benhiuchuyen
New member
Phạm Minh Nhựt
Đôi lúc tôi lại nhìn lên bầu trời đầy sao, tự hỏi bao giờ em sẽ trở lại…
Lời của một cô giáo cấp 2:
“Tôi đã tìm thấy em trong một ván cờ. Em đang ngồi chơi một mình ở một góc lớp, vào giờ ra chơi. Bàn cờ, quân số hai bên đủ cả. Chỉ thiếu đấu thủ thôi.
‘Tại sao em lại ngồi chơi một mình thế?’ tôi hỏi. Phải mất một lúc sau em mới ngẩn mặt lên nhìn tôi. ‘Dạ, vì em cô đơn lắm.’
‘Sao em không ra chơi với các bạn?’
‘Em không có bạn.’
Thật lạ, tôi nghĩ, một thằng bé 12 tuổi thì làm gì lại không có bạn? Tôi nhớ hồi bằng tuổi em, tôi có mấy chục tá bạn kìa.
‘Thôi nào, đi với cô, cô sẽ kêu các bạn chơi cùng em.’
Nhưng em không chịu đi, vẫn tập trung vào ván cờ. Em đi bên trắng một nước, suy nghĩ một hồi rồi đi bên đen.
‘Thôi được,’ tôi nói. ‘Cô sẽ chơi với em, em thắng, cô đi, cô thắng, em dẹp bàn cờ, ra chơi với mấy bạn. OK?’
Em gật đầu ngay lập tức và xếp lại bàn cờ. ‘Cô bên trắng đi, em đen cho.’
Cờ vua vốn là sở trường của tôi, hồi trung học, tôi năm nào cũng đem huy chương vàng về cho trường, khó khăn gì để hạ một thằng nhóc chứ?
Thế mà tôi thua liền ba ván liên tiếp! Tôi không hiểu nổi, tôi đã giăng nhiều cạm bẫy hiểm hóc, nhằm bất ngờ chiếu hết em, nhưng em đều hóa giải một cách đáng ngạc nhiên. Thậm chí có ván em bất ngờ hô ‘Chiếu hết!’ mà tôi còn ngớ người.
Cứ như thể em đọc được suy nghĩ của tôi vậy.
Mỗi lần tôi thua, em lại thách tôi chơi lại. Tháo thắng, tôi lao theo. Cho tới khi bác bảo vệ đánh trống kết thúc giờ chơi.
‘Cô nên chạy lẹ đi,’ em nói. ‘Cô hiệu trưởng đang chờ đó!’
Tôi nhìn ván cờ với vẻ tiếc nuối. Tại sao tôi thua chứ? Nhưng rồi nghĩ tới vẻ mặt đằng đằng sát khí của cô hiệu trưởng, tôi nhanh chóng bỏ đi. Lúc đó, tôi thậm chí còn không thắc mắc vì sao em biết tôi có hẹn với cô hiệu trưởng!
Khi gõ cửa phòng cô hiệu trưởng, tôi chuẩn bị tinh thần “nghe chửi” vì biết cô khó tính. ‘Vào đi,’ cô bảo. Cô đón tôi bằng sự vui vẻ lạ thường. Hỏi ra mới biết cô hẹn tôi chỉ để nói chuyện về Tuấn, tên em. ‘Tôi đã thấy cô chơi cờ với thằng bé,’ cô hiểu trưởng nói. ‘Hai cô cháu chơi vui không?’
Tôi lẽn bẽn gật đầu. Cô muốn nói gì chứ?
‘Cô Như nên đặc biệt quan tâm tới thằng bé,’ cô nói tiếp. ‘Ba mẹ nó ly dị từ nhỏ. Năm ngoái nó bị bắt cóc. Hiện tại đang được bà ngoại nuôi, vì bố mẹ chúng phải lo cho con cái riêng của họ. Hai người đó thiệt tình, cứ mỗi lần nhìn thằng Tuấn là thấy khuôn mặt của người kia! Nghe nói nó cũng bị bạn bè bắt nạt ở trường cũ. Tôi lo nó bị trầm cảm…Thôi, nói chung, cô Như chủ nhiệm lớp nó mà, cố chăm lo nhé!’
Ra khỏi phòng cô hiệu trưởng, tôi cảm thấy khóe mắt cay cay. Ba mẹ tôi cũng ly hôn khi tôi còn nhỏ. Tôi hiểu cảm giác đó thế nào. Tôi về ở với mẹ, vừa thương vừa ghét bà. Thương vì giờ tôi chỉ có mình bà, bà phải vừa làm mẹ vừa làm ba. Ghét vì bà ngoại tình nên ba mới bỏ đi. Cảm xúc khi ấy lẫn lộn vô cùng, đủ khiến con người ta nổ tung. May là khi ấy tôi đã 14 tuổi, đủ chín chắn để không ngã gục. Tôi tự hỏi em, mới chỉ 12 tuổi, lại quen sống sung sướng từ bé, có đủ sức vượt qua hay không. Lại còn vụ bắt cóc nữa. Ôi trời…Chả trách sao em không dám tiếp xúc với các bạn…
Giây phút đó, tôi tự hứa với lòng mình sẽ bảo vệ, che chở cho em, giúp em hòa nhập với các bạn.
Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Tôi đã bí mật họp những học sinh khác trong lớp lại, phân tích tình hình của em cho chúng biết, dặn chúng không được trêu chọc mà phải thương yêu, quan tâm tới em. Đứa nào cũng gật đầu lia lịa, tôi hơi nghi nghi, liệu có khả thi không?
Không.
Mặc cho những nỗ lực của các bạn trong lớp, em vẫn không ra khỏi tấm vỏ của mình. Chúng rủ em đi mua đồ ăn sáng chung, em lắc đầu. Rủ em đi giặt khăn lau bảng chung, em không chịu. Rủ em đi đá banh, em lảng tránh. Rủ em đi về cùng, em giả vờ không nghe. Rủ em đi xem phim, em lắc đầu…
Vài đứa con trai bày trò chọc em, giật bàn cờ em để em đuổi theo chúng, em…đi thẳng tới chỗ tôi. Tôi không còn cách nào khác là phạt những đứa kia, chúng ghét em. Khổ cho em, chúng lại là những đứa quậy phá nhất trong lớp. Chúng biết mấy trò quậy phá của mình có tác dụng nên tiếp tục làm thế với em. Dần dần, từ chỗ đùa chơi, chúng chuyển sang bắt nạt em. Tôi từng chứng kiến một trong số chúng đá bàn cờ của em và đạp lên những quân cờ, sau đó túm lấy áo em, tính cho em một cây kem vào mặt. Nếu tôi không vào can thì không biết chuyện gì đã xảy ra…cho chúng (!)
