➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Cho rằng xương được cấu tạo từ canxi, vì thế các bậc phụ huynh thường bổ sung canxi cho con khi muốn “đẩy” chiều cao con mình lên. Tuy nhiên, BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết: “Để phát triển chiều cao, ngoài canxi còn cần sinh tố D, phốt pho, kẽm, selen, acid amin, chất béo… Bé cao được là nhờ phần sụn đầu xương, sụn dài từ từ sau đó cốt hóa, canxi “đơn thương độc mã” sẽ làm tăng cốt hóa đầu xương khiến trẻ bị lùn”.
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển chiều cao của bé.
Sữa chứa đạm, canxi, sinh tố D, kẽm… giúp tăng chiều cao nên các bậc phụ huynh thường mua sữa chất đầy tủ lạnh, và xem đó là nguồn dinh dưỡng số một giúp con cao hơn. Thế nhưng, sau một thời gian áp dụng phương pháp dùng sữa thay nước, bé tăng cả bề ngang lẫn bề dọc. Thế là phụ huynh đổ lỗi cho… sữa! Thực tế, trẻ béo phì không phải lỗi ở sữa, mà do ăn uống quá độ. Theo ước tính của BS Yến Phi, hai lít sữa cung cấp 1.350 Kcal, nếu tăng chiều cao bằng cách dùng sữa thay nước thì cần bớt cơm, bớt chất béo, bớt các loại bánh kẹo, bớt đạm từ thịt cá, ăn trái cây ít ngọt. Nếu dùng sữa mà vẫn ăn gà chiên, cốt lết nướng, bánh kem, nước ngọt, mít, sầu riêng, nho, nhãn… thì sẽ thừa cân, béo phì.
Để phát triển chiều cao một cách hài hòa, cần cho bé vừa uống sữa vừa ăn các thức ăn được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Món canh cua đồng, cháo cua đồng, riêu cua đồng, lẩu cua đồng… đều có công dụng giúp bé vươn vai cao lớn. Tại các chợ và siêu thị luôn có bán cua đồng xay sẵn, vì thế chỉ cần mua về lọc bỏ xác, cho lên nồi nấu sôi, nêm gia vị, cà chua hoặc rau xanh là có món “tràn trề” canxi thiên nhiên cho con.
Điều cần nhớ, cua đồng lẫn nhiều đất sình nên có nhiều mầm bệnh, nếu mua ở chợ cần chọn hàng sạch, cua được làm tại chỗ để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Con ruốc nhỏ cũng chứa nhiều canxi, để có món ngon cho bé, hãy làm món ruốc chấy mỡ hành hoặc rim mặn ngọt. Món cá cơm lăn bột chiên giòn ăn cả xương là món “lai rai” của quý ông, cũng là món “thấm đẫm” chất giúp tăng chiều cao. Khi làm món này cần rửa sạch cá, sau đó lăn qua bột khô. Bột chỉ áo một lớp mỏng giúp bé ngon miệng nhưng không chứa nhiều năng lượng.
Các loại cá basa, cá thu, cá thát lát, cá hú, cá bông lau… không chỉ chứa canxi mà còn iốt và các acid béo giúp bé thông minh. Nhưng các bé thường không thích ăn cá, còn phụ huynh thì ngần ngại vì sợ bé hóc xương. Để giúp bé ăn cá, bước đầu nên dùng phi lê các loại cá rồi “áo” lớp bột mỏng, chiên giòn. Cá thát lát làm chả chiên hoặc nấu canh với cà chua, thì là hoặc hành ngò cũng là món hấp dẫn các bé. Các loại cá hộp ăn cả xương cũng nên hiện diện trong bữa ăn sáng hoặc tối. Khi dùng các món này, nên xốt thêm cà chua, đậu và nấu thêm canh để bữa ăn có đủ “chất tươi”.
Các loại thịt giúp xây dựng tế bào, tăng trưởng chiều cao như: thịt bò, gà, bồ câu… Tuy nhiên, không phải món nào làm từ thịt cũng giúp bé “dài” hơn. Điểm mấu chốt là cân đối giữa đạm, tinh bột, dầu… Món thịt bò bít-tết, ragu ăn kèm với rau xanh cà chua và một lát bánh mì, hay món cháo bò… cung cấp đủ đạm giúp cơ thể lớn lên mỗi ngày. Món cháo gà, gà nấu đậu và món cháo bồ câu đậu xanh, băm nhuyễn cả xương lẫn thịt là món cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hệ xương.
