Ăn nhiều đường và đồ ngọt không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn khiến thị lực của thai nhi bị suy giảm.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, đối với một người bình thường nếu hấp thu quá nhiều đường sẽ tạo thành hiện tượng tích đường trong cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất, đường lại cần một lượng lớn vitamin nên việc tích đường sẽ gây ra tiêu hao vitamin, không đủ cung cấp cho các cơ quan hoặc bộ phận trên cơ thể. Trong khi đó, các tế bào mắt cũng đòi hỏi một lượng vitamin tương đối lớn để thực hiện chức năng của mình.
Đối với phụ nữ mang thai, việc hấp thu quá nhiều đường không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng, có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai…
Hơn thế nữa, sau khi sinh bà bầu còn có thể mắc chứng tiểu đường, còn em bé có khả năng mắc bệnh béo phì và bị cận thị, hoặc tư duy phát triển chậm hơn những trẻ cùng lứa tuổi. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên chú ý đến lượng đường trong món ăn của mình trong suốt thai kỳ.
Dựa vào hàm lượng đường có trong thành phần, người ta chia thực phẩm làm 3 loại: nhiều đường, ít đường và không đường. Thực phẩm có lượng đường cao gồm các món ăn chế biến từ đường và các loại ngũ cốc. Thực phẩm có lượng đường thấp bao gồm: rau xanh, hoa quả và các loại thịt. Thực phẩm không đường gồm các món ăn sử dụng dầu thực vật.
Mẹ bầu nên chú ý tránh loại thực phẩm có hàm lượng đường cao… Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều các món chế biến từ nội tạng động vật.
Lời khuyên về chế độ ăn uống của bà bầu để bé có thị lực tốt
1. Ăn nhiều loại cá
Trong cá, đặc biệt là mỡ cá có rất nhiều DHA, rất có lợi cho sự phát triển thị lực của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn cá đóng hộp mà tốt nhất là mua cá tươi về nhà tự chế biến. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn cá ít nhất 2 lần.
2. Thường xuyên bổ sung vitamin A, B, E
Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần ăn nhiều và duy trì thói quen ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, E như rau xanh, cà rốt… để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
3. Bổ sung lượng canxi phù hợp
Các thống kê y học phát hiện ra tỉ lệ mẹ bầu thiếu canxi sinh con cận thị cao gấp 3 lần mẹ bầu có đủ canxi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn rong biển, tảo đỏ, mộc nhĩ đen, hạt vừng, sữa bò, các chế phẩm từ đậu… là các thực phẩm lý tưởng để bổ sung canxi cho cơ thể.
4. Bổ sung kẽm là cần thiết
Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của nhãn cầu và khả năng thị lực của thai nhi. Nếu cơ thể mẹ bầu thiếu kẽm sẽ khiến bé mắc tật nhược thị, thị lực yếu. Kẽm có nhiều trong tôm cá và các loại thịt.
Ngoài ra, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng và điều độ, không nên ăn quá nhiều một món mà “bỏ rơi” các món khác. Tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có thực đơn hợp lý, bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé là điều nên làm trong thời gian mang thai.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, đối với một người bình thường nếu hấp thu quá nhiều đường sẽ tạo thành hiện tượng tích đường trong cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất, đường lại cần một lượng lớn vitamin nên việc tích đường sẽ gây ra tiêu hao vitamin, không đủ cung cấp cho các cơ quan hoặc bộ phận trên cơ thể. Trong khi đó, các tế bào mắt cũng đòi hỏi một lượng vitamin tương đối lớn để thực hiện chức năng của mình.
Đối với phụ nữ mang thai, việc hấp thu quá nhiều đường không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng, có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai…
Hơn thế nữa, sau khi sinh bà bầu còn có thể mắc chứng tiểu đường, còn em bé có khả năng mắc bệnh béo phì và bị cận thị, hoặc tư duy phát triển chậm hơn những trẻ cùng lứa tuổi. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên chú ý đến lượng đường trong món ăn của mình trong suốt thai kỳ.
Dựa vào hàm lượng đường có trong thành phần, người ta chia thực phẩm làm 3 loại: nhiều đường, ít đường và không đường. Thực phẩm có lượng đường cao gồm các món ăn chế biến từ đường và các loại ngũ cốc. Thực phẩm có lượng đường thấp bao gồm: rau xanh, hoa quả và các loại thịt. Thực phẩm không đường gồm các món ăn sử dụng dầu thực vật.
Mẹ bầu nên chú ý tránh loại thực phẩm có hàm lượng đường cao… Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều các món chế biến từ nội tạng động vật.
Lời khuyên về chế độ ăn uống của bà bầu để bé có thị lực tốt
1. Ăn nhiều loại cá
Trong cá, đặc biệt là mỡ cá có rất nhiều DHA, rất có lợi cho sự phát triển thị lực của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn cá đóng hộp mà tốt nhất là mua cá tươi về nhà tự chế biến. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn cá ít nhất 2 lần.
2. Thường xuyên bổ sung vitamin A, B, E
Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần ăn nhiều và duy trì thói quen ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, E như rau xanh, cà rốt… để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
3. Bổ sung lượng canxi phù hợp
Các thống kê y học phát hiện ra tỉ lệ mẹ bầu thiếu canxi sinh con cận thị cao gấp 3 lần mẹ bầu có đủ canxi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn rong biển, tảo đỏ, mộc nhĩ đen, hạt vừng, sữa bò, các chế phẩm từ đậu… là các thực phẩm lý tưởng để bổ sung canxi cho cơ thể.
4. Bổ sung kẽm là cần thiết
Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của nhãn cầu và khả năng thị lực của thai nhi. Nếu cơ thể mẹ bầu thiếu kẽm sẽ khiến bé mắc tật nhược thị, thị lực yếu. Kẽm có nhiều trong tôm cá và các loại thịt.
Ngoài ra, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng và điều độ, không nên ăn quá nhiều một món mà “bỏ rơi” các món khác. Tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có thực đơn hợp lý, bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé là điều nên làm trong thời gian mang thai.