➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Theo dõi sức khoẻ của bé qua cân nặng
Từ lúc sinh cho đến 3 tuổi, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra ''con đường sức khỏe'' để tiện theo dõi.
Sau mỗi lần cân, bạn chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và tháng tuổi của bé. Nối dần các điểm chấm đó, bạn sẽ có một biểu đồ cân nặng (còn gọi là biểu đồ tăng trưởng hay biểu đồ phát triển). Nếu đường biểu diễn cân nặng đi lên có nghĩa là con bạn tăng trưởng tốt.
Nhìn vào đường biểu diễn này, bạn có thể phát hiện hiện tượng bé tăng cân chậm. Nguyên nhân có thể là bữa ăn có nhiều gạo (nhiều bột hoặc cháo, cơm), ít thức ăn động vật, đậu đỗ, rau xanh, dầu mỡ, khiến bé không đủ năng lượng cho hoạt động và phát triển. Ở một số trẻ, sự chuyển hóa cơ bản tăng nên tuy ăn nhiều mà cân nặng không tăng bao nhiêu. Những trẻ bị dị tật bẩm sinh (như sứt môi, hở hàm ếch, bị bệnh tim tiên thiên...) nhiều khi được chăm sóc nuôi dưỡng tốt mà vẫn tăng cân chậm. Với những trẻ này, cha mẹ cần quan tâm bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ.
Đường biểu diễn cân nặng nằm ngang có nghĩa là cân nặng của con bạn không tăng. Nếu không tăng cân trong hai tháng liền nghĩa là bé đã bị ngừng phát triển. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bé có vấn đề về sức khỏe hoặc được nuôi dưỡng không tốt (như bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn nghèo chất dinh dưỡng). Cũng có thể do bé được nuôi dưỡng tốt nhưng quá hiếu động, năng lượng bị tiêu hao nhiều nên không thể lên cân.
Với trẻ đang bú mẹ, tình trạng không tăng cân thường do trẻ không nhận đủ sữa mẹ. Bạn cần xem có phải trẻ ngậm bắt vú không đúng, hoặc bú không thường xuyên, số lần trẻ bú quá ít, thời gian mỗi cữ bú quá ngắn khiến trẻ không nhận đủ phần sữa giàu chất béo ở cuối bữa bú hay không. Nếu trẻ đang ăn dặm, cần cho ăn thêm bữa, ít nhất là 5-6 bữa một ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả có màu đỏ, da cam để cung cấp thêm vitamin A, nên cho thêm một ít dầu ăn vào bát bột hoặc cháo. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho ăn mỗi ngày 5-6 bữa. Ngoài các món như người lớn, cần cho trẻ thêm một ít chất béo hoặc dầu ăn.
Với trẻ mới ốm dậy, nhu cầu dinh dưỡng thường tăng lên, cần cho ăn thêm bữa ít nhất trong một tuần để giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.
Đường biểu diễn cân nặng đi xuống nghĩa là bé bị sụt cân, phát triển không tốt. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, con bạn rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ sụt cân có thể do bạn đã cho ăn sam quá sớm (trước 4 tháng tuổi), bé không được bú đủ sữa mẹ hoặc ăn sam quá muộn (sau 4-6 tháng tuổi), khiến bé không được cung cấp đầy đủ và đúng lúc các chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp này, nếu con bạn dưới 4 tháng tuổi, nên cho bé tiếp tục bú mẹ. Nếu con bạn đã ngoài 4-6 tháng tuổi, hãy tìm cách khuyến khích bé ăn nhiều hơn, cho ăn thêm chất; bữa ăn hằng ngày cần có thêm rau xanh, hoa quả chín. Cần quan tâm giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống cho bé, không để bé tiếp xúc với trẻ ốm. Nếu bé ốm hoặc biếng ăn vài ngày, nên đưa đi khám bệnh và điều trị ngay.
Tốt nhất sau 6 tháng tuổi
Với mong muốn giúp con có thêm vitamin và tiêu hóa tốt, bạn cho con uống nước trái cây từ rất sớm, thậm chí từ vài tuần tuổi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa nhi, việc cho trẻ dùng nước trái cây trước 6 tháng tuổi là điều không nên.
Trước 6 tháng tuổi, sữa bột hay sữa mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Do đó, nếu cho trẻ uống nước trái cây lúc này, trẻ sẽ no nên có khuynh hướng bú sữa ít hơn hoặc chán sữa. Điều này dễ làm bé thiếu các dưỡng chất cần thiết.