Các loại nghêu, sò, ốc, hến cũng là nguồn dinh dưỡng quý giúp bé “nhổ giò”. Vì thế, nên làm các món: bún hến, canh nghêu, ốc nhồi thịt, sò huyết nướng chín… Uống đủ nước là điều kiện cần để có chiều cao tối ưu (nước góp phần vào việc hình thành xương và các đĩa đệm của cột sống), vì thế nên cho bé uống sữa và nước lọc. Các loại trái cây nên cho ăn tươi và ăn cả xác, thay vì dùng nước ép bán sẵn có chứa nhiều đường (trừ nước ép cà chua không chứa đường).
Nhiều yếu tố hội tụ mới tạo nên chiều cao (di truyền, dinh dưỡng, thể dục, môi trường…). BS Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: “Có bốn giai đoạn quan trọng để tăng chiều cao, đó là giai đoạn thai nhi, giai đoạn sau khi sinh đến hai tuổi, giai đoạn từ hai tuổi đến năm tuổi và giai đoạn dậy thì. Trong quá trình phát triển, nếu bị béo phì sẽ làm cho sụn trưởng thành sớm không cao được”.
Ở giai đoạn dậy thì, cần phối hợp cả dinh dưỡng lẫn sinh hoạt. Ngủ đầy đủ là cách kéo dài chi hiệu quả, vì xương cũng “mọc” trong lúc được nghỉ ngơi. Song song đó, cần chọn cho bé một môn thể thao yêu thích (bơi lội, nhảy xa…), đây là nền tảng để “buộc” xương lớn lên.
Cho rằng xương được cấu tạo từ canxi, vì thế các bậc phụ huynh thường bổ sung canxi cho con khi muốn “đẩy” chiều cao con mình lên. Tuy nhiên, BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết: “Để phát triển chiều cao, ngoài canxi còn cần sinh tố D, phốt pho, kẽm, selen, acid amin, chất béo… Bé cao được là nhờ phần sụn đầu xương, sụn dài từ từ sau đó cốt hóa, canxi “đơn thương độc mã” sẽ làm tăng cốt hóa đầu xương khiến trẻ bị lùn”.
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển chiều cao của bé.
Sữa chứa đạm, canxi, sinh tố D, kẽm… giúp tăng chiều cao nên các bậc phụ huynh thường mua sữa chất đầy tủ lạnh, và xem đó là nguồn dinh dưỡng số một giúp con cao hơn. Thế nhưng, sau một thời gian áp dụng phương pháp dùng sữa thay nước, bé tăng cả bề ngang lẫn bề dọc. Thế là phụ huynh đổ lỗi cho… sữa! Thực tế, trẻ béo phì không phải lỗi ở sữa, mà do ăn uống quá độ. Theo ước tính của BS Yến Phi, hai lít sữa cung cấp 1.350 Kcal, nếu tăng chiều cao bằng cách dùng sữa thay nước thì cần bớt cơm, bớt chất béo, bớt các loại bánh kẹo, bớt đạm từ thịt cá, ăn trái cây ít ngọt. Nếu dùng sữa mà vẫn ăn gà chiên, cốt lết nướng, bánh kem, nước ngọt, mít, sầu riêng, nho, nhãn… thì sẽ thừa cân, béo phì.
Để phát triển chiều cao một cách hài hòa, cần cho bé vừa uống sữa vừa ăn các thức ăn được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Món canh cua đồng, cháo cua đồng, riêu cua đồng, lẩu cua đồng… đều có công dụng giúp bé vươn vai cao lớn. Tại các chợ và siêu thị luôn có bán cua đồng xay sẵn, vì thế chỉ cần mua về lọc bỏ xác, cho lên nồi nấu sôi, nêm gia vị, cà chua hoặc rau xanh là có món “tràn trề” canxi thiên nhiên cho con.
Điều cần nhớ, cua đồng lẫn nhiều đất sình nên có nhiều mầm bệnh, nếu mua ở chợ cần chọn hàng sạch, cua được làm tại chỗ để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Con ruốