi ra ngoài, bao gồm sức co thắt của tử cung, sức co thắt cơ thành bụng và sức co thắt của hậu môn, trong đó sức co thắt của tử cung là chủ yếu.
Đường sinh đẻ: Đường thai nhi đi qua từ tử cung mẹ ra ngoài, bao gồm khung xương chậu (đường sinh cứng), cổ tử cung, đáy chậu, âm đạo (đường sinh mềm), trong đó khung xương chậu có ý nghĩa quyết định quan trọng.
Thai nhi: bao gồm thai nhi lớn hay nhỏ, kích thước của thai nhi, thai nhi có bị dị tật hay không, vị trí ngôi thai có thuận không?
Khi sắp sinh nếu tử cung có sức co lại, xương chậu nở, đường sinh sản bình thường, thai nhi không quá to hoặc dị tật, vị trí thai bình thường có thể sinh đẻ một cách thuận lợi.Nếu một hoặc hai trong ba điều kiện này trở lên không thuận lợi có thể sinh khó.
Thai phụ cần đi khám thai định kỳ để nắm được các thông số cần thiết về sự phát triển của thai và các bác sỹ có những hướng dẫn cụ thể nếu thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ khó sinh. Thông qua các thông số về đường sinh, thai nhi và sức khỏe của thai phụ (thai phụ có mắc chứng bệnh gì trong thời kỳ mang thai không)… Nếu phát hiện có gì khác thường các bác sỹ sẽ chỉ định cho trường hợp của thai phụ là nên sinh thường hay sinh mổ. Thai phụ cần nắm vững thông tin và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Vị trí thai nhi bất thường, xương chậu hẹp là nguyên nhân chủ yếu của việc không thể sinh thường, nhưng trong một số trường hợp thường xảy ra ở các thai phụ mang thai lần đầu các thông số kiểm tra trước khi sinh của thai phụ đều tốt nhưng đến khi tiến hành sinh đẻ thì lại không thể sinh đẻ bằng con đường tự nhiên được. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tâm lý lo lắng, sợ hãi, căng thẳng… trước khi sinh của thai phụ và trong một số trường hợp do sản phụ gào thét quá nhiều trong khi sinh dẫn đến kiệt sức không thể sinh đẻ tự nhiên được. Sản phụ trước khi sinh nên cân bằng trạng thái tinh thần, chuẩn bị tâm lý thật tốt, tránh gào thét trong khi sinh…
Trước khi sinh tốt nhất các thai phụ nên tham gia các lớp học tiền sản để được trang bị những kiến thức về quá trình sinh đẻ và chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau khi sinh, đồng thời được thực hành rặn đẻ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở tự nhiên.