Sau khi vượt cạn, cơ thể có nhiều thay đổi. Để luôn tự tin sau khi sinh con, các chị em hãy tham khảo những cách khắc phục nhược điểm của cơ thể dưới đây nhé!
1. Kích cỡ vòng ba tăng
Khi mang thai tới tháng thứ 9, bụng của mẹ bầu to hơn rất nhiều, đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, kèm theo sự tăng kích cỡ của vòng bụng thì dường như kích cỡ vòng ba cũng có nhiều thay đổi hơn.
Tuy nhiên, sau khi em bé ra đời rồi mà vòng ba vẫn không hề có xu hướng nhỏ lại thì chẳng đẹp chút nào. Nhiều phụ nữ đã quá lo lắng khi thấy vòng ba của mình trông thật “đồ sộ” dù bản thân đã cố gắng để [url="http://phunuvn.net/forums/tang-giam-can-3-vong-dep.138/"]giảm cân[/url].
Để tránh tình trạng này, các chuyên gia sức khỏe khuyên các phụ nữ mang thai hãy cố gắng đừng để tăng cân quá nhiều trong quá trình thai kỳ. Việc tìm hiểu xem ăn thế nào để vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho con nhưng không làm tăng cân quá nhiều là rất quan trọng.
Tập thể dục sau khi sinh cũng rất quan trọng. Nó sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn có nhiều canxi sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương và thúc đẩy sự phục hồi cơ thể sau sinh tốt hơn.
2. Rụng tóc
Rụng tóc gần như là một điều ám ảnh với phần lớn chị em sau khi sinh con. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì sau khi mang thai, sự tăng tiết tố estrogen sẽ khiến tóc của phụ nữ sau sinh rụng nhiều hơn bình thường. Thậm chí, nếu tóc có không bị rụng thì cũng kém khỏe và không được bóng.
Để tránh bị tóc rụng, chị em nên chú ý tới việc chăm sóc tóc ngay từ khi mang bầu. Chịu khó gội đầu và làm sạch tóc trong quá trình mang thai sẽ giúp tóc khỏe mạnh. Các tuyến bã nhờn nằm dưới nang lông sẽ không tích tụ chất bẩn và tóc cũng không còn bị xơ.
Ngoài ra, chải đầu thường xuyên và đúng cách vừa làm sạch tóc lại giúp kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng dưỡng chất giúp tóc mọc nhanh hơn.
Thêm vào đó, để hạn chế tình trạng rụng tóc, tốt nhất là các chị em không nên buộc tóc quá chặt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cũng là nhân tố quan trọng giúp chị em có mái tóc khỏe và suôn mềm.
Ảnh minh họa
3. Sự gia tăng các vấn đề về mắt
Sau khi mang thai, sự tuần hoàn máu trong cơ thể chậm hơn khiến cho các bà bầu dễ bị phù hề, xung huyết, mắt thường hay bị khô và đỏ. Để tránh những hiện tượng này, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước trong quá trình mang bầu và cố gắng để không bị mất ngủ, tránh đeo kính áp tròng.
Việc trang điểm mắt khi đang mang thai cũng được khuyến cáo là không nên vì nó sẽ làm cho mắt thấy khó chịu. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hạn chế không trang điểm khi đang có bầu.
4. Rạn da
Những vết rạn da thường hình thành trong thời gian mang thai khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Thông thường, sau khi sinh em bé khoảng 6 - 12 tháng, những vết rạn này sẽ mờ dần, tùy theo sắc tố da và cơ địa của từng người.
Cơ thể bạn thường mắc nhược điểm nào sau sinh?
[TD="width: 20px"]
Kích cỡ vòng ba tăng
[TD="width: 20px"]
Rụng tóc
[TD="width: 20px"]
Sự gia tăng các vấn đề về mắt
[TD="width: 20px"]
Rạn da
[TD="width: 20px"]
Cả 4 nhược điểm trên
Tuy vậy, nếu áp dụng ngay một số mẹo nhỏ sau đây, các bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những vết rạn da sau khi sinh nhanh hơn:
- Không chỉ thời gian mang thai, mà ngay cả sau khi sinh 3 tháng, bạn cũng cần duy trì thói quen uống và thoa kem vitamin E đều đặn mỗi ngày để cải thiện những vết rạn da.
- Mát xa vùng da bị rạn thường xuyên bằng dầu dừa, dầu oliu cũng khiến cho những vết rạn mau mờ. Những tác động xoa bóp nhẹ nhàng làm gia tăng sự lưu thông máu, tăng tính đàn hồi cho da và giúp mờ vết rạn nhanh chóng.
- Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng.
- Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần xong hơi bạn nên xông khoảng 10 - 15 phút.
1. Kích cỡ vòng ba tăng
Khi mang thai tới tháng thứ 9, bụng của mẹ bầu to hơn rất nhiều, đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, kèm theo sự tăng kích cỡ của vòng bụng thì dường như kích cỡ vòng ba cũng có nhiều thay đổi hơn.
Tuy nhiên, sau khi em bé ra đời rồi mà vòng ba vẫn không hề có xu hướng nhỏ lại thì chẳng đẹp chút nào. Nhiều phụ nữ đã quá lo lắng khi thấy vòng ba của mình trông thật “đồ sộ” dù bản thân đã cố gắng để [url="http://phunuvn.net/forums/tang-giam-can-3-vong-dep.138/"]giảm cân[/url].
Để tránh tình trạng này, các chuyên gia sức khỏe khuyên các phụ nữ mang thai hãy cố gắng đừng để tăng cân quá nhiều trong quá trình thai kỳ. Việc tìm hiểu xem ăn thế nào để vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho con nhưng không làm tăng cân quá nhiều là rất quan trọng.
Tập thể dục sau khi sinh cũng rất quan trọng. Nó sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn có nhiều canxi sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương và thúc đẩy sự phục hồi cơ thể sau sinh tốt hơn.
2. Rụng tóc
Rụng tóc gần như là một điều ám ảnh với phần lớn chị em sau khi sinh con. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì sau khi mang thai, sự tăng tiết tố estrogen sẽ khiến tóc của phụ nữ sau sinh rụng nhiều hơn bình thường. Thậm chí, nếu tóc có không bị rụng thì cũng kém khỏe và không được bóng.
Để tránh bị tóc rụng, chị em nên chú ý tới việc chăm sóc tóc ngay từ khi mang bầu. Chịu khó gội đầu và làm sạch tóc trong quá trình mang thai sẽ giúp tóc khỏe mạnh. Các tuyến bã nhờn nằm dưới nang lông sẽ không tích tụ chất bẩn và tóc cũng không còn bị xơ.
Ngoài ra, chải đầu thường xuyên và đúng cách vừa làm sạch tóc lại giúp kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng dưỡng chất giúp tóc mọc nhanh hơn.
Thêm vào đó, để hạn chế tình trạng rụng tóc, tốt nhất là các chị em không nên buộc tóc quá chặt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cũng là nhân tố quan trọng giúp chị em có mái tóc khỏe và suôn mềm.
Ảnh minh họa
3. Sự gia tăng các vấn đề về mắt
Sau khi mang thai, sự tuần hoàn máu trong cơ thể chậm hơn khiến cho các bà bầu dễ bị phù hề, xung huyết, mắt thường hay bị khô và đỏ. Để tránh những hiện tượng này, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước trong quá trình mang bầu và cố gắng để không bị mất ngủ, tránh đeo kính áp tròng.
Việc trang điểm mắt khi đang mang thai cũng được khuyến cáo là không nên vì nó sẽ làm cho mắt thấy khó chịu. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hạn chế không trang điểm khi đang có bầu.
4. Rạn da
Những vết rạn da thường hình thành trong thời gian mang thai khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Thông thường, sau khi sinh em bé khoảng 6 - 12 tháng, những vết rạn này sẽ mờ dần, tùy theo sắc tố da và cơ địa của từng người.
Cơ thể bạn thường mắc nhược điểm nào sau sinh?
[TD="width: 20px"]
Kích cỡ vòng ba tăng
[TD="width: 20px"]
Rụng tóc
[TD="width: 20px"]
Sự gia tăng các vấn đề về mắt
[TD="width: 20px"]
Rạn da
[TD="width: 20px"]
Cả 4 nhược điểm trên
Xem kết quảClick vào lựa chọn của bạn.
Tuy vậy, nếu áp dụng ngay một số mẹo nhỏ sau đây, các bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những vết rạn da sau khi sinh nhanh hơn:
- Không chỉ thời gian mang thai, mà ngay cả sau khi sinh 3 tháng, bạn cũng cần duy trì thói quen uống và thoa kem vitamin E đều đặn mỗi ngày để cải thiện những vết rạn da.
- Mát xa vùng da bị rạn thường xuyên bằng dầu dừa, dầu oliu cũng khiến cho những vết rạn mau mờ. Những tác động xoa bóp nhẹ nhàng làm gia tăng sự lưu thông máu, tăng tính đàn hồi cho da và giúp mờ vết rạn nhanh chóng.
- Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng.
- Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần xong hơi bạn nên xông khoảng 10 - 15 phút.
Theo Gia Linh
TTVN
TTVN