➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Đau răng, súc vật cắn, nổi mẩn ngứa, cảm sốt, đau dạ dày… là những bệnh có chống chỉ định khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai (PNMT) nên khi mắc bệnh họ đều âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ (BS), không phải trường hợp điều trị nào cũng dùng thuốc và không phải thuốc nào cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
Đau răng: Có thể trám răng, cạo vôi răng
PNMT dễ mắc bệnh răng miệng, khoảng 80% là viêm nướu. BS Tạ Thị Trúc Mai - phòng Răng Hàm Mặt khoa Khám bệnh, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương cho biết, cứ 10 PNMT đến khám đã có tám người bị sưng nướu, một số còn sưng môi, sưng mặt vì tự dùng thuốc dân gian điều trị do tâm lý sợ uống thuốc. Bệnh răng miệng nói chung, không được điều trị kịp thời, tự ý nhét thuốc hoặc dùng thuốc dân gian là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng như áp - xe nướu, viêm xoang, nhiễm trùng chóp, áp-xe trong xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt dễ gây nhiễm trùng huyết... từ đó gây mất răng, sinh non, thậm chí tử vong.
Trong quá trình mang thai vẫn có thể can thiệp bằng các thủ thuật nhẹ nhàng như cạo vôi răng, trám răng. Riêng ba tháng đầu và ba tháng cuối không nên can thiệp các thủ thuật như nhổ răng, tiểu phẫu… Việc chụp X-quang răng vẫn có thể được tiến hành (với sự bảo vệ của áo chì). Trường hợp bị nhiễm trùng, BS sẽ cân nhắc cho dùng thuốc phù hợp mà không ảnh hưởng đến thai.
Súc vật cắn: Có vaccin an toàn
Nhiều người cho rằng tiêm vaccin phòng dại là đưa một lượng chất độc vào cơ thể, có nhiều tác dụng phụ, rất nguy hiểm cho PNMT, trẻ sinh ra sẽ bị còi xương, chậm lớn…
ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh - Trưởng khoa khám bệnh A, BV Hùng Vương tư vấn, không phải khi nào bị súc vật cắn cũng tiêm phòng. Nếu vết cắn nhẹ, xa não; con vật sống bình thường khỏe mạnh; không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực… thì BS sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích… cần đi tiêm. Ngược lại, con vật vẫn sống khỏe mạnh thì không cần. Trường hợp bị cắn ngoài quần áo, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì virus không xâm nhập qua vải. Phải tiêm vaccin ngay khi con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục kể cả bị sây sát nhẹ; nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật; tại nơi cắn có súc vật bị dại.
Trong thai kỳ, tiêm uốn ván là an toàn và cần thiết. Viêm gan siêu vi B cũng có thể tiêm, tuy không phổ biến tại Việt Nam. Các nhóm vaccin còn lại, không khuyến cáo dùng trong thai kỳ; tuy nhiên, khi bà mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh và việc không tiêm ngừa có thể làm nguy hại đến tính mạng, thì buộc lòng phải tiêm. Với trường hợp bị súc vật cắn, hiện nay có loại vaccin phòng dại hiệu quả được sản xuất từ não súc vật non (chuột bạch) và sử dụng an toàn cho PNMT.
Đau dạ dày: Điều trị hiệu quả bằng chế độ ăn
Khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên PNMT dễ bị đau dạ dày, tần suất xuất hiện những cơn đau dạ dày nhiều hơn, trào ngược dạ dày thực quản, dễ có nguy cơ nhiễm Helicobacter-pylori hơn.
Theo ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng - phụ trách khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân 115, trong một số trường hợp, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nếu tình trạng nôn mửa, rối loạn tiêu hóa và cơn đau vẫn xuất hiện nhiều thì BS mới tính đến phương án dùng thuốc. BS sẽ cân nhắc và chỉ sử dụng những nhóm thuốc, liều lượng thuốc, thời gian dùng thuốc để khỏi bệnh, giảm các triệu chứng khó chịu của mẹ, mà không ảnh hưởng đến thai.
Chế độ ăn uống hợp lý không những khống chế được cơn đau dạ dày mà còn điều trị hiệu quả căn bệnh này. Nên ăn những món ít có tính kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, nhiều gia vị và hóa chất; không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên chia nhỏ và đều các bữa ăn trong ngày, bữa ăn cuối trong ngày nên cách giờ đi ngủ từ ba-bốn giờ, không ăn quá khuya.
Nổi mẩn ngứa: Nguy hiểm nếu là bệnh da chuyên biệt
Hơn 50% PNMT mắc các bệnh về da. Thường gặp nhất là nổi mụn, nám, rụng tóc, rạn da, giãn tĩnh mạch, mề đay, sẩn ngứa, viêm nang lông, vàng da ứ mật, herpes thai kỳ, vảy nến.
