Gần 30% trẻ em Việt Nam thấp hơn so với tuổi. Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì, kéo theo đó là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao... khi trưởng thành.
Thông tin do tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại buổi lễ phát động Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11.
"Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở nước ta giảm đều đặn trong những năm qua, nhưng số trẻ không đủ chiều cao so với tuổi hiện vẫn rất cao. Vì thế, công tác dinh dưỡng thời gian tới sẽ tập trung giảm tỷ lệ này", tiến sĩ Lâm nói.
Suy dinh dưỡng thấp còi hay suy dinh dưỡng mãn tính liên quan rất nhiều đến thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ về sau này. Thực tế, với chỉ số khối cơ thể BMI từ 22 trở lên, nhiều người Việt đã được xếp vào nhóm thừa cân, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường... trong khi đó trên thế giới chỉ số này phải từ 25 trở lên. Nguyên nhân một phần do tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ.
[TD="class: cms_table_Image"]Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, sự dẻo dai của trẻ khi trưởng thành. Ảnh: N.P.
Theo tiến sĩ Lâm, ở nước ta có thể do tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính, thiếu ăn kéo dài nên cơ thể thích nghi bằng cách tiết kiệm sử dụng năng lượng, chất dinh dưỡng . Đến khi chế độ ăn dư thừa, cơ chế hoạt động chuyển hóa năng lượng vẫn như ở chế độ cũ nên dẫn đến thừa cân, béo phì, kéo theo đó là bệnh tật.
Vì thế, để cải thiện điều này cần phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng , cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên có một thực tế là ở nhiều nơi, nguồn thực phẩm không thiếu nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng . Điều này có thể do người mẹ không có kiến thức hoặc có nhưng quá bận rộn không có thời gian chăm con.
Đơn giản với việc nuôi con bằng sữa mẹ, không phải ai cũng biết cho con bú đúng cách, để có đủ sữa trong 6 tháng. Đến giai đoạn ăn dặm, không phải bà mẹ nào cũng biết chế biến thức ăn cho trẻ phải đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
"Có những bà mẹ nấu bát bột, bát cháo nhiều chất dinh dưỡng quá, ngấy, trẻ không ăn được, 1,2 bữa là chán. Có người lại mua thịt ninh lấy nước nấu bột cho con ăn, thay vì xay nhuyễn ra nấu bột, với cách chế biến như thế thì trẻ bị suy dinh dưỡng là điều dễ hiểu", tiến sĩ Lâm khuyến cáo.
Thông tin do tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại buổi lễ phát động Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11.
"Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở nước ta giảm đều đặn trong những năm qua, nhưng số trẻ không đủ chiều cao so với tuổi hiện vẫn rất cao. Vì thế, công tác dinh dưỡng thời gian tới sẽ tập trung giảm tỷ lệ này", tiến sĩ Lâm nói.
Suy dinh dưỡng thấp còi hay suy dinh dưỡng mãn tính liên quan rất nhiều đến thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ về sau này. Thực tế, với chỉ số khối cơ thể BMI từ 22 trở lên, nhiều người Việt đã được xếp vào nhóm thừa cân, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường... trong khi đó trên thế giới chỉ số này phải từ 25 trở lên. Nguyên nhân một phần do tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ.
[TD="class: cms_table_Image"]Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, sự dẻo dai của trẻ khi trưởng thành. Ảnh: N.P.
Theo tiến sĩ Lâm, ở nước ta có thể do tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính, thiếu ăn kéo dài nên cơ thể thích nghi bằng cách tiết kiệm sử dụng năng lượng, chất dinh dưỡng . Đến khi chế độ ăn dư thừa, cơ chế hoạt động chuyển hóa năng lượng vẫn như ở chế độ cũ nên dẫn đến thừa cân, béo phì, kéo theo đó là bệnh tật.
Vì thế, để cải thiện điều này cần phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng , cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên có một thực tế là ở nhiều nơi, nguồn thực phẩm không thiếu nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng . Điều này có thể do người mẹ không có kiến thức hoặc có nhưng quá bận rộn không có thời gian chăm con.
Đơn giản với việc nuôi con bằng sữa mẹ, không phải ai cũng biết cho con bú đúng cách, để có đủ sữa trong 6 tháng. Đến giai đoạn ăn dặm, không phải bà mẹ nào cũng biết chế biến thức ăn cho trẻ phải đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
"Có những bà mẹ nấu bát bột, bát cháo nhiều chất dinh dưỡng quá, ngấy, trẻ không ăn được, 1,2 bữa là chán. Có người lại mua thịt ninh lấy nước nấu bột cho con ăn, thay vì xay nhuyễn ra nấu bột, với cách chế biến như thế thì trẻ bị suy dinh dưỡng là điều dễ hiểu", tiến sĩ Lâm khuyến cáo.