Hiện nay, khi chăm bé sơ sinh rất nhiều bậc cha mẹ vẫn đang áp dụng những kinh nghiệm chẳng giống ai.
Đến thăm một cô bạn vừa sinh con gái đầu lòng, tôi ‘sốc ngược’ khi thấy cuống rốn của bé được treo lửng lơ dưới bóng đèn. Khi tôi hỏi về chuyện này, bạn phân bua: “Mẹ chồng bảo làm thế bé lớn lên sẽ sáng dạ và có hiếu với cha mẹ nên nằng nặc đòi thực hiện”. Dù bạn tôi chẳng có chút niềm tin nào với bí kíp đó, nhưng vì sợ bà phật lòng lại quay ra giận dỗi, để ấm nhà yên cửa, bạn vẫn nghe theo.
Khi tôi kể lại chuyện này với một chị bác sĩ sản khoa thân quen, chị cười vang và nói đó là ‘chuyện lạ’ thường ngày ở huyện với rất nhiều cha mẹ, nhất là những người mới ‘lên chức’. Rồi chị mở rộng tầm mắt cho tôi bằng một list dài bí kíp ‘quái’ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, được chị góp nhặt nhiều năm trong nghề. Mới thấy, chẳng riêng gì bạn tôi, rất nhiều bậc cha mẹ khác vẫn đang áp dụng những kinh nghiệm chẳng – giống – ai để chăm bé sơ sinh.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn đang áp dụng kinh nghiệm chẳng giống ai khi chăm bé sơ sinh.
Dưới đây, tôi xin liệt kê ra một số lỗi chăm bé sơ sinh đã ‘lỗi thời’ để chị em biết và nên tránh:
1. Treo cuống rốn
Không có một cơ sở khoa học nói rằng treo cuống rốn của trẻ cạnh đèn hay gương là trẻ thông minh. Đây hoàn toàn là kinh nghiệm mê tín của một số người. Sự thông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gen di truyền, giáo dục, môi trường sống, chất dinh dưỡng…
Việc treo cuống rốn không có tác dụng gì mà còn ảnh hưởng tới sự trong lành tại phòng bé. Cuống rốn để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, thậm chí có mùi và ruồi muỗi. Tốt nhất nếu muốn giữ cuống rốn làm “kỷ niệm” bạn nên chôn trong vườn hoặc chậu cây cảnh, bồn hoa…
2. Nằm phòng tối sau sinh
Nhiều người quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưng thực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong căn phòng tối này, mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khi mang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậu quả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao.
Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương… Trong phòng tối mẹ cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.
3. Dùng than sưởi sau sinh
Theo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít, hại nhiều.
Than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ…
4. 6 tuần đầu, cách ly bé hoàn toàn với bên ngoài
Không ít ông bố bà mẹ giam con trong nhà 24/24 trong vòng 6 tuần đầu để tránh nắng, gió…. Đây lại là một lỗi ngớ ngẩn khác. Nên cho trẻ làm quen dần với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ra ngoài quá lâu. Cho trẻ ra ngoài vào những thời điểm thích hợp như từ 9 – 10h hoặc từ 15h – 16h, khi thời tiết không quá lạnh và cũng không quá nóng. Lưu ý mặc quần áo cho trẻ phù hợp với điều kiện thời tiết.
5. Băng kín rốn của trẻ
Thật sai lầm khi nghĩ rằng băng kín rốn trẻ sơ sinh giúp bảo vệ rốn bé tối ưu nhất. Sự thật, việc băng kín rốn sẽ tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi, phát triển của vi trùng, dễ gây nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn của bé.
Tốt nhất, khi quấn tã cho bé, mẹ nên quấn tã dưới rốn để hở rốn cho bé. Chỉ phủ lớp vải mỏng lên rốn để dễ bề quan sát, giúp rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng và ít tạo chồi rốn.