BS Trần Thế Viện - giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, một số bệnh về da có thể ảnh hưởng lớn ở cả người mẹ và thai nhi nên không được xem nhẹ. Trong các sản phẩm chăm sóc da bị mụn thường chứa các thành phần như benzoyl peroxide, acid salicylic, retinoid, bacitracin… hoặc uống thì có tetracycline, quinolones, isotretinoin… Đây là những chất chống chỉ định với PNMT, nếu tự ý sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Hoặc những trường hợp bị ngứa, nếu chỉ là ngứa do da bị khô thì không có gì nguy hiểm, chỉ cần dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm nhẹ nhàng để chống ngứa, tránh tự ý dùng thuốc bôi chứa corticoid, crotamiton… hay thuốc uống chống ngứa như fexofenadine, hydroxyzine… và các sản phẩm có chất tẩy cao hay các thuốc Đông y. Nếu nguyên nhân gây ngứa là các bệnh da chuyên biệt do mang thai như: sẩn ngứa, viêm nang lông, vàng da ứ mật, bệnh herper thai kỳ… thì ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ và thai nhi. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm sẩy thai, tăng tỷ lệ sinh non, thai bị ngạt trong tử cung, mất máu nhiều sau sinh.
Cảm sốt thông thường không cần uống thuốc
Cảm sốt có thông thường và cảm cúm. Cảm sốt thông thường là do thay đổi thời tiết, thường là cảm lạnh và có một số triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt nhẹ, sổ mũi. Cảm cúm là do nhiễm siêu vi cúm, có triệu chứng nặng hơn như sốt cao hơn và kéo dài, nhức đầu nặng hơn hoặc làm đau nhức khắp cả mình mẩy. Cảm cúm sẽ dẫn đến một số triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm họng, viêm mũi, viêm lan tỏa.
BS Nguyễn Ngọc Thông - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho biết, cảm thông thường không cần dùng thuốc, chỉ cần thay đổi điều kiện như giữ ấm, ăn uống đầy đủ, tăng cường một số vitamin, xông nhẹ tinh dầu, xoa bóp bấm huyệt. Tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như ngồi xông, xông hơi nước, cạo gió, cắt lể. Những thuốc cảm thông thường trên thị trường như Decolgen, Tiffy, Alaxan… chỉ điều trị được triệu chứng, không điều trị được nguyên nhân và không nên sử dụng khi mang thai. Với những trường hợp cảm cúm, PNMT cần đi khám để được BS điều trị và chỉ định dùng những thuốc an toàn cho thai nhi.
Đau răng: Có thể trám răng, cạo vôi răng
PNMT dễ mắc bệnh răng miệng, khoảng 80% là viêm nướu. BS Tạ Thị Trúc Mai - phòng Răng Hàm Mặt khoa Khám bệnh, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương cho biết, cứ 10 PNMT đến khám đã có tám người bị sưng nướu, một số còn sưng môi, sưng mặt vì tự dùng thuốc dân gian điều trị do tâm lý sợ uống thuốc. Bệnh răng miệng nói chung, không được điều trị kịp thời, tự ý nhét thuốc hoặc dùng thuốc dân gian là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng như áp - xe nướu, viêm xoang, nhiễm trùng chóp, áp-xe trong xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt dễ gây nhiễm trùng huyết... từ đó gây mất răng, sinh non, thậm chí tử vong.
Trong quá trình mang thai vẫn có thể can thiệp bằng các thủ thuật nhẹ nhàng như cạo vôi răng, trám răng. Riêng ba tháng đầu và ba tháng cuối không nên can thiệp các thủ thuật như nhổ răng, tiểu phẫu… Việc chụp X-quang răng vẫn có thể được tiến hành (với sự bảo vệ của áo chì). Trường hợp bị nhiễm trùng, BS sẽ cân nhắc cho dùng thuốc phù hợp mà không ảnh hưởng đến thai.
Súc vật cắn: Có vaccin an toàn
Nhiều người cho rằng tiêm vaccin phòng dại là đưa một lượng chất độc vào cơ thể, có nhiều tác dụng phụ, rất nguy hiểm cho PNMT, trẻ sinh ra sẽ bị còi xương, chậm lớn…
ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh - Trưởng khoa khám bệnh A, BV Hùng Vương tư vấn, không phải khi nào bị súc vật cắn cũng tiêm phòng. Nếu vết cắn nhẹ, xa não; con vật sống bình thường khỏe mạnh; không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực… thì BS sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích… cần đi tiêm. Ngược lại, con vật vẫn sống khỏe mạnh thì không cần. Trường hợp bị cắn ngoài quần áo, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì virus không xâm nhập qua vải. Phải tiêm vaccin ngay khi con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục kể cả bị sây sát nhẹ; nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật; tại nơi cắn có súc vật bị dại.
Trong thai kỳ, tiêm uốn ván là an toàn và cần thiết. Viêm gan siêu vi B cũng có thể tiêm, tuy không phổ biến tại Việt Nam. Các nhóm vaccin còn lại, không khuyến cáo dùng trong thai kỳ; tuy nhiên, khi bà mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh và việc không tiêm ngừa có thể làm nguy hại đến tính mạng, thì buộc lòng phải tiêm. Với trường hợp bị súc vật cắn, hiện nay có loại vaccin phòng dại hiệu quả được sản xuất từ não súc vật non (chuột bạch) và sử dụng an toàn cho PNMT.
Đau dạ dày: Điều trị hiệu quả bằng chế độ ăn
Khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên PNMT dễ bị đau dạ dày, tần suất xuất hiện những cơn đau dạ dày nhiều hơn, trào ngược dạ dày thực quản, dễ có nguy cơ nhiễm Helicobacter-pylori hơn.
Theo ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng - phụ trách khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân 115, trong một số trường hợp, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nếu tình trạng nôn mửa, rối loạn tiêu hóa và cơn đau vẫn xuất hiện nhiều thì BS mới tính đến phương án dùng thuốc. BS sẽ cân nhắc và chỉ sử dụng những nhóm thuốc, liều lượng thuốc, thời gian dùng thuốc để khỏi bệnh, giảm các triệu chứng khó chịu của mẹ, mà không ảnh hưởng đến thai.
Chế độ ăn uống hợp lý không những khống chế được cơn đau dạ dày mà còn điều trị hiệu quả căn bệnh này. Nên ăn những món ít có tính kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, nhiều gia vị và hóa chất; không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên chia nhỏ và đều các bữa ăn trong ngày, bữa ăn cuối trong ngày nên cách giờ đi ngủ từ ba-bốn giờ, không ăn quá khuya.
Nổi mẩn ngứa: Nguy hiểm nếu là bệnh da chuyên biệt
Hơn 50% PNMT mắc các bệnh về da. Thường gặp nhất là nổi mụn, nám, rụng tóc, rạn da, giãn tĩnh mạch, mề đay, sẩn ngứa, viêm nang lông, vàng da ứ mật, herpes thai kỳ, vảy nến.
BS Trần Thế Viện - giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, một số bệnh về da có thể ảnh hưởng lớn ở cả người mẹ và thai nhi nên không được xem nhẹ. Trong các sản phẩm chăm sóc da bị mụn thường chứa các thành phần như benzoyl peroxide, acid salicylic, retinoid, bacitracin… hoặc uống thì có tetracycline, quinolones, isotretinoin… Đây là những chất chống chỉ định với PNMT, nếu tự ý sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Hoặc những trường hợp bị ngứa, nếu chỉ là ngứa do da bị khô thì không có gì nguy hiểm, chỉ cần dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm nhẹ nhàng để chống ngứa, tránh tự ý dùng thuốc bôi chứa corticoid, crotamiton… hay thuốc uống chống ngứa như fexofenadine, hydroxyzine… và các sản phẩm có chất tẩy cao hay các thuốc Đông y. Nếu nguyên nhân gây ngứa là các bệnh da chuyên biệt do mang thai như: sẩn ngứa, viêm nang lông, vàng da ứ mật, bệnh herper thai kỳ… thì ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ và thai nhi. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm sẩy thai, tăng tỷ lệ sinh non, thai bị ngạt trong tử cung, mất máu nhiều sau sinh.
Cảm sốt thông thường không cần uống thuốc
Cảm sốt có thông thường và cảm cúm. Cảm sốt thông thường là do thay đổi thời tiết, thường là cảm lạnh và có một số triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt nhẹ, sổ mũi. Cảm cúm là do nhiễm siêu vi cúm, có triệu chứng nặng hơn như sốt cao hơn và kéo dài, nhức đầu nặng hơn hoặc làm đau nhức khắp cả mình mẩy. Cảm cúm sẽ dẫn đến một số triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm họng, viêm mũi, viêm lan tỏa.
BS Nguyễn Ngọc Thông - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho biết, cảm thông thường không cần dùng thuốc, chỉ cần thay đổi điều kiện như giữ ấm, ăn uống đầy đủ, tăng cường một số vitamin, xông nhẹ tinh dầu, xoa bóp bấm huyệt. Tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như ngồi xông, xông hơi nước, cạo gió, cắt lể. Những thuốc cảm thông thường trên thị trường như Decolgen, Tiffy, Alaxan… chỉ điều trị được triệu chứng, không điều trị được nguyên nhân và không nên sử dụng khi mang thai. Với những trường hợp cảm cúm, PNMT cần đi khám để được BS điều trị và chỉ định dùng những thuốc an toàn cho thai nhi.