➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Đêm phải thức dậy nhiều lần
Uống đủ nước là uống 2-2,5 lít/ngày (cả nước canh, nước từ ăn trái cây) để đủ bài tiết các chất độc của cơ thể ra ngoài. Dù bị đi tiểu nhiều lần cũng phải uống đủ nước. Với người suy thận nhẹ phải giảm lượng nước uống còn 1,5-2 lít/ngày. Với người có sỏi thận uống nhiều nước quá cũng không tốt vì sẽ làm thận hoạt động nhiều hơn, không có thời gian nghỉ ngơi và làm đi tiểu nhiều hơn. Cách uống nước đúng là không uống ly nhỏ và uống mỗi lần một ít, nhất là với người bị sỏi thận. Mỗi lần nên uống ly lớn thì lượng nước mới đủ để lọc chất độc trong thận, đẩy được sỏi nhỏ ra ngoài.
Bác sĩ LÊ PHÚC LIÊN
Một bệnh nhân nữ mới 34 tuổi hỏi bác sĩ: “Mấy năm nay tôi bị đi tiểu đêm, cứ 20-30 phút đi một lần. Đi riết rồi ngủ không được. Tôi đã đi khám nhiều nơi, bác sĩ cho làm xét nghiệm đủ thứ nhưng cũng không biết tôi bị bệnh gì”. Một bệnh nhân nam 63 tuổi nói ông bị tiểu đường nhẹ, sạn thận nhỏ, gút nhẹ, mỡ máu hơi cao. Một bác sĩ khuyên ông phải uống nước một ngày từ 3 lít trở lên để đẩy sỏi thận ra. Ban ngày ông đi tiểu nhiều lần và ban đêm phải thức dậy ba lần để đi tiểu. Mỗi lần đi lượng nước tiểu nhiều. “Làm sao để hết tiểu đêm. Cứ đi thế này tôi mệt mỏi quá” - bệnh nhân này than.
Trước những thắc mắc này của bệnh nhân, bác sĩ Phúc Liên cho biết ở phụ nữ trẻ (30-40 tuổi) mà đi tiểu đêm thường do nguyên nhân tâm lý (căng thẳng, lo lắng, áp lực công việc) hoặc thói quen uống trà, cà phê làm cho tiểu đêm nặng hơn. Ở phụ nữ lớn tuổi, dư cân, béo phì, sinh nhiều con bị tiểu són khi ho, hắt hơi, hét lớn, bật cười, mang xách nặng... là do sàn chậu, cơ “vùng dưới” bị giãn nên không giữ được bàng quang nằm ở vị trí thông thường. Với nam giới từ 50 tuổi trở lên, tuyến tiền liệt bắt đầu to dần (đây là diễn biến bình thường, giống như lớn tuổi da phải nhăn nheo, tóc phải bạc). Ở một số người khi tuyến tiền liệt to ảnh hưởng đến đường tiểu, làm bệnh nhân đi tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, tiểu són, tiểu lắt nhắt...
Bác sĩ Phúc Liên lưu ý nếu khó ngủ, mất ngủ cũng đi tiểu đêm. Với bệnh nhân dạng này cần đi khám về thần kinh để điều trị giấc ngủ cho thật tốt, khi đó sẽ hết tiểu đêm. Ngoài ra, ở người lớn tuổi (45-50 tuổi trở lên) cũng bắt đầu suy giảm nội tiết tố và làm tăng tiết nước tiểu về đêm. Với người đi tiểu lắt nhắt (15-30 phút/lần) phải tập nín để bàng quang quen dần với lượng nước tiểu lớn hơn, triệu chứng bệnh sẽ giảm. Còn tiểu dầm ban đêm là do ngủ quá sâu, thần kinh không kiểm soát được việc đi tiểu. Nếu tiểu dầm thường xuyên (nhiều lần trong một tháng), bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa thần kinh và đi khám tiết niệu.
Không khó điều trị
Về nguyên nhân, theo bác sĩ Phúc Liên, là do dung tích bàng quang nhỏ (bài tiết nước tiểu nhiều so với dung tích bàng quang), do bệnh nhân ngủ kém (giấc ngủ không sâu và thường thức dậy vào ban đêm), đa niệu (do uống quá nhiều nước, đái tháo đường chưa điều trị, đái tháo nhạt, đái tháo đường thai kỳ, tăng canxi máu, suy thận mãn), do uống thuốc như thuốc lợi tiểu, glycoside, demeclocycline, lithium, methoxyflurane, phenytoin, propoxyphene và quá liều vitamin D; uống nhiều nước trước khi đi ngủ, nhất là uống cà phê, nước ngọt có chứa caffein, rượu; rối loạn bài tiết hormon kháng lợi niệu ở người lớn tuổi; tắc nghẽn bàng quang, bàng quang kích thích, nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt...
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiểu đêm, bệnh nhân cần đi khám ở bác sĩ chuyên khoa thận, tiết niệu. Tiểu đêm không khó điều trị mà có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng tiểu đêm, gồm thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa, tùy theo bệnh lý.
Uống đủ nước là uống 2-2,5 lít/ngày (cả nước canh, nước từ ăn trái cây) để đủ bài tiết các chất độc của cơ thể ra ngoài. Dù bị đi tiểu nhiều lần cũng phải uống đủ nước. Với người suy thận nhẹ phải giảm lượng nước uống còn 1,5-2 lít/ngày. Với người có sỏi thận uống nhiều nước quá cũng không tốt vì sẽ làm thận hoạt động nhiều hơn, không có thời gian nghỉ ngơi và làm đi tiểu nhiều hơn. Cách uống nước đúng là không uống ly nhỏ và uống mỗi lần một ít, nhất là với người bị sỏi thận. Mỗi lần nên uống ly lớn thì lượng nước mới đủ để lọc chất độc trong thận, đẩy được sỏi nhỏ ra ngoài.
Bác sĩ LÊ PHÚC LIÊN
Một bệnh nhân nữ mới 34 tuổi hỏi bác sĩ: “Mấy năm nay tôi bị đi tiểu đêm, cứ 20-30 phút đi một lần. Đi riết rồi ngủ không được. Tôi đã đi khám nhiều nơi, bác sĩ cho làm xét nghiệm đủ thứ nhưng cũng không biết tôi bị bệnh gì”. Một bệnh nhân nam 63 tuổi nói ông bị tiểu đường nhẹ, sạn thận nhỏ, gút nhẹ, mỡ máu hơi cao. Một bác sĩ khuyên ông phải uống nước một ngày từ 3 lít trở lên để đẩy sỏi thận ra. Ban ngày ông đi tiểu nhiều lần và ban đêm phải thức dậy ba lần để đi tiểu. Mỗi lần đi lượng nước tiểu nhiều. “Làm sao để hết tiểu đêm. Cứ đi thế này tôi mệt mỏi quá” - bệnh nhân này than.
Trước những thắc mắc này của bệnh nhân, bác sĩ Phúc Liên cho biết ở phụ nữ trẻ (30-40 tuổi) mà đi tiểu đêm thường do nguyên nhân tâm lý (căng thẳng, lo lắng, áp lực công việc) hoặc thói quen uống trà, cà phê làm cho tiểu đêm nặng hơn. Ở phụ nữ lớn tuổi, dư cân, béo phì, sinh nhiều con bị tiểu són khi ho, hắt hơi, hét lớn, bật cười, mang xách nặng... là do sàn chậu, cơ “vùng dưới” bị giãn nên không giữ được bàng quang nằm ở vị trí thông thường. Với nam giới từ 50 tuổi trở lên, tuyến tiền liệt bắt đầu to dần (đây là diễn biến bình thường, giống như lớn tuổi da phải nhăn nheo, tóc phải bạc). Ở một số người khi tuyến tiền liệt to ảnh hưởng đến đường tiểu, làm bệnh nhân đi tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, tiểu són, tiểu lắt nhắt...
Bác sĩ Phúc Liên lưu ý nếu khó ngủ, mất ngủ cũng đi tiểu đêm. Với bệnh nhân dạng này cần đi khám về thần kinh để điều trị giấc ngủ cho thật tốt, khi đó sẽ hết tiểu đêm. Ngoài ra, ở người lớn tuổi (45-50 tuổi trở lên) cũng bắt đầu suy giảm nội tiết tố và làm tăng tiết nước tiểu về đêm. Với người đi tiểu lắt nhắt (15-30 phút/lần) phải tập nín để bàng quang quen dần với lượng nước tiểu lớn hơn, triệu chứng bệnh sẽ giảm. Còn tiểu dầm ban đêm là do ngủ quá sâu, thần kinh không kiểm soát được việc đi tiểu. Nếu tiểu dầm thường xuyên (nhiều lần trong một tháng), bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa thần kinh và đi khám tiết niệu.
Không khó điều trị
Về nguyên nhân, theo bác sĩ Phúc Liên, là do dung tích bàng quang nhỏ (bài tiết nước tiểu nhiều so với dung tích bàng quang), do bệnh nhân ngủ kém (giấc ngủ không sâu và thường thức dậy vào ban đêm), đa niệu (do uống quá nhiều nước, đái tháo đường chưa điều trị, đái tháo nhạt, đái tháo đường thai kỳ, tăng canxi máu, suy thận mãn), do uống thuốc như thuốc lợi tiểu, glycoside, demeclocycline, lithium, methoxyflurane, phenytoin, propoxyphene và quá liều vitamin D; uống nhiều nước trước khi đi ngủ, nhất là uống cà phê, nước ngọt có chứa caffein, rượu; rối loạn bài tiết hormon kháng lợi niệu ở người lớn tuổi; tắc nghẽn bàng quang, bàng quang kích thích, nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt...
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiểu đêm, bệnh nhân cần đi khám ở bác sĩ chuyên khoa thận, tiết niệu. Tiểu đêm không khó điều trị mà có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng tiểu đêm, gồm thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa, tùy theo bệnh lý.