Vào giờ thể dục, cả lớp xuống sân, khi lên thì một đứa la lên mất máy tính. Thầy giám thị đi ngang qua lúc đó, bèn cho lục cặp từng đứa một. Không hiểu thế nào lại tìm thấy cái máy tính trong cặp em. Tôi biết em sẽ không bao giờ làm vậy.Thế nhưng thầy giám thị chỉ thấy những gì thầy thấy, thế là thầy phạt em chạy quanh trường 50 vòng, mặc cho em cố gắng giải thích thế nào, thầy cũng không tin.
Sau khi em chạy xong, người mệt nhòa, ướt đẫm mồ hôi, thầy dẫn em lên phòng giám thị. Gọi phụ huynh.
Tất nhiên là ba mẹ em không đến, ông em lại đến thay. Ông là người bảo hủ, nghe tội lỗi em xong, mượn thầy cái roi, đánh em ngay tại chỗ, bạn bè chạy ra nhìn. Tôi cũng nhìn.
Nhìn em khóc không thành tiếng.
Khi ông đánh tới roi thứ năm thì em đứng dậy và bỏ chạy khỏi trường. Em la lên điều gì đó tôi không nghe rõ, nhưng hình như là tiếng chửi thề.
Ông chạy theo em. Tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi cả hai về nhà.
Nhưng em đã không về nhà, tối đó, em tới nhà tôi. Hỏi rằng liệu em có thể ngủ lại một đêm được không, ông đuổi em ra khỏi nhà.
‘Để cô gọi cho ông em,’ tôi nói.
‘Không, cô làm ơn, em không thể về nhà đêm nay được!’
‘Tại sao?’
‘Ông sẽ đánh em mất. Chỉ đêm nay thôi cô.’
Tôi đành phải đồng ý. ‘Nhưng cô vẫn phải gọi cho ông em, lỡ ông lo thì sao?’
‘Để mai gọi đi cô, chứ nếu cô gọi bây giờ ổng tới bắt em về…’
Tôi lắc đầu ngao ngán. Em vui vẻ bước vào trong.
Nhà tôi là nhà thuê, nên tôi phải nói dối chủ nhà em là đứa cháu người nhà gửi nhờ đêm nay.
‘Em vào tắm rửa đi rồi ăn cơm,’ tôi nói. Hên là em có mang quần áo theo, chứ không tôi cũng chẳng biết kiếm đâu ra.
‘Xà bông để trên cái kệ, em với tới được không?’ tôi chạy ra nói với em và bất ngờ trông thấy…
Một cảnh tượng:
Trên cơ thể gầy gò của em
chi chit những vết sẹo đủ màu
ngực, lưng, tay, chân
đủ cả
‘Ôi trời ơi,’ tôi gần như la lên. Em nhanh chóng lấy áo che người lại rồi la lên: ‘Cô đi đi!’
Những vết sẹo ấy trông kinh hoàng tới mức tôi suýt nữa chạy đi thật. Nhưng tôi không nỡ. Tôi chậm chậm tiến tới bên em. ‘Không, cô đừng gọi cho ông em, không phải ông đánh đâu…Không phải ba em đâu…’
Tôi bất ngờ vô cùng, em vừa nói đúng những gì tôi nghĩ. Nhưng tôi không để ý tới điều đó, tôi chỉ muốn tới và ôm em, ước sao điều đó có thể xoa dịu những vết thương ấy.
‘Cô đừng lại gần!’ em nói, giọng nhẹ hơn nhưng vẫn kiên quyết.
‘Nói cô nghe, tại sao vậy? Ai đã…’
Tôi chưa hết câu thì em đóng sầm cửa lại. Thật vô lễ, tôi nghĩ, cô chưa nói hết. ‘Em sẽ giải thích sao ạ,’ em nói vọng từ trong ra. Lạ thật, như thể em biết tôi nghĩ gì.
Suốt bữa cơm, em chỉ im lặng.
‘Sao thế?’ tôi hỏi. ‘Cơm không ngon hả?’
Đúng là không ngon, tôi nấu dở ẹt.
‘Dạ không,’ em đáp. ‘Cơm ngon lắm ạ.’
‘Cơm ngon lắm, cơm ngon lắm,’ con vẹt La La của tôi trong cái lồng treo gần đó hùa theo.
‘Con vẹt đẹp lắm ạ,’ em nói, mắt không rời La La. ‘Em cũng từng có một con, nhưng ba đập chết nó rồi.’
Tôi lặng người, không tin nổi những gì mình vừa nghe thấy.
‘Do ổng say nên mới vậy, mà thật ra…ổng lúc nào chả say?’
Em quay lại với chén cơm, không nói gì thêm nữa.
‘Em biết đứa nào ăn cắp máy tính,’ em đột ngột nói.
Cô nghe đây, tôi nghĩ.
‘Thằng Đức và Việt. Tụi nó ban đầu lấy máy tính của Hương. Sau đó thấy thầy Nhân giám thị vô sợ quá nên thằng Đức ném máy tính cho thằng Việt. Thằng Việt lén bỏ vô cặp em. Nó ngồi ngay sau em. Em chưa kịp lấy ra thì thầy tới kiểm cặp.
‘Sao em biết rõ thế, như thể em thấy hết vậy?’ tôi hỏi, hơi nghi ngờ.
‘Em nói thật mà.’
‘Làm sao em chứng minh được chứ?’
‘Em không biết, sáng mai em sẽ tới nói chuyện với tụi nó.’
Từ ‘nói chuyện’ nghe có vẻ hơi ghê ghê. Tôi tính nói gì đó thì em chen ngang.
‘Em không đánh nhau đâu, cô đừng lo. Tất nhiên, trừ khi tụi nó đánh em trước.’
Đêm ấy, hai cô cháu tôi ngủ chung giường. Tôi mơ thấy một giấc mơ kì lạ. Trong giấc mơ, tôi đang ở trong một khu rừng trên núi vào ban đêm. Tôi bị lạc, không biết mình đang ở đâu. Bất chợt, một luồng sáng chiếu thẳng xuống người tôi. Tôi nhìn lên trên và trông thấy một vật thể khổng lồ hình tam giác cân, đang lơ lửng trên bầu trời. Tôi biết nó trông giống thứ gì.
Đĩa bay.
Tôi là fan hâm mộ của series Hồ sơ tối mật, nói về người ngoài hành tinh. Tôi đoán rằng mình coi nhiều quá nên những hình ảnh trong series đã đi vào giấc mơ mình. Tình huống của tôi hoàn toàn giống với một nhân vật trong phim, hình như tên tập đó là ‘Max’, trong mùa thứ 4 của series. Nếu đây đúng như trong phim, chiếc đĩa bay sẽ thả ai đó xuống hoặc…
Bắt tôi đi.