Hơn nữa, hầu hết nước trái cây đều giàu chất đường, khi nạp vào cơ thể non yếu của trẻ có thể gây tiêu chảy. Việc trẻ uống nước có vị ngọt từ độ tuổi quá sớm dễ tạo thành thói quen thích uống và ăn đồ ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn những rủi ro về tiểu đường hoặc rối loạn hệ tiêu hóa sơ sinh.
Trước 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên cho bé uống nước quả trong trường hợp được bác sĩ chỉ định nhằm chống táo bón mà thôi. Từ sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn cứng là lúc trẻ cần đến vitamin C từ rau quả. Lúc này bạn nên bắt đầu cho bé uống nước trái cây.
Hạn chế chất đường
Khi cho trẻ uống nước trái cây, nhớ hãy pha loãng nước trái cây. Dùng 5ml (một thìa cà phê) nước trái cây pha vào 50ml nước lọc. Nước cam tươi nên được hòa với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Hoặc có thể sử dụng si rô nho hòa với nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1 si rô 10 nước.
Tuyệt đối không đựng nước hoa quả vào bình, chai để cho trẻ ngậm uống vì cách uống này thường khiến cho trẻ ngậm mút trong một thời gian dài, a-xít từ các loại hoa quả sẽ làm hỏng men răng bé. Thay vào đó hãy đổ nước hoa quả đã hòa vào một chiếc tách và cho bé uống hết ngay một lúc.
Bạn cũng không nên cho bé uống nước trái cây trước giờ đi ngủ vì a-xít trong nước trái cây có thể làm bé bứt rứt, khó ngủ.
Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng (do trẻ không còn muốn ăn các thức ăn khác nữa) và cũng có thể khiến trẻ trở nên hấp thụ kém carbohydrate, hỏng men răng, tiêu chảy. Tốt nhất, nên cho trẻ uống một cốc nước ép nhỏ một ngày, đừng vượt quá mức này vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hấp thụ được chất chua và đường hiệu quả.
Ngoài ra, còn có nhiều cách để bổ sung nguồn vitamin C cho trẻ, thay vì chỉ uống nước trái cây, bạn cho con nhấm nháp một chút và chuối nghiền hay lê xay. Nếu bạn dùng nước trái cây đóng hộp, hãy tránh loại có cho thêm đường, chỉ nên dùng loại ngọt vừa để bé thưởng thức.
Những loại trái cây giàu vitamin: Cam, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ, xoài.
Từ lúc sinh cho đến 3 tuổi, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra ''con đường sức khỏe'' để tiện theo dõi.
Sau mỗi lần cân, bạn chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và tháng tuổi của bé. Nối dần các điểm chấm đó, bạn sẽ có một biểu đồ cân nặng (còn gọi là biểu đồ tăng trưởng hay biểu đồ phát triển). Nếu đường biểu diễn cân nặng đi lên có nghĩa là con bạn tăng trưởng tốt.
Nhìn vào đường biểu diễn này, bạn có thể phát hiện hiện tượng bé tăng cân chậm. Nguyên nhân có thể là bữa ăn có nhiều gạo (nhiều bột hoặc cháo, cơm), ít thức ăn động vật, đậu đỗ, rau xanh, dầu mỡ, khiến bé không đủ năng lượng cho hoạt động và phát triển. Ở một số trẻ, sự chuyển hóa cơ bản tăng nên tuy ăn nhiều mà cân nặng không tăng bao nhiêu. Những trẻ bị dị tật bẩm sinh (như sứt môi, hở hàm ếch, bị bệnh tim tiên thiên...) nhiều khi được chăm sóc nuôi dưỡng tốt mà vẫn tăng cân chậm. Với những trẻ này, cha mẹ cần quan tâm bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ.
Đường biểu diễn cân nặng nằm ngang có nghĩa là cân nặng của con bạn không tăng. Nếu không tăng cân trong hai tháng liền nghĩa là bé đã bị ngừng phát triển. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bé có vấn đề về sức khỏe hoặc được nuôi dưỡng không tốt (như bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn nghèo chất dinh dưỡng). Cũng có thể do bé được nuôi dưỡng tốt nhưng quá hiếu động, năng lượng bị tiêu hao nhiều nên không thể lên cân.
Với trẻ đang bú mẹ, tình trạng không tăng cân thường do trẻ không nhận đủ sữa mẹ. Bạn cần xem có phải trẻ ngậm bắt vú không đúng, hoặc bú không thường xuyên, số lần trẻ bú quá ít, thời gian mỗi cữ bú quá ngắn khiến trẻ không nhận đủ phần sữa giàu chất béo ở cuối bữa bú hay không. Nếu trẻ đang ăn dặm, cần cho ăn thêm bữa, ít nhất là 5-6 bữa một ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả có màu đỏ, da cam để cung cấp thêm vitamin A, nên cho thêm một ít dầu ăn vào bát bột hoặc cháo. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho ăn mỗi ngày 5-6 bữa. Ngoài các món như người lớn, cần cho trẻ thêm một ít chất béo hoặc dầu ăn.
