Tôi tin, không riêng gì em họ tôi mà có rất nhiều cha mẹ trẻ cũng thiếu – kỹ – năng chăm sóc con. Khi con trẻ sốt, ốm… không biết nên, không nên làm gì. Là mẹ của 2 cậu con trai (9 tuổi và 5 tuổi) tôi cũng có chút kinh nghiệm (cả thực tế và sưu tầm qua sách báo) chăm sóc trẻ bị sốt, xin chia sẻ với các bậc cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ trẻ.
Nửa đêm, cô em họ mới sinh con đầu lòng được 9 tháng cuống quýt gọi điện cho vợ chồng tôi ‘cầu cứu’. Chuyện là nhóc Bin (con trai em tôi) bị sốt mà bố mẹ thì không biết xử trí sao cho hợp lý. Chồng thì bảo lấy một chút rượu trắng chườm cho con sẽ nhanh hạ sốt, vợ thì hồ nghi không dám làm theo… thế là 2 vợ chồng rối như canh hẹ…
Tôi tin, không riêng gì em họ tôi mà có rất nhiều cha mẹ trẻ cũng thiếu – kỹ – năng chăm sóc con. Khi con trẻ sốt, ốm… không biết nên, không nên làm gì. Là mẹ của 2 cậu con trai (9 tuổi và 5 tuổi) tôi cũng có chút kinh nghiệm (cả thực tế và sưu tầm qua sách báo) chăm sóc trẻ bị sốt, xin chia sẻ với các bậc cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ trẻ.
Rất nhiều bậc cha mẹ không biết nên, không nên làm gì khi con bị sốt
[h=2]1. Biểu hiện phổ biến khi trẻ bị sốt[/h] - Thân nhiệt trẻ nóng hơn rất nhiều
- Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu
- Mệt mỏi và thở gấp
- Ngủ lơ mơ
[h=2]2. Cách xử trí khi trẻ em bị sốt[/h] - Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, tránh gió lùa, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.
Song song với thuốc, pha nước ấm, tương tự như pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy nước âm ấm là được). Sau đó, dùng năm cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 – 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách.
Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi.
[h=2]3. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?[/h] - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
- Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
[h=2]4. Sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ bị sốt[/h] Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện ra mình đã ngộ nhận khi chăm sóc trẻ bị sốt bằng nhiều mẹo rỉ tai không đúng, hậu quả là, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
[h=3]Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:[/h] - Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.
- Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.
- Có một ‘bài thuốc’ người già hay sử dụng làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Thực tế, việc kết hợp này có thể làm mát rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, cách hạ sốt này vô cùng nguy hại. Rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, rượu chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ rượu, cồn vào nước khi lau cho trẻ.
- Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không lấy nước đá hay đá lạnh chườm cho trẻ.
- Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.
Nửa đêm, cô em họ mới sinh con đầu lòng được 9 tháng cuống quýt gọi điện cho vợ chồng tôi ‘cầu cứu’. Chuyện là nhóc Bin (con trai em tôi) bị sốt mà bố mẹ thì không biết xử trí sao cho hợp lý. Chồng thì bảo lấy một chút rượu trắng chườm cho con sẽ nhanh hạ sốt, vợ thì hồ nghi không dám làm theo… thế là 2 vợ chồng rối như canh hẹ…
Tôi tin, không riêng gì em họ tôi mà có rất nhiều cha mẹ trẻ cũng thiếu – kỹ – năng chăm sóc con. Khi con trẻ sốt, ốm… không biết nên, không nên làm gì. Là mẹ của 2 cậu con trai (9 tuổi và 5 tuổi) tôi cũng có chút kinh nghiệm (cả thực tế và sưu tầm qua sách báo) chăm sóc trẻ bị sốt, xin chia sẻ với các bậc cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ trẻ.
Rất nhiều bậc cha mẹ không biết nên, không nên làm gì khi con bị sốt
[h=2]1. Biểu hiện phổ biến khi trẻ bị sốt[/h] - Thân nhiệt trẻ nóng hơn rất nhiều
- Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu
- Mệt mỏi và thở gấp
- Ngủ lơ mơ
[h=2]2. Cách xử trí khi trẻ em bị sốt[/h] - Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, tránh gió lùa, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.
Song song với thuốc, pha nước ấm, tương tự như pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy nước âm ấm là được). Sau đó, dùng năm cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 – 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách.
Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi.
[h=2]3. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?[/h] - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
- Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
[h=2]4. Sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ bị sốt[/h] Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện ra mình đã ngộ nhận khi chăm sóc trẻ bị sốt bằng nhiều mẹo rỉ tai không đúng, hậu quả là, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
[h=3]Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:[/h] - Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.
- Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.
- Có một ‘bài thuốc’ người già hay sử dụng làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Thực tế, việc kết hợp này có thể làm mát rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, cách hạ sốt này vô cùng nguy hại. Rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, rượu chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ rượu, cồn vào nước khi lau cho trẻ.
- Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không lấy nước đá hay đá lạnh chườm cho trẻ.
- Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.