Các nhà khoa học đã tìm hiểu 5.000 người và nhận thấy không có bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết đó. Trong nghiên cứu đầu, giáo sư Cesar Victoria và cộng sự tại Đại học Federal de Pelotas ở Brazil đã tìm hiểu thông tin về việc nuôi dưỡng 2.250 bé nam được sinh vào năm 1982. Họ kiểm tra số người này khi đăng ký nhập ngũ ở Brazil vào tuổi 18, khoảng 17% thừa cân và 8% béo phì. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên kết giữa thời gian những trẻ đó được bú và cân nặng hiện thời.
Trong nghiên cứu thứ 2, Leah Li và cộng sự tại Viện sức khoẻ trẻ em ở London đã tìm hiểu hồ sơ của 2.631 đứa trẻ ở Anh. Họ nghiên cứu dữ liệu về thời gian cho bú và chỉ số cơ thể tương ứng. Một lần nữa họ không tìm thấy mối liên hệ giữa khoảng thời gian trẻ được bú và cân nặng hiện thời.
"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng rằng việc cho bú ảnh hưởng tới chỉ số cơ thể hay sự béo phì", các nhà khoa học kết luận.
Tuy nhiên, kết quả đó không có nghĩa là các bà mẹ không nên cho con bú nữa bởi việc đó còn giúp ngăn chặn nhiều bệnh khác. WTO khuyên các bà mẹ cho con bú trong 6 tháng để đảm bảo sức khoẻ và cả tâm lý đứa trẻ sau này.
"Cho dù việc cho bú có ngăn chặn được béo phì hay không thì nó vẫn luôn có lợi cho cả mẹ và con, như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ và giúp ngăn chặn bệnh ung thư vú ở người mẹ", các nhà khoa học kết luận.
Minh Thi (theo BBC)