Với trẻ mới ốm dậy, nhu cầu dinh dưỡng thường tăng lên, cần cho ăn thêm bữa ít nhất trong một tuần để giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.
Đường biểu diễn cân nặng đi xuống nghĩa là bé bị sụt cân, phát triển không tốt. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, con bạn rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ sụt cân có thể do bạn đã cho ăn sam quá sớm (trước 4 tháng tuổi), bé không được bú đủ sữa mẹ hoặc ăn sam quá muộn (sau 4-6 tháng tuổi), khiến bé không được cung cấp đầy đủ và đúng lúc các chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp này, nếu con bạn dưới 4 tháng tuổi, nên cho bé tiếp tục bú mẹ. Nếu con bạn đã ngoài 4-6 tháng tuổi, hãy tìm cách khuyến khích bé ăn nhiều hơn, cho ăn thêm chất; bữa ăn hằng ngày cần có thêm rau xanh, hoa quả chín. Cần quan tâm giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống cho bé, không để bé tiếp xúc với trẻ ốm. Nếu bé ốm hoặc biếng ăn vài ngày, nên đưa đi khám bệnh và điều trị ngay.
Tốt nhất sau 6 tháng tuổi
Với mong muốn giúp con có thêm vitamin và tiêu hóa tốt, bạn cho con uống nước trái cây từ rất sớm, thậm chí từ vài tuần tuổi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa nhi, việc cho trẻ dùng nước trái cây trước 6 tháng tuổi là điều không nên.
Trước 6 tháng tuổi, sữa bột hay sữa mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Do đó, nếu cho trẻ uống nước trái cây lúc này, trẻ sẽ no nên có khuynh hướng bú sữa ít hơn hoặc chán sữa. Điều này dễ làm bé thiếu các dưỡng chất cần thiết.
Hơn nữa, hầu hết nước trái cây đều giàu chất đường, khi nạp vào cơ thể non yếu của trẻ có thể gây tiêu chảy. Việc trẻ uống nước có vị ngọt từ độ tuổi quá sớm dễ tạo thành thói quen thích uống và ăn đồ ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn những rủi ro về tiểu đường hoặc rối loạn hệ tiêu hóa sơ sinh.
Trước 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên cho bé uống nước quả trong trường hợp được bác sĩ chỉ định nhằm chống táo bón mà thôi. Từ sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn cứng là lúc trẻ cần đến vitamin C từ rau quả. Lúc này bạn nên bắt đầu cho bé uống nước trái cây.
Hạn chế chất đường
Khi cho trẻ uống nước trái cây, nhớ hãy pha loãng nước trái cây. Dùng 5ml (một thìa cà phê) nước trái cây pha vào 50ml nước lọc. Nước cam tươi nên được hòa với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Hoặc có thể sử dụng si rô nho hòa với nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1 si rô 10 nước.
Tuyệt đối không đựng nước hoa quả vào bình, chai để cho trẻ ngậm uống vì cách uống này thường khiến cho trẻ ngậm mút trong một thời gian dài, a-xít từ các loại hoa quả sẽ làm hỏng men răng bé. Thay vào đó hãy đổ nước hoa quả đã hòa vào một chiếc tách và cho bé uống hết ngay một lúc.
Bạn cũng không nên cho bé uống nước trái cây trước giờ đi ngủ vì a-xít trong nước trái cây có thể làm bé bứt rứt, khó ngủ.
Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng (do trẻ không còn muốn ăn các thức ăn khác nữa) và cũng có thể khiến trẻ trở nên hấp thụ kém carbohydrate, hỏng men răng, tiêu chảy. Tốt nhất, nên cho trẻ uống một cốc nước ép nhỏ một ngày, đừng vượt quá mức này vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hấp thụ được chất chua và đường hiệu quả.
Ngoài ra, còn có nhiều cách để bổ sung nguồn vitamin C cho trẻ, thay vì chỉ uống nước trái cây, bạn cho con nhấm nháp một chút và chuối nghiền hay lê xay. Nếu bạn dùng nước trái cây đóng hộp, hãy tránh loại có cho thêm đường, chỉ nên dùng loại ngọt vừa để bé thưởng thức.
Những loại trái cây giàu vitamin: Cam, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ, xoài.