(CATP) Chưa khi nào thực phẩm chức năng (TPCN) lại xuất hiện ồ ạt và bát nháo như hiện nay. Không chỉ được quảng cáo, rao bán trên mạng lưới bán hàng đa cấp, trên internet, truyền hình, ở các tiệm thuốc tây, TPCN còn xuất hiện trong các siêu thị, cửa hàng… Điều đáng lo ngại, việc kiểm soát, quản lý mặt hàng này chưa được chú trọng đúng mức khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
BỊ PHẠT VÌ QUẢNG CÁO QUÁ LỐ
Vừa qua, Công ty cổ phần Thế giới khoa học & tự nhiên bị Cục An toàn thực phẩm ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 17 triệu đồng và buộc thu hồi toàn bộ tờ rơi, áp-phích quảng cáo về sản phẩm sinh lý dành cho nam giới Genki 9, sinh lý dành cho nữ giới Genki 6 và sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp Complebiol 4 Joints do chính đơn vị này nhập khẩu và phân phối. Nguyên nhân do công ty này đã đưa ra những nội dung quảng cáo quá lố cho các sản phẩm, không đúng với những gì được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
Hiện trên thị trường có không ít loại TPCN được “thổi phồng” tác dụng nhằm gây chú ý đến người tiêu dùng. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và quản lý thị trường cũng đang xem xét một số TPCN bị nghi giả nguồn gốc xuất xứ. Trong số này có sản phẩm Genki 9, công bố trên nhãn là sản xuất tại Nhật Bản nhưng mã vạch trên sản phẩm lại là 8936069320235, trong đó ba số đầu của mã vạch (893) là mã quốc gia của Việt Nam.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã quyết định xử phạt hành chính hơn 500 triệu đồng đối với 27 trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có liên quan đến TPCN (trong đó có đến 20 trường hợp vi phạm về quảng cáo TPCN). Nhiều quảng cáo có nội dung không đúng như Cục An toàn thực phẩm xác nhận; quảng cáo sai về công dụng cũng như đối tượng sử dụng hoặc làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm theo dạng thuốc chữa bệnh... với mục đích muốn thu hút càng nhiều người mua càng tốt.
Không lâu sau đó, Cục An toàn thực phẩm cũng thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã cấp cho các sản phẩm TPCN của Công ty cổ phần CVS Việt Nam. Dù đã công bố chất lượng các sản phẩm được quảng cáo tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới (sextra) và cho nữ giới (sextra for her) nhưng công ty đã ngừng hoạt động. Do không ai đứng ra chịu trách nhiệm quản lý nên việc để sản phẩm này lưu hành không còn đáng tin cậy.
THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG
Nhắm đến nhu cầu tâm sinh lý của khách hàng, hiện trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại TPCN cải thiện khả năng tình dục dành cho phái mạnh. Trên các trang mạng đầy rẫy những lời quảng cáo hấp dẫn nhằm rao bán các loại TPCN cải thiện sinh lý xuất xứ từ nước ngoài khiến nhiều người rất tin tưởng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng trước khi mua hàng. TPCN đạt chất lượng tức là những mặt hàng đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Việc sử dụng TPCN không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ có thể để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ở Hà Nội, cơ quan chức năng từng phát hiện hơn 100 thùng TPCN (Glucosamin, Arginin, GinkgoBiloba, Vitamin E... ) ghi rõ xuất xứ từ Mỹ, nhưng lại được sản xuất tại Hải Dương. Bất ngờ kiểm tra kho hàng của Công ty CP thiết bị y tế H.G, Công an Hà Nội phát hiện gần 4.000 lọ TPCN dạng viên nang và hơn 27kg vỏ hộp, tem nhãn hàng hóa với các sản phẩm như: Shark Cartilage Complex Blend-Allnature, Liquid Calcium plus Vitamin D3-Allnature và Super Omega3... Điều gây hoang mang nhất là chúng đều xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng được công ty nhập về tự dán nhãn biến thành “sản xuất tại Mỹ”.
BỊ PHẠT VÌ QUẢNG CÁO QUÁ LỐ
Vừa qua, Công ty cổ phần Thế giới khoa học & tự nhiên bị Cục An toàn thực phẩm ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 17 triệu đồng và buộc thu hồi toàn bộ tờ rơi, áp-phích quảng cáo về sản phẩm sinh lý dành cho nam giới Genki 9, sinh lý dành cho nữ giới Genki 6 và sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp Complebiol 4 Joints do chính đơn vị này nhập khẩu và phân phối. Nguyên nhân do công ty này đã đưa ra những nội dung quảng cáo quá lố cho các sản phẩm, không đúng với những gì được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
Sản phẩm Genki và Complebiol 4 Joints quảng cáo quá lố nên bị phạt
Hiện trên thị trường có không ít loại TPCN được “thổi phồng” tác dụng nhằm gây chú ý đến người tiêu dùng. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và quản lý thị trường cũng đang xem xét một số TPCN bị nghi giả nguồn gốc xuất xứ. Trong số này có sản phẩm Genki 9, công bố trên nhãn là sản xuất tại Nhật Bản nhưng mã vạch trên sản phẩm lại là 8936069320235, trong đó ba số đầu của mã vạch (893) là mã quốc gia của Việt Nam.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã quyết định xử phạt hành chính hơn 500 triệu đồng đối với 27 trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có liên quan đến TPCN (trong đó có đến 20 trường hợp vi phạm về quảng cáo TPCN). Nhiều quảng cáo có nội dung không đúng như Cục An toàn thực phẩm xác nhận; quảng cáo sai về công dụng cũng như đối tượng sử dụng hoặc làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm theo dạng thuốc chữa bệnh... với mục đích muốn thu hút càng nhiều người mua càng tốt.
Không lâu sau đó, Cục An toàn thực phẩm cũng thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã cấp cho các sản phẩm TPCN của Công ty cổ phần CVS Việt Nam. Dù đã công bố chất lượng các sản phẩm được quảng cáo tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới (sextra) và cho nữ giới (sextra for her) nhưng công ty đã ngừng hoạt động. Do không ai đứng ra chịu trách nhiệm quản lý nên việc để sản phẩm này lưu hành không còn đáng tin cậy.
THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG
Nhắm đến nhu cầu tâm sinh lý của khách hàng, hiện trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại TPCN cải thiện khả năng tình dục dành cho phái mạnh. Trên các trang mạng đầy rẫy những lời quảng cáo hấp dẫn nhằm rao bán các loại TPCN cải thiện sinh lý xuất xứ từ nước ngoài khiến nhiều người rất tin tưởng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng trước khi mua hàng. TPCN đạt chất lượng tức là những mặt hàng đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Việc sử dụng TPCN không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ có thể để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ở Hà Nội, cơ quan chức năng từng phát hiện hơn 100 thùng TPCN (Glucosamin, Arginin, GinkgoBiloba, Vitamin E... ) ghi rõ xuất xứ từ Mỹ, nhưng lại được sản xuất tại Hải Dương. Bất ngờ kiểm tra kho hàng của Công ty CP thiết bị y tế H.G, Công an Hà Nội phát hiện gần 4.000 lọ TPCN dạng viên nang và hơn 27kg vỏ hộp, tem nhãn hàng hóa với các sản phẩm như: Shark Cartilage Complex Blend-Allnature, Liquid Calcium plus Vitamin D3-Allnature và Super Omega3... Điều gây hoang mang nhất là chúng đều xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng được công ty nhập về tự dán nhãn biến thành “sản xuất tại Mỹ”.
Theo Báo Công An"