Tôi hoảng hồn tỉnh dậy. Nhìn sang kế bên, thấy em vẫn còn đang ngủ. Trong giấc ngủ, em ngây thơ không khác gì thiên thần. Ôi trời, tôi nghĩ, ông tướng, ngủ gì mà đeo cả kính thế kia? Tôi nhẹ nhàng tháo kính trên mắt em ra rồi đặt lên bàn. Gọng kính bị gãy, được dán lại bằng băng keo.
Bây giờ em trông còn đẹp đẽ, thánh thiện hơn bao giờ hết. Giai điệu bài Sleeping Child chợt vang lên trong trí óc tôi. Tôi tự lặp lại lời hứa với lòng mình, sẽ bảo vệ em, dù thế nào đi nữa.
Sang hôm sau, trường tổ chức khám sức khỏe. Tuấn sợ phải cởi áo cho bác sĩ khám nên không chịu đi. Tôi động viên em: ‘Sẹo có gì đâu mà em sợ? Chúng chỉ là những vết thương đã lành, chứng tỏ em đã vượt qua nỗi đau, đáng khoe chứ sao che?’
Tôi nào biết vết thương trong lòng em vẫn chưa bao giờ thành sẹo.
Sau giờ khám, tôi tới gặp bác sĩ để khỏi thăm tình hình của em, thú thật tôi cũng hơi lo.
‘Mấy vệt sẹo hơi làm tôi sợ,’ vị bác sĩ nói. ‘Tôi hiếm khi chứng kiến vết thương nào lớn và sâu như vậy. Nó lành là may đó…Nói chung, sức khỏe em đó cũng ổn, không có gì đáng lo.’
Nghỉ một lát rồi ông tiếp: ‘Có điều cô bảo cậu bé đi đo lại kính nhé, cận quá chừng mà đeo kính có chút xíu.
Giờ ra chơi, tôi cùng một số thầy cô họp ở phòng hội đồng. Khi đi ra, tôi nghe nói Tuấn đang ở phòng giám thị. Tôi chạy tới hỏi thì mới biết em đã đánh nhau với Đức và Việt.
‘Thế em Tuấn có bị sao không?’ tôi hỏi thầy giám thị.
‘Cô khỏi lo cho nó, nó khỏe. Lo cho hai thằng kia kìa, bị đánh tới mức vô trạm xá!’
Cái gì? Tôi gần như la lên. Không thể tin được.
‘Thế giờ Tuấn ở đâu vậy thầy?’ tôi hỏi.
‘Đang uống trà với cô hiệu trưởng,’ thầy đáp.
Tôi vào phòng cô hiệu trưởng, trong lúc em đang kể lại sự việc. Em nói rằng mình tới gặp Việt và Đức để bắt tụi nó xin lỗi vì đã đổ lỗi ăn cắp máy tính cho em, đồng thời nói ra sự thật. Chúng nó không chịu, lôi em ra một góc hành lang vắng rồi tính đánh em. Nhưng em đã đánh lại được tụi nó. Thằng Đức bị em xô ngã, đưa tay ra chống xuống đất nên gãy tay. Thằng Việt đánh em nhưng em né được, nó mất đà, đập mặt vô tường, gãy mũi.
Cả tôi lẫn cô hiệu trưởng nhìn em rồi lại nhìn nhau rồi lại nhìn em. Ai tin nổi đứa học trò gầy nhom này lại đánh nổi hai thằng nổi tiếng côn đồ nhất trường đó?
‘Em biết được tụi nó sẽ đánh thế nào mà!’
Vài ngày sau, các thầy cô quyết định đưa Tuấn ra hội đồng kỉ luật. Sau một hồi tranh luận, họ quyết định, hình phạt thỏa đáng nhất là đuổi học em hai tuần. Đức và Việt, mỗi đứa bị một tuần. Gia đình đứa nào cũng tức giận (với chúng) về chuyện này. Nhất là gia đình Tuấn, ông em giận tím mặt nhưng không dám đánh đòn cháu, sợ nó sẽ bỏ nhà đi nữa. Ông đã quyết định nói chuyện với em. Họ nói với nhau những gì thì tôi không biết. Nhưng có lẽ không được thoải mái cho lắm. Tôi cảm nhận được điều đó từ em.
Lần cuối cùng tôi gặp em, trông em rất… “ngầu”. Em không biểu lộ chút cảm xúc nào nữa cả. Nhưng tôi vẫn cảm thấy những vết thương trong lòng em, chúng như mặt đất cằn cỗi lâu ngày chốc chốc bỗng nứt mở toác ra. Không bao giờ lành lại được.
Em bảo rằng mình sẽ về quê với bà ngoại ở gần Long Hải trong hai tuần đó.
Mỗi lần vào lớp dạy, tôi hay nhìn vào chỗ ngồi của em, ngay trước bàn giáo viên. Cám giác như bộ bàn ghế ấy đang nhìn trả lại mình. Tôi lo cho em.
Đêm đó, tôi mơ thấy một con vẹt, không phải con La La dễ thương của tôi, mà là một con vẹt khác. Con vẹt ấy già và xấu xí, những sợi lông gần như rụng cả.
Nó bị nhốt trong một cái chuồng, miệng phát ra những lời chửi rủa: ‘Con mụ đàn bà chết tiệt! Đồ láo toét! Khốn nạn! Chết đi! Rót thêm rượu coi…’
Còn nhiều điều mà nó nói kinh khủng tới mức tôi không dám viết ra, chỉ riêng việc nghĩ tới chúng thôi cũng làm tôi rùng mình.
Tôi chợt nghĩ: Phải chăng đó là con vẹt của Tuấn?
Chủ nhật đó, câu lạc bộ Speak up của tôi đi chơi Long Hải, 2 ngày một đêm.
Tôi nghĩ, đây sẽ là cơ hội để mình nói chuyện với em.
Đêm đó, tôi, thay vì chơi cùng nhóm mình, đã tự ý tách ra và kiếm em.
Trước đó, em đã cho tôi biết nhà ngoại em ở đâu. Tôi bèn thuê một chiếc đạp điện để tới đó. Nó ở sâu tít trong một con hẻm. Sau một hồi mò mẫm, tôi bị lạc, phải hỏi đường một phụ nữ. Bà ta biết nhà em, chỉ tôi, rồi nói luôn:
‘Tôi nghe người ta kể thằng bé nhà đó bị người ngoài hành tinh bắt cóc năm ngoái, khi được trả về thì bị tẩy não hay đại khái vậy. Nó đọc được mình nghĩ gì trong đầu. Tôi không tin, nhưng vẫn không dám giao du với họ từ đó, cũng không dám cho con cái mình tới gần. Cô cẩn thận đó.’
Là một tín đồ của Hồ sơ tối mật, tôi hoàn toàn tin vào người ngoài hành tinh lẫn việc bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Tôi nhớ tới ván cờ của mình, những lần em nói đúng suy nghĩ của tôi, việc em đoán trước được cú đánh của hai thằng Đức và Việt, giấc mơ của tôi…
Mọi thứ đều hợp lý cả. Tôi nhớ tới tập cuối của mùa thứ 5, trong đó cũng có nói về một cậu bé mang DNA người ngoài hành tinh với khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Cậu ta đã nói gì về việc chơi cờ nhỉ? Phải rồi, việc đọc suy nghĩ của những người xung quanh như mình nghe radio bắt được tất cả các sóng cùng lúc, nghe nó rất lộn xộn. Nhưng khi chơi cờ, ta chỉ tập trung đọc suy nghĩ của đối phương nên thoải mái hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao em lại thích chơi cờ như vậy (!)
Bạn nghĩ đáng ra tôi nên sợ hãi mà bỏ chạy phải không? Ừ, có lẽ. Tôi đang rất sợ. Sợ em. Tôi không biết em còn làm được gì nữa. Tôi có thể gặp nguy hiểm ngay lúc này, nhưng…Trực giác mách bảo tôi em đang gặp chuyện. Tôi không thể bỏ mặc em ngay lúc này. Tôi phải tới đó. Tôi đã hứa sẽ bảo vệ em rồi mà…
Bà em đón tiếp tôi ân cần, tưởng tôi được nhà trường cử tới có việc. Tôi bảo mình chỉ muốn nói chuyện với em, bà dẫn tôi lên lầu và để tôi lại với em.
Em đang ngồi chơi cờ một mình, quay lưng lại với tôi.
Tôi nghĩ: Nếu em đọc được suy nghĩ của tôi, giơ tay phải lên.
Em giơ tay phải lên.
Tay trái, tôi nghĩ.
Em giơ tay trái lên.
Bây giờ, nhảy như Sharika coi.
Em làm như vậy.
‘Thật kinh ngạc,’ tôi thốt lên. ‘Em là hàng thật trăm phần trăm!’
‘Em đã nói mình không giống các bạn rồi mà!’ em bảo tôi.
‘Cô không có ý gì cả, chỉ là…’
‘Quái dị, đúng không?’
Tôi biết mình không cần che giấu suy nghĩ.
‘Em làm tôi thất vọng quá,’ tôi nói. ‘Em đã ăn gian khi chơi cờ với tôi! Thế là không công bằng chút nào cả!’
Em quay mặt lại và cả hai cô cháu cùng cười.
‘Đừng lo,’ tôi nói. ‘Cô tin em sẽ hòa nhập lại được thôi. Cô đã làm đơn xin cho em đi học sớm lại rồi…’
‘Cô không cần làm thế,’ em nói, giọng xót xa. ‘Vì tối nay em sẽ đi!’
‘Đi đâu?’
Em chỉ tay lên trời.
‘Cái…cái gì?’
‘Em chán thế giới này lắm rồi!’
‘Nhưng….còn ba mẹ, bạn bè em, cô nữa…’
Em quay sang nhìn tôi: ‘Em xin lỗi cô! Nhưng trừ cô ra, tất cả những người khác…họ làm em chỉ muốn biến mất khỏi thế giới này!’
‘Nhưng Tuấn này, em đâu biết thế giới của họ sẽ ra sao? Nếu như nơi đó không phù hợp với em thì sao? Em sẽ không thể trở về…’
‘Em đã nói chuyện với họ. Họ đã cho em thấy một thế giới mới. Nơi mà không có bạo lực, chiến tranh, sự phân biệt đối xử, ba mẹ không bạo hành con cái, mọi người hòa thuận với nhau…Em muốn được sinh ra lần nữa, ở thế giới đó!’
‘Sao em chắc đó là sự thật? Lỡ họ chỉ muốn làm thí nghiệm trên người em thôi thì sao?’
‘Nếu vậy, họ có thể bắt em đi bất cứ lúc nào, như một năm trước. Đằng này họ lại hỏi ý kiến em. Lần đầu tiên trong đời, em được quyền quyết định chuyện gì đó. Đó lại là một quyết định sẽ làm thay đổi đời em!’
Tôi không nói gì cả.
‘Em ghét cái thế giới này. Nó toàn một màu xám!’
‘Là do em nhìn thấy như thế! Do em đeo sai đôi kính mà thôi!’
Tôi không hiểu sao mình nói những lời đó. Có lẽ tôi chợt nhớ tới lời vị bác sĩ hôm khám sức khỏe chăng?
‘Không có thế giới nào hoàn hảo cả. Khi em mới sinh ra, nó có thể không hoàn hảo, có những vết đen. Nhưng nếu em chịu khó nhìn, sẽ thấy những vệt sáng, những vẻ đẹp em chưa từng thấy, chưa từng biết đến trên đời.’
‘Em chưa từng thấy những thứ đó!’
‘Là do em đeo sai kính thôi! Em cận nhiêu độ?’
‘2,5 độ.’
‘Sai, em cận tới 7 độ, bác sĩ nói thế! Bằng với tôi! Nhưng tôi vẫn yêu đời, là vì sao, tôi đeo đúng đôi kính! Em thử xem đi!’
Tôi tháo kính của mình ra và đột nhiên cả thế gian đều mờ nhạt. Tôi vấp phải vật gì đó và té ngã. Cặp kính rơi ra khỏi tay tôi. ‘Hãy cầm lấy, coi thử đi!’ tôi la lên trong đầu mình, hy vọng em sẽ nghe thấy.
Ngay lúc đó, tôi nhìn thấy một luồng sáng từ trên trời. Y hệt như trong giấc mơ của tôi. Em lại gần bên tôi, cúi sát người và nói: ‘Tạm biệt cô.’
Tôi mò mẫm, đưa tay túm chặt áo em lại. ‘Đừng đi,’ tôi nói trong nước mắt. ‘Em không thể đi được…’
Nhưng em đã không nghe mà giật tay tôi ra.
Sáng hôm sau, người ta tìm thấy tôi nằm sóng soài trên bãi biển…
Em vĩnh viễn không bao giờ được tìm thấy.
Cho tới nay, tôi vẫn không thể tha thứ cho mình. Tại sao tôi lại không bắt em thay kính ngay khi vị bác sĩ kia bảo? Gía như tôi làm vậy, biết đâu em đã nhìn thấy cuộc đời này tuy khổ nhưng còn đẹp và đáng sống tới mức nào?
‘Gía như,’ nghe nó thật buồn…
Biển Long Hải, trông nó mới đẹp làm sao.”
(ST)
Đôi lúc tôi lại nhìn lên bầu trời đầy sao, tự hỏi bao giờ em sẽ trở lại…
Lời của một cô giáo cấp 2:
“Tôi đã tìm thấy em trong một ván cờ. Em đang ngồi chơi một mình ở một góc lớp, vào giờ ra chơi. Bàn cờ, quân số hai bên đủ cả. Chỉ thiếu đấu thủ thôi.
‘Tại sao em lại ngồi chơi một mình thế?’ tôi hỏi. Phải mất một lúc sau em mới ngẩn mặt lên nhìn tôi. ‘Dạ, vì em cô đơn lắm.’
‘Sao em không ra chơi với các bạn?’
‘Em không có bạn.’
Thật lạ, tôi nghĩ, một thằng bé 12 tuổi thì làm gì lại không có bạn? Tôi nhớ hồi bằng tuổi em, tôi có mấy chục tá bạn kìa.
‘Thôi nào, đi với cô, cô sẽ kêu các bạn chơi cùng em.’
Nhưng em không chịu đi, vẫn tập trung vào ván cờ. Em đi bên trắng một nước, suy nghĩ một hồi rồi đi bên đen.
‘Thôi được,’ tôi nói. ‘Cô sẽ chơi với em, em thắng, cô đi, cô thắng, em dẹp bàn cờ, ra chơi với mấy bạn. OK?’
Em gật đầu ngay lập tức và xếp lại bàn cờ. ‘Cô bên trắng đi, em đen cho.’
Cờ vua vốn là sở trường của tôi, hồi trung học, tôi năm nào cũng đem huy chương vàng về cho trường, khó khăn gì để hạ một thằng nhóc chứ?
Thế mà tôi thua liền ba ván liên tiếp! Tôi không hiểu nổi, tôi đã giăng nhiều cạm bẫy hiểm hóc, nhằm bất ngờ chiếu hết em, nhưng em đều hóa giải một cách đáng ngạc nhiên. Thậm chí có ván em bất ngờ hô ‘Chiếu hết!’ mà tôi còn ngớ người.
Cứ như thể em đọc được suy nghĩ của tôi vậy.
Mỗi lần tôi thua, em lại thách tôi chơi lại. Tháo thắng, tôi lao theo. Cho tới khi bác bảo vệ đánh trống kết thúc giờ chơi.
‘Cô nên chạy lẹ đi,’ em nói. ‘Cô hiệu trưởng đang chờ đó!’
Tôi nhìn ván cờ với vẻ tiếc nuối. Tại sao tôi thua chứ? Nhưng rồi nghĩ tới vẻ mặt đằng đằng sát khí của cô hiệu trưởng, tôi nhanh chóng bỏ đi. Lúc đó, tôi thậm chí còn không thắc mắc vì sao em biết tôi có hẹn với cô hiệu trưởng!
Khi gõ cửa phòng cô hiệu trưởng, tôi chuẩn bị tinh thần “nghe chửi” vì biết cô khó tính. ‘Vào đi,’ cô bảo. Cô đón tôi bằng sự vui vẻ lạ thường. Hỏi ra mới biết cô hẹn tôi chỉ để nói chuyện về Tuấn, tên em. ‘Tôi đã thấy cô chơi cờ với thằng bé,’ cô hiểu trưởng nói. ‘Hai cô cháu chơi vui không?’
Tôi lẽn bẽn gật đầu. Cô muốn nói gì chứ?
‘Cô Như nên đặc biệt quan tâm tới thằng bé,’ cô nói tiếp. ‘Ba mẹ nó ly dị từ nhỏ. Năm ngoái nó bị bắt cóc. Hiện tại đang được bà ngoại nuôi, vì bố mẹ chúng phải lo cho con cái riêng của họ. Hai người đó thiệt tình, cứ mỗi lần nhìn thằng Tuấn là thấy khuôn mặt của người kia! Nghe nói nó cũng bị bạn bè bắt nạt ở trường cũ. Tôi lo nó bị trầm cảm…Thôi, nói chung, cô Như chủ nhiệm lớp nó mà, cố chăm lo nhé!’
Ra khỏi phòng cô hiệu trưởng, tôi cảm thấy khóe mắt cay cay. Ba mẹ tôi cũng ly hôn khi tôi còn nhỏ. Tôi hiểu cảm giác đó thế nào. Tôi về ở với mẹ, vừa thương vừa ghét bà. Thương vì giờ tôi chỉ có mình bà, bà phải vừa làm mẹ vừa làm ba. Ghét vì bà ngoại tình nên ba mới bỏ đi. Cảm xúc khi ấy lẫn lộn vô cùng, đủ khiến con người ta nổ tung. May là khi ấy tôi đã 14 tuổi, đủ chín chắn để không ngã gục. Tôi tự hỏi em, mới chỉ 12 tuổi, lại quen sống sung sướng từ bé, có đủ sức vượt qua hay không. Lại còn vụ bắt cóc nữa. Ôi trời…Chả trách sao em không dám tiếp xúc với các bạn…
Giây phút đó, tôi tự hứa với lòng mình sẽ bảo vệ, che chở cho em, giúp em hòa nhập với các bạn.
Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Tôi đã bí mật họp những học sinh khác trong lớp lại, phân tích tình hình của em cho chúng biết, dặn chúng không được trêu chọc mà phải thương yêu, quan tâm tới em. Đứa nào cũng gật đầu lia lịa, tôi hơi nghi nghi, liệu có khả thi không?
Không.
Mặc cho những nỗ lực của các bạn trong lớp, em vẫn không ra khỏi tấm vỏ của mình. Chúng rủ em đi mua đồ ăn sáng chung, em lắc đầu. Rủ em đi giặt khăn lau bảng chung, em không chịu. Rủ em đi đá banh, em lảng tránh. Rủ em đi về cùng, em giả vờ không nghe. Rủ em đi xem phim, em lắc đầu…
Vài đứa con trai bày trò chọc em, giật bàn cờ em để em đuổi theo chúng, em…đi thẳng tới chỗ tôi. Tôi không còn cách nào khác là phạt những đứa kia, chúng ghét em. Khổ cho em, chúng lại là những đứa quậy phá nhất trong lớp. Chúng biết mấy trò quậy phá của mình có tác dụng nên tiếp tục làm thế với em. Dần dần, từ chỗ đùa chơi, chúng chuyển sang bắt nạt em. Tôi từng chứng kiến một trong số chúng đá bàn cờ của em và đạp lên những quân cờ, sau đó túm lấy áo em, tính cho em một cây kem vào mặt. Nếu tôi không vào can thì không biết chuyện gì đã xảy ra…cho chúng (!)
Vào giờ thể dục, cả lớp xuống sân, khi lên thì một đứa la lên mất máy tính. Thầy giám thị đi ngang qua lúc đó, bèn cho lục cặp từng đứa một. Không hiểu thế nào lại tìm thấy cái máy tính trong cặp em. Tôi biết em sẽ không bao giờ làm vậy.Thế nhưng thầy giám thị chỉ thấy những gì thầy thấy, thế là thầy phạt em chạy quanh trường 50 vòng, mặc cho em cố gắng giải thích thế nào, thầy cũng không tin.
Sau khi em chạy xong, người mệt nhòa, ướt đẫm mồ hôi, thầy dẫn em lên phòng giám thị. Gọi phụ huynh.
Tất nhiên là ba mẹ em không đến, ông em lại đến thay. Ông là người bảo hủ, nghe tội lỗi em xong, mượn thầy cái roi, đánh em ngay tại chỗ, bạn bè chạy ra nhìn. Tôi cũng nhìn.
Nhìn em khóc không thành tiếng.
Khi ông đánh tới roi thứ năm thì em đứng dậy và bỏ chạy khỏi trường. Em la lên điều gì đó tôi không nghe rõ, nhưng hình như là tiếng chửi thề.
Ông chạy theo em. Tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi cả hai về nhà.
Nhưng em đã không về nhà, tối đó, em tới nhà tôi. Hỏi rằng liệu em có thể ngủ lại một đêm được không, ông đuổi em ra khỏi nhà.
‘Để cô gọi cho ông em,’ tôi nói.
‘Không, cô làm ơn, em không thể về nhà đêm nay được!’
‘Tại sao?’
‘Ông sẽ đánh em mất. Chỉ đêm nay thôi cô.’
Tôi đành phải đồng ý. ‘Nhưng cô vẫn phải gọi cho ông em, lỡ ông lo thì sao?’
‘Để mai gọi đi cô, chứ nếu cô gọi bây giờ ổng tới bắt em về…’
Tôi lắc đầu ngao ngán. Em vui vẻ bước vào trong.
Nhà tôi là nhà thuê, nên tôi phải nói dối chủ nhà em là đứa cháu người nhà gửi nhờ đêm nay.
‘Em vào tắm rửa đi rồi ăn cơm,’ tôi nói. Hên là em có mang quần áo theo, chứ không tôi cũng chẳng biết kiếm đâu ra.
‘Xà bông để trên cái kệ, em với tới được không?’ tôi chạy ra nói với em và bất ngờ trông thấy…
Một cảnh tượng:
Trên cơ thể gầy gò của em
chi chit những vết sẹo đủ màu
ngực, lưng, tay, chân
đủ cả
‘Ôi trời ơi,’ tôi gần như la lên. Em nhanh chóng lấy áo che người lại rồi la lên: ‘Cô đi đi!’
Những vết sẹo ấy trông kinh hoàng tới mức tôi suýt nữa chạy đi thật. Nhưng tôi không nỡ. Tôi chậm chậm tiến tới bên em. ‘Không, cô đừng gọi cho ông em, không phải ông đánh đâu…Không phải ba em đâu…’
Tôi bất ngờ vô cùng, em vừa nói đúng những gì tôi nghĩ. Nhưng tôi không để ý tới điều đó, tôi chỉ muốn tới và ôm em, ước sao điều đó có thể xoa dịu những vết thương ấy.
‘Cô đừng lại gần!’ em nói, giọng nhẹ hơn nhưng vẫn kiên quyết.
‘Nói cô nghe, tại sao vậy? Ai đã…’
Tôi chưa hết câu thì em đóng sầm cửa lại. Thật vô lễ, tôi nghĩ, cô chưa nói hết. ‘Em sẽ giải thích sao ạ,’ em nói vọng từ trong ra. Lạ thật, như thể em biết tôi nghĩ gì.
Suốt bữa cơm, em chỉ im lặng.
‘Sao thế?’ tôi hỏi. ‘Cơm không ngon hả?’
Đúng là không ngon, tôi nấu dở ẹt.
‘Dạ không,’ em đáp. ‘Cơm ngon lắm ạ.’
‘Cơm ngon lắm, cơm ngon lắm,’ con vẹt La La của tôi trong cái lồng treo gần đó hùa theo.
‘Con vẹt đẹp lắm ạ,’ em nói, mắt không rời La La. ‘Em cũng từng có một con, nhưng ba đập chết nó rồi.’
Tôi lặng người, không tin nổi những gì mình vừa nghe thấy.
‘Do ổng say nên mới vậy, mà thật ra…ổng lúc nào chả say?’
Em quay lại với chén cơm, không nói gì thêm nữa.
‘Em biết đứa nào ăn cắp máy tính,’ em đột ngột nói.
Cô nghe đây, tôi nghĩ.
‘Thằng Đức và Việt. Tụi nó ban đầu lấy máy tính của Hương. Sau đó thấy thầy Nhân giám thị vô sợ quá nên thằng Đức ném máy tính cho thằng Việt. Thằng Việt lén bỏ vô cặp em. Nó ngồi ngay sau em. Em chưa kịp lấy ra thì thầy tới kiểm cặp.
‘Sao em biết rõ thế, như thể em thấy hết vậy?’ tôi hỏi, hơi nghi ngờ.
‘Em nói thật mà.’
‘Làm sao em chứng minh được chứ?’
‘Em không biết, sáng mai em sẽ tới nói chuyện với tụi nó.’
Từ ‘nói chuyện’ nghe có vẻ hơi ghê ghê. Tôi tính nói gì đó thì em chen ngang.
‘Em không đánh nhau đâu, cô đừng lo. Tất nhiên, trừ khi tụi nó đánh em trước.’
Đêm ấy, hai cô cháu tôi ngủ chung giường. Tôi mơ thấy một giấc mơ kì lạ. Trong giấc mơ, tôi đang ở trong một khu rừng trên núi vào ban đêm. Tôi bị lạc, không biết mình đang ở đâu. Bất chợt, một luồng sáng chiếu thẳng xuống người tôi. Tôi nhìn lên trên và trông thấy một vật thể khổng lồ hình tam giác cân, đang lơ lửng trên bầu trời. Tôi biết nó trông giống thứ gì.
Đĩa bay.
Tôi là fan hâm mộ của series Hồ sơ tối mật, nói về người ngoài hành tinh. Tôi đoán rằng mình coi nhiều quá nên những hình ảnh trong series đã đi vào giấc mơ mình. Tình huống của tôi hoàn toàn giống với một nhân vật trong phim, hình như tên tập đó là ‘Max’, trong mùa thứ 4 của series. Nếu đây đúng như trong phim, chiếc đĩa bay sẽ thả ai đó xuống hoặc…
Bắt tôi đi.
Tôi hoảng hồn tỉnh dậy. Nhìn sang kế bên, thấy em vẫn còn đang ngủ. Trong giấc ngủ, em ngây thơ không khác gì thiên thần. Ôi trời, tôi nghĩ, ông tướng, ngủ gì mà đeo cả kính thế kia? Tôi nhẹ nhàng tháo kính trên mắt em ra rồi đặt lên bàn. Gọng kính bị gãy, được dán lại bằng băng keo.
Bây giờ em trông còn đẹp đẽ, thánh thiện hơn bao giờ hết. Giai điệu bài Sleeping Child chợt vang lên trong trí óc tôi. Tôi tự lặp lại lời hứa với lòng mình, sẽ bảo vệ em, dù thế nào đi nữa.
Sang hôm sau, trường tổ chức khám sức khỏe. Tuấn sợ phải cởi áo cho bác sĩ khám nên không chịu đi. Tôi động viên em: ‘Sẹo có gì đâu mà em sợ? Chúng chỉ là những vết thương đã lành, chứng tỏ em đã vượt qua nỗi đau, đáng khoe chứ sao che?’
Tôi nào biết vết thương trong lòng em vẫn chưa bao giờ thành sẹo.
Sau giờ khám, tôi tới gặp bác sĩ để khỏi thăm tình hình của em, thú thật tôi cũng hơi lo.
‘Mấy vệt sẹo hơi làm tôi sợ,’ vị bác sĩ nói. ‘Tôi hiếm khi chứng kiến vết thương nào lớn và sâu như vậy. Nó lành là may đó…Nói chung, sức khỏe em đó cũng ổn, không có gì đáng lo.’
Nghỉ một lát rồi ông tiếp: ‘Có điều cô bảo cậu bé đi đo lại kính nhé, cận quá chừng mà đeo kính có chút xíu.
Giờ ra chơi, tôi cùng một số thầy cô họp ở phòng hội đồng. Khi đi ra, tôi nghe nói Tuấn đang ở phòng giám thị. Tôi chạy tới hỏi thì mới biết em đã đánh nhau với Đức và Việt.
‘Thế em Tuấn có bị sao không?’ tôi hỏi thầy giám thị.
‘Cô khỏi lo cho nó, nó khỏe. Lo cho hai thằng kia kìa, bị đánh tới mức vô trạm xá!’
Cái gì? Tôi gần như la lên. Không thể tin được.
‘Thế giờ Tuấn ở đâu vậy thầy?’ tôi hỏi.
‘Đang uống trà với cô hiệu trưởng,’ thầy đáp.
Tôi vào phòng cô hiệu trưởng, trong lúc em đang kể lại sự việc. Em nói rằng mình tới gặp Việt và Đức để bắt tụi nó xin lỗi vì đã đổ lỗi ăn cắp máy tính cho em, đồng thời nói ra sự thật. Chúng nó không chịu, lôi em ra một góc hành lang vắng rồi tính đánh em. Nhưng em đã đánh lại được tụi nó. Thằng Đức bị em xô ngã, đưa tay ra chống xuống đất nên gãy tay. Thằng Việt đánh em nhưng em né được, nó mất đà, đập mặt vô tường, gãy mũi.
Cả tôi lẫn cô hiệu trưởng nhìn em rồi lại nhìn nhau rồi lại nhìn em. Ai tin nổi đứa học trò gầy nhom này lại đánh nổi hai thằng nổi tiếng côn đồ nhất trường đó?
‘Em biết được tụi nó sẽ đánh thế nào mà!’
Vài ngày sau, các thầy cô quyết định đưa Tuấn ra hội đồng kỉ luật. Sau một hồi tranh luận, họ quyết định, hình phạt thỏa đáng nhất là đuổi học em hai tuần. Đức và Việt, mỗi đứa bị một tuần. Gia đình đứa nào cũng tức giận (với chúng) về chuyện này. Nhất là gia đình Tuấn, ông em giận tím mặt nhưng không dám đánh đòn cháu, sợ nó sẽ bỏ nhà đi nữa. Ông đã quyết định nói chuyện với em. Họ nói với nhau những gì thì tôi không biết. Nhưng có lẽ không được thoải mái cho lắm. Tôi cảm nhận được điều đó từ em.
Lần cuối cùng tôi gặp em, trông em rất… “ngầu”. Em không biểu lộ chút cảm xúc nào nữa cả. Nhưng tôi vẫn cảm thấy những vết thương trong lòng em, chúng như mặt đất cằn cỗi lâu ngày chốc chốc bỗng nứt mở toác ra. Không bao giờ lành lại được.
Em bảo rằng mình sẽ về quê với bà ngoại ở gần Long Hải trong hai tuần đó.
Mỗi lần vào lớp dạy, tôi hay nhìn vào chỗ ngồi của em, ngay trước bàn giáo viên. Cám giác như bộ bàn ghế ấy đang nhìn trả lại mình. Tôi lo cho em.
Đêm đó, tôi mơ thấy một con vẹt, không phải con La La dễ thương của tôi, mà là một con vẹt khác. Con vẹt ấy già và xấu xí, những sợi lông gần như rụng cả.
Nó bị nhốt trong một cái chuồng, miệng phát ra những lời chửi rủa: ‘Con mụ đàn bà chết tiệt! Đồ láo toét! Khốn nạn! Chết đi! Rót thêm rượu coi…’
Còn nhiều điều mà nó nói kinh khủng tới mức tôi không dám viết ra, chỉ riêng việc nghĩ tới chúng thôi cũng làm tôi rùng mình.
Tôi chợt nghĩ: Phải chăng đó là con vẹt của Tuấn?
Chủ nhật đó, câu lạc bộ Speak up của tôi đi chơi Long Hải, 2 ngày một đêm.
Tôi nghĩ, đây sẽ là cơ hội để mình nói chuyện với em.
Đêm đó, tôi, thay vì chơi cùng nhóm mình, đã tự ý tách ra và kiếm em.
Trước đó, em đã cho tôi biết nhà ngoại em ở đâu. Tôi bèn thuê một chiếc đạp điện để tới đó. Nó ở sâu tít trong một con hẻm. Sau một hồi mò mẫm, tôi bị lạc, phải hỏi đường một phụ nữ. Bà ta biết nhà em, chỉ tôi, rồi nói luôn:
‘Tôi nghe người ta kể thằng bé nhà đó bị người ngoài hành tinh bắt cóc năm ngoái, khi được trả về thì bị tẩy não hay đại khái vậy. Nó đọc được mình nghĩ gì trong đầu. Tôi không tin, nhưng vẫn không dám giao du với họ từ đó, cũng không dám cho con cái mình tới gần. Cô cẩn thận đó.’
