[TD="class: ControlNewsDetail_TieuDe"][h=1][/h]
[TD="class: ControlNewsDetail_TomTat"] [h=2]Trước khi đi khám hiếm muộn, bạn cần biết rõ về việc này: đối tượng nào cần khám hiếm muộn, quy trình khám như thế nào.....[/h]
[TD="class: ControlNewsDetail_Content"] Đối tượng cần khám hiếm muộn
Một cặp vợ chồng sống chung thường xuyên trên 1 năm, hay người vợ trên 35 tuổi có chồng trên 6 tháng không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có thai có thể đến khám hiếm muộn vào ngày 4 - 5 của vòng kinh.
• Nên đến khám cả 2 vợ chồng.
• Siêu âm và xét nghiệm máu (HIV, HbsAg, BW) 2 vợ chồng.
• Khi có kết quả xét nghiệm máu, nếu bình thường, chồng cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
• Tái khám khi có đủ các kết quả xét nghiệm.
• Người vợ được chụp buồng tử cung vòi trứng (HSG) sau khi sạch kinh 2 ngày.
• Sau chụp HSG, người bệnh phải uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
• Tùy theo kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp: hướng dẫn giao hợp tự nhiên, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm.
Bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh, sau đó tái khám đúng hẹn thì mới có kết quả cao.
Hướng dẫn lấy tinh trùng
Lấy tinh trùng làm tinh dịch đồ là xét nghiệm bắt buộc đối với mọi cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn, dù trước đó người chồng có thể đã có con chung hay con riêng.
Để thu được mẫu tinh trùng tốt nhất và phản ánh đúng nhất chất lượng tinh trùng, cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể sau:
• Thời gian kiêng quan hệ: 3 - 5 ngày.
• Chuẩn bị trước khi lấy tinh trùng: tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Nhận 1 lọ vô trùng đặc biệt để đựng tinh trùng ở bàn nhận bệnh.
Tiểu sạch, rửa tay rửa bộ phận sinh dục trước khi lấy tinh trùng.
• Lấy tinh trùng tại phòng lấy tinh trùng của khoa: thực hiện bằng tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không dùng biện pháp giao hợp gián đoạn vì có thể gây thất thoát và nhiễm bẩn tinh trùng.
• Thu thập và bảo quản mẫu tinh trùng: sau khi thu được toàn bộ tinh trùng, cần đậy kín nắp lọ và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
Nếu lấy tinh trùng tại nhà, sau khi xuất tinh vào lọ, cần giữ ấm lọ ở nhiệt độ cơ thể bằng cách nắm trong lòng bàn tay (30-400C) và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm không quá 60 phút kể từ lúc xuất tinh.
Quy trình siêu âm noãn
• Bệnh nhân đi tiểu và ngồi chờ trước buồng siêu âm.
• Khi nghe gọi tên, bệnh nhân vào buồng siêu âm, thay váy sạch và ngồi chờ gọi tên.
• Khi lên bàn siêu âm, người bệnh lấy 1 tờ giấy trải lên gối nằm. Đặt mông lên gối, đầu hướng phía trên.
• Sau khi siêu âm, người bệnh sẽ được hướng dẫn và lấy toa thuốc hay giấy hẹn siêu âm cho lần sau.
Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
IUI thường được thực hiện trong các trường hợp như: rối loạn phóng noãn, tinh trùng ít hoặc yếu nhẹ, không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng thuốc vào ngày thứ 2 - 3 của vòng kinh và theo dõi sự phát triển nang noãn bằng siêu âm đầu dò âm đạo. Tùy theo đáp ứng của thuốc mà bệnh nhân được hẹn đến siêu âm lần nữa và điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.
Khi trứng đủ trưởng thành, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây kích thích rụng trứng và phải tiêm thuốc đúng giờ.
Bơm tinh trùng IUI là một thủ thuật nhẹ nhàng, bệnh nhân không nên quá căng thẳng để đạt kết quả tốt. Sau bơm, bệnh nhân nằm lót gối dưới mông 15 phút.
Sau bơm tinh trùng vẫn có thể “quan hệ” vợ chồng bình thường, nhưng tránh làm việc nặng. Sau bơm tinh trùng 14 ngày, bệnh nhân nên đến bệnh viện thử thai (HCG định lượng) hoặc thử que (Quickstick) tại nhà và báo kết quả cho bác sĩ điều trị.
Trong thời gian 14 ngày sau khi thực hiện IUI, nếu thấy căng đau vùng bụng dưới, bụng to lên, cảm giác khó chịu, bệnh nhân phải đến khám tại bệnh viện sản khoa.
Quy trình hội chuẩn nội soi và nhập viện
Người bệnh sau khi có chỉ định hội chẩn nội soi, bác sĩ sẽ hẹn:
• Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
• Tái khám 10 ngày sau vào buổi sáng để lấy kết quả xét nghiệm tế bào, đi soi cổ tử cung và đo điện tim.
• Trở lại hội chẩn và khám tiền mê vào buổi chiều. Cần mang theo các kết quả xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm tế bào, phiếu soi cổ tử cung, giấy đo điện tim, phim chụp HSG, kết quả siêu âm, kết quả tinh dịch đồ.
• Sau khi đã hội chẩn, người bệnh được thông báo ngày mổ theo lịch xếp.
• Bệnh nhân được hẹn nhập viện vào buổi sáng trước ngày mổ 1 ngày (trừ ngày thứ 7 và chủ nhật) và cần nằm viện sau mổ 2 ngày để theo dõi hậu phẫu.
• Nếu người bệnh vì hoàn cảnh đặc biệt không thể chờ lâu, có thể đăng ký mổ nội soi ngoài giờ khi đi hội chẩn.
Theo TTO