TT - Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết nếu lạm dụng thức ăn nhanh (fast-food) sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn thức ăn nhanh quá 2 lần/tuần - Ảnh: T.ĐẠM
Gần đây, nhiều trẻ em đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh béo phì. Khi bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của trẻ, các bậc cha mẹ kể con họ thường xuyên ăn thức ăn nhanh như bánh mì sandwich, bánh hamburger... Có trẻ sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không nấu ăn được.
Trong khi người phương Tây quan niệm thức ăn nhanh là món ăn không tốt cho sức khỏe thì nhiều người VN lại cho rằng đây là món ăn sang trọng, bổ dưỡng.
Giàu năng lượng
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết thức ăn nhanh có hai loại: thức ăn nhanh công nghiệp như bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường và thức ăn nhanh bán công nghiệp như gà rán, hamburger, bánh pizza...là thức ăn rất giàu năng lượng. Một phần gà rán có trên 400- 450 kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.
Bác sĩ Diệp nói không thể phủ nhận thức ăn nhanh là tiện lợi, cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hoạt động, học tập... nhưng nếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng . Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu.
Không cân đối về dinh dưỡng
Theo bác sĩ Trần Quốc Cường, phòng khám Trung tâm Dinh dưỡng TP, thức ăn nhanh có năng lượng cao hơn một bữa ăn bình thường nhưng lại nhỏ gọn nên chỉ trong một thời gian rất ngắn người ăn đã thu thập năng lượng nhiều hơn nhu cầu. Ăn nhanh thường làm cơ thể chưa cảm thấy no, vì thế người ăn thức ăn nhanh luôn ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế.
Điều làm các bác sĩ lo lắng là trong các phần thức ăn nhanh các cửa hàng lại khuyến mãi thêm ly nước ngọt, hoặc thêm một phần khoai tây chiên. Nhiều người lý giải có những phần thức ăn nhanh có rau (chứa các vitamin) và khoai tây (chứa chất xơ) nhưng rau lại trộn với nhiều chất béo và khoai tây được chiên ngập trong mỡ, dầu thì chất xơ và các vitamin không còn bao nhiêu.
ThS.BS Đào Thị Yến Phi - trưởng bộ môn dinh dưỡng ĐH Y Phạm Ngọc Thạch - phân tích thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...). Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe , đặc biệt không tốt cho tim mạch. Xét về mặt dinh dưỡng , thức ăn nhanh không phải là loại thực phẩm cân đối về mặt dinh dưỡng .
Không thưởng cho trẻ bằng thức ăn nhanh
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM, cho rằng thỉnh thoảng trẻ ăn thức ăn nhanh là bình thường nhưng ăn thường xuyên không tốt vì những loại thức ăn nhanh nhiều dầu ăn, nhiều chất béo, nhiều chất ngọt, dư năng lượng và ít rau xanh sẽ dễ dẫn đến béo phì. Nhưng ngay cả những trường hợp béo phì này vẫn thiếu các vi chất dinh dưỡng . Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối. Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình chứ không phải vì mải mê khuyến mãi mà chọn một phần ăn lớn, ráng ăn cho hết sẽ gây mệt cho dạ dày, gan, mật, tụy.
Theo BS Đào Thị Yến Phi, ăn nhiều thức ăn nhanh dẫn đến nguy cơ: tăng lượng mỡ dự trữ, tăng năng lượng dư thừa, tăng nguy cơ béo phì và các hệ quả của béo phì như: tiểu đường type 2, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ... Theo khuyến cáo của nhà dinh dưỡng , không nên ăn quá hai lần mỗi tuần, và càng phải ăn ít hơn đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc một trong những bệnh trên. Phụ huynh tránh tập thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, hoặc tập thói quen ăn hằng tuần.
Còn bác sĩ Ngọc Diệp khuyên những người béo phì hoặc có nguy cơ béo phì (cân nặng gần đến ngưỡng béo phì, hoặc trong gia đình có nhiều người béo phì) nên hạn chế tối đa sử dụng thức ăn nhanh.
THÙY DƯƠNG - KIM SƠN
[TD="bgcolor: #cfe6f9, align: center"]Cha mẹ căng thẳng, con hay ăn fast-food
Trang HealthDay News ngày 22-10 đăng tải kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết tình trạng căng thẳng của cha mẹ có liên quan tới bệnh béo phì và thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của con cái, đặc biệt là con cái họ cũng có nhiều khả năng chọn thức ăn nhanh để ăn hơn những đứa trẻ khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng cha mẹ và sức tiêu thụ đồ ăn nhanh của con cái.
Theo nhóm nghiên cứu, khi căng thẳng cha mẹ có xu hướng mua nhiều đồ ăn nhanh cho gia đình nhằm tiết kiệm thời gian, họ cũng ít chú ý tới con hơn, để con ăn nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe và lười vận động.
* Trong khi đó, tờ Washington Post ngày 23-10 cho biết thành viên hội đồng hạt Prince George (bang Maryland, Mỹ), bà Karen Toles, vừa đề xuất dự luật nhằm ngăn chặn sự bành trướng của các cửa hàng thức ăn nhanh trong khu vực.
K.L.
Nguồn tuoitre
Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn thức ăn nhanh quá 2 lần/tuần - Ảnh: T.ĐẠM
Gần đây, nhiều trẻ em đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh béo phì. Khi bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của trẻ, các bậc cha mẹ kể con họ thường xuyên ăn thức ăn nhanh như bánh mì sandwich, bánh hamburger... Có trẻ sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không nấu ăn được.
Trong khi người phương Tây quan niệm thức ăn nhanh là món ăn không tốt cho sức khỏe thì nhiều người VN lại cho rằng đây là món ăn sang trọng, bổ dưỡng.
Giàu năng lượng
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết thức ăn nhanh có hai loại: thức ăn nhanh công nghiệp như bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường và thức ăn nhanh bán công nghiệp như gà rán, hamburger, bánh pizza...là thức ăn rất giàu năng lượng. Một phần gà rán có trên 400- 450 kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.
Bác sĩ Diệp nói không thể phủ nhận thức ăn nhanh là tiện lợi, cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hoạt động, học tập... nhưng nếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng . Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu.
Không cân đối về dinh dưỡng
Theo bác sĩ Trần Quốc Cường, phòng khám Trung tâm Dinh dưỡng TP, thức ăn nhanh có năng lượng cao hơn một bữa ăn bình thường nhưng lại nhỏ gọn nên chỉ trong một thời gian rất ngắn người ăn đã thu thập năng lượng nhiều hơn nhu cầu. Ăn nhanh thường làm cơ thể chưa cảm thấy no, vì thế người ăn thức ăn nhanh luôn ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế.
Điều làm các bác sĩ lo lắng là trong các phần thức ăn nhanh các cửa hàng lại khuyến mãi thêm ly nước ngọt, hoặc thêm một phần khoai tây chiên. Nhiều người lý giải có những phần thức ăn nhanh có rau (chứa các vitamin) và khoai tây (chứa chất xơ) nhưng rau lại trộn với nhiều chất béo và khoai tây được chiên ngập trong mỡ, dầu thì chất xơ và các vitamin không còn bao nhiêu.
ThS.BS Đào Thị Yến Phi - trưởng bộ môn dinh dưỡng ĐH Y Phạm Ngọc Thạch - phân tích thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...). Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe , đặc biệt không tốt cho tim mạch. Xét về mặt dinh dưỡng , thức ăn nhanh không phải là loại thực phẩm cân đối về mặt dinh dưỡng .
Không thưởng cho trẻ bằng thức ăn nhanh
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM, cho rằng thỉnh thoảng trẻ ăn thức ăn nhanh là bình thường nhưng ăn thường xuyên không tốt vì những loại thức ăn nhanh nhiều dầu ăn, nhiều chất béo, nhiều chất ngọt, dư năng lượng và ít rau xanh sẽ dễ dẫn đến béo phì. Nhưng ngay cả những trường hợp béo phì này vẫn thiếu các vi chất dinh dưỡng . Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối. Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình chứ không phải vì mải mê khuyến mãi mà chọn một phần ăn lớn, ráng ăn cho hết sẽ gây mệt cho dạ dày, gan, mật, tụy.
Theo BS Đào Thị Yến Phi, ăn nhiều thức ăn nhanh dẫn đến nguy cơ: tăng lượng mỡ dự trữ, tăng năng lượng dư thừa, tăng nguy cơ béo phì và các hệ quả của béo phì như: tiểu đường type 2, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ... Theo khuyến cáo của nhà dinh dưỡng , không nên ăn quá hai lần mỗi tuần, và càng phải ăn ít hơn đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc một trong những bệnh trên. Phụ huynh tránh tập thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, hoặc tập thói quen ăn hằng tuần.
Còn bác sĩ Ngọc Diệp khuyên những người béo phì hoặc có nguy cơ béo phì (cân nặng gần đến ngưỡng béo phì, hoặc trong gia đình có nhiều người béo phì) nên hạn chế tối đa sử dụng thức ăn nhanh.
THÙY DƯƠNG - KIM SƠN
[TD="bgcolor: #cfe6f9, align: center"]Cha mẹ căng thẳng, con hay ăn fast-food
Trang HealthDay News ngày 22-10 đăng tải kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết tình trạng căng thẳng của cha mẹ có liên quan tới bệnh béo phì và thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của con cái, đặc biệt là con cái họ cũng có nhiều khả năng chọn thức ăn nhanh để ăn hơn những đứa trẻ khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng cha mẹ và sức tiêu thụ đồ ăn nhanh của con cái.
Theo nhóm nghiên cứu, khi căng thẳng cha mẹ có xu hướng mua nhiều đồ ăn nhanh cho gia đình nhằm tiết kiệm thời gian, họ cũng ít chú ý tới con hơn, để con ăn nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe và lười vận động.
* Trong khi đó, tờ Washington Post ngày 23-10 cho biết thành viên hội đồng hạt Prince George (bang Maryland, Mỹ), bà Karen Toles, vừa đề xuất dự luật nhằm ngăn chặn sự bành trướng của các cửa hàng thức ăn nhanh trong khu vực.
K.L.
Nguồn tuoitre