Là một tín đồ của Hồ sơ tối mật, tôi hoàn toàn tin vào người ngoài hành tinh lẫn việc bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Tôi nhớ tới ván cờ của mình, những lần em nói đúng suy nghĩ của tôi, việc em đoán trước được cú đánh của hai thằng Đức và Việt, giấc mơ của tôi…
Mọi thứ đều hợp lý cả. Tôi nhớ tới tập cuối của mùa thứ 5, trong đó cũng có nói về một cậu bé mang DNA người ngoài hành tinh với khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Cậu ta đã nói gì về việc chơi cờ nhỉ? Phải rồi, việc đọc suy nghĩ của những người xung quanh như mình nghe radio bắt được tất cả các sóng cùng lúc, nghe nó rất lộn xộn. Nhưng khi chơi cờ, ta chỉ tập trung đọc suy nghĩ của đối phương nên thoải mái hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao em lại thích chơi cờ như vậy (!)
Bạn nghĩ đáng ra tôi nên sợ hãi mà bỏ chạy phải không? Ừ, có lẽ. Tôi đang rất sợ. Sợ em. Tôi không biết em còn làm được gì nữa. Tôi có thể gặp nguy hiểm ngay lúc này, nhưng…Trực giác mách bảo tôi em đang gặp chuyện. Tôi không thể bỏ mặc em ngay lúc này. Tôi phải tới đó. Tôi đã hứa sẽ bảo vệ em rồi mà…
Bà em đón tiếp tôi ân cần, tưởng tôi được nhà trường cử tới có việc. Tôi bảo mình chỉ muốn nói chuyện với em, bà dẫn tôi lên lầu và để tôi lại với em.
Em đang ngồi chơi cờ một mình, quay lưng lại với tôi.
Tôi nghĩ: Nếu em đọc được suy nghĩ của tôi, giơ tay phải lên.
Em giơ tay phải lên.
Tay trái, tôi nghĩ.
Em giơ tay trái lên.
Bây giờ, nhảy như Sharika coi.
Em làm như vậy.
‘Thật kinh ngạc,’ tôi thốt lên. ‘Em là hàng thật trăm phần trăm!’
‘Em đã nói mình không giống các bạn rồi mà!’ em bảo tôi.
‘Cô không có ý gì cả, chỉ là…’
‘Quái dị, đúng không?’
Tôi biết mình không cần che giấu suy nghĩ.
‘Em làm tôi thất vọng quá,’ tôi nói. ‘Em đã ăn gian khi chơi cờ với tôi! Thế là không công bằng chút nào cả!’
Em quay mặt lại và cả hai cô cháu cùng cười.
‘Đừng lo,’ tôi nói. ‘Cô tin em sẽ hòa nhập lại được thôi. Cô đã làm đơn xin cho em đi học sớm lại rồi…’
‘Cô không cần làm thế,’ em nói, giọng xót xa. ‘Vì tối nay em sẽ đi!’
‘Đi đâu?’
Em chỉ tay lên trời.
‘Cái…cái gì?’
‘Em chán thế giới này lắm rồi!’
‘Nhưng….còn ba mẹ, bạn bè em, cô nữa…’
Em quay sang nhìn tôi: ‘Em xin lỗi cô! Nhưng trừ cô ra, tất cả những người khác…họ làm em chỉ muốn biến mất khỏi thế giới này!’
‘Nhưng Tuấn này, em đâu biết thế giới của họ sẽ ra sao? Nếu như nơi đó không phù hợp với em thì sao? Em sẽ không thể trở về…’
‘Em đã nói chuyện với họ. Họ đã cho em thấy một thế giới mới. Nơi mà không có bạo lực, chiến tranh, sự phân biệt đối xử, ba mẹ không bạo hành con cái, mọi người hòa thuận với nhau…Em muốn được sinh ra lần nữa, ở thế giới đó!’
‘Sao em chắc đó là sự thật? Lỡ họ chỉ muốn làm thí nghiệm trên người em thôi thì sao?’
‘Nếu vậy, họ có thể bắt em đi bất cứ lúc nào, như một năm trước. Đằng này họ lại hỏi ý kiến em. Lần đầu tiên trong đời, em được quyền quyết định chuyện gì đó. Đó lại là một quyết định sẽ làm thay đổi đời em!’
Tôi không nói gì cả.
‘Em ghét cái thế giới này. Nó toàn một màu xám!’
‘Là do em nhìn thấy như thế! Do em đeo sai đôi kính mà thôi!’
Tôi không hiểu sao mình nói những lời đó. Có lẽ tôi chợt nhớ tới lời vị bác sĩ hôm khám sức khỏe chăng?
‘Không có thế giới nào hoàn hảo cả. Khi em mới sinh ra, nó có thể không hoàn hảo, có những vết đen. Nhưng nếu em chịu khó nhìn, sẽ thấy những vệt sáng, những vẻ đẹp em chưa từng thấy, chưa từng biết đến trên đời.’
‘Em chưa từng thấy những thứ đó!’
‘Là do em đeo sai kính thôi! Em cận nhiêu độ?’
‘2,5 độ.’
‘Sai, em cận tới 7 độ, bác sĩ nói thế! Bằng với tôi! Nhưng tôi vẫn yêu đời, là vì sao, tôi đeo đúng đôi kính! Em thử xem đi!’
Tôi tháo kính của mình ra và đột nhiên cả thế gian đều mờ nhạt. Tôi vấp phải vật gì đó và té ngã. Cặp kính rơi ra khỏi tay tôi. ‘Hãy cầm lấy, coi thử đi!’ tôi la lên trong đầu mình, hy vọng em sẽ nghe thấy.
Ngay lúc đó, tôi nhìn thấy một luồng sáng từ trên trời. Y hệt như trong giấc mơ của tôi. Em lại gần bên tôi, cúi sát người và nói: ‘Tạm biệt cô.’
Tôi mò mẫm, đưa tay túm chặt áo em lại. ‘Đừng đi,’ tôi nói trong nước mắt. ‘Em không thể đi được…’
Nhưng em đã không nghe mà giật tay tôi ra.
Sáng hôm sau, người ta tìm thấy tôi nằm sóng soài trên bãi biển…
Em vĩnh viễn không bao giờ được tìm thấy.
Cho tới nay, tôi vẫn không thể tha thứ cho mình. Tại sao tôi lại không bắt em thay kính ngay khi vị bác sĩ kia bảo? Gía như tôi làm vậy, biết đâu em đã nhìn thấy cuộc đời này tuy khổ nhưng còn đẹp và đáng sống tới mức nào?
‘Gía như,’ nghe nó thật buồn…
Biển Long Hải, trông nó mới đẹp làm sao.”
(ST)