Trong thời gian bé chưa rụng rốn, khi tắm tránh làm ướt rốn. Nếu ướt, phải thay băng rốn ngay cho bé. Rốn bé sơ sinh có mủ và có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Đến thăm một cô bạn vừa sinh con gái đầu lòng, tôi ‘sốc ngược’ khi thấy cuống rốn của bé được treo lửng lơ dưới bóng đèn. Khi tôi hỏi về chuyện này, bạn phân bua: “Mẹ chồng bảo làm thế bé lớn lên sẽ sáng dạ và có hiếu với cha mẹ nên nằng nặc đòi thực hiện”. Dù bạn tôi chẳng có chút niềm tin nào với bí kíp đó, nhưng vì sợ bà phật lòng lại quay ra giận dỗi, để ấm nhà yên cửa, bạn vẫn nghe theo.
Khi tôi kể lại chuyện này với một chị bác sĩ sản khoa thân quen, chị cười vang và nói đó là ‘chuyện lạ’ thường ngày ở huyện với rất nhiều cha mẹ, nhất là những người mới ‘lên chức’. Rồi chị mở rộng tầm mắt cho tôi bằng một list dài bí kíp ‘quái’ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, được chị góp nhặt nhiều năm trong nghề. Mới thấy, chẳng riêng gì bạn tôi, rất nhiều bậc cha mẹ khác vẫn đang áp dụng những kinh nghiệm chẳng – giống – ai để chăm bé sơ sinh.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn đang áp dụng kinh nghiệm chẳng giống ai khi chăm bé sơ sinh.
Dưới đây, tôi xin liệt kê ra một số lỗi chăm bé sơ sinh đã ‘lỗi thời’ để chị em biết và nên tránh:
1. Treo cuống rốn
Không có một cơ sở khoa học nói rằng treo cuống rốn của trẻ cạnh đèn hay gương là trẻ thông minh. Đây hoàn toàn là kinh nghiệm mê tín của một số người. Sự thông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gen di truyền, giáo dục, môi trường sống, chất dinh dưỡng…
Việc treo cuống rốn không có tác dụng gì mà còn ảnh hưởng tới sự trong lành tại phòng bé. Cuống rốn để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, thậm chí có mùi và ruồi muỗi. Tốt nhất nếu muốn giữ cuống rốn làm “kỷ niệm” bạn nên chôn trong vườn hoặc chậu cây cảnh, bồn hoa…
2. Nằm phòng tối sau sinh
Nhiều người quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưng thực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong căn phòng tối này, mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khi mang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậu quả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao.
Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương… Trong phòng tối mẹ cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.
3. Dùng than sưởi sau sinh
Theo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít, hại nhiều.
Than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ…
4. 6 tuần đầu, cách ly bé hoàn toàn với bên ngoài
Không ít ông bố bà mẹ giam con trong nhà 24/24 trong vòng 6 tuần đầu để tránh nắng, gió…. Đây lại là một lỗi ngớ ngẩn khác. Nên cho trẻ làm quen dần với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ra ngoài quá lâu. Cho trẻ ra ngoài vào những thời điểm thích hợp như từ 9 – 10h hoặc từ 15h – 16h, khi thời tiết không quá lạnh và cũng không quá nóng. Lưu ý mặc quần áo cho trẻ phù hợp với điều kiện thời tiết.
5. Băng kín rốn của trẻ
Thật sai lầm khi nghĩ rằng băng kín rốn trẻ sơ sinh giúp bảo vệ rốn bé tối ưu nhất. Sự thật, việc băng kín rốn sẽ tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi, phát triển của vi trùng, dễ gây nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn của bé.
Tốt nhất, khi quấn tã cho bé, mẹ nên quấn tã dưới rốn để hở rốn cho bé. Chỉ phủ lớp vải mỏng lên rốn để dễ bề quan sát, giúp rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng và ít tạo chồi rốn.
Trong thời gian bé chưa rụng rốn, khi tắm tránh làm ướt rốn. Nếu ướt, phải thay băng rốn ngay cho bé. Rốn bé sơ sinh có mủ và có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.