Việc sử dụng bia một cách vừa phải có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là đồ uống này giúp tăng hàm lượng cholesterol "tốt" (HDL) trong máu, và tăng hoạt tính của PON - enzyme giúp bảo vệ tim khỏi bệnh mạch vành.
Các nhà khoa học Mỹ tiến hành thử nghiệm trên 9 phụ nữ tuổi 49-62 và 10 nam giới tuổi 45-64. Hằng ngày, trong bữa ăn tối, các ông được dùng 4 cốc bia và các bà dùng 3 cốc. Kết quả thu được sau 3 tuần nghiên cứu là:
- Hàm lượng HDL tăng gần 12% (những nghiên cứu trước đó cho thấy cholesterol tốt này chỉ cần tăng 2% là đủ để giảm nguy cơ bị bệnh tim).
- Hoạt tính của PON tăng 4% ở cuối thời kỳ uống bia.
- Tỷ lệ apolipoprotein A-1(thành phần protein có ích cho tim của HDL) tăng 9% ở cuối thời kỳ uống bia.
Theo các tác giả, cơ chế bảo vệ tim của bia là như nhau ở nam giới khỏe mạnh và phụ nữ tuổi mãn kinh. Các công trình trước đó mới chỉ tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống bia rượu vừa phải và sự giảm nguy cơ bệnh tim ở nam giới.
Báo cáo đăng trên tạp chí Nghiện rượu: Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm số ra tháng 9.
Thu Thủy (theo Reuters)
Các nhà khoa học Mỹ tiến hành thử nghiệm trên 9 phụ nữ tuổi 49-62 và 10 nam giới tuổi 45-64. Hằng ngày, trong bữa ăn tối, các ông được dùng 4 cốc bia và các bà dùng 3 cốc. Kết quả thu được sau 3 tuần nghiên cứu là:
- Hàm lượng HDL tăng gần 12% (những nghiên cứu trước đó cho thấy cholesterol tốt này chỉ cần tăng 2% là đủ để giảm nguy cơ bị bệnh tim).
- Hoạt tính của PON tăng 4% ở cuối thời kỳ uống bia.
- Tỷ lệ apolipoprotein A-1(thành phần protein có ích cho tim của HDL) tăng 9% ở cuối thời kỳ uống bia.
Theo các tác giả, cơ chế bảo vệ tim của bia là như nhau ở nam giới khỏe mạnh và phụ nữ tuổi mãn kinh. Các công trình trước đó mới chỉ tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống bia rượu vừa phải và sự giảm nguy cơ bệnh tim ở nam giới.
Báo cáo đăng trên tạp chí Nghiện rượu: Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm số ra tháng 9.
Thu Thủy (theo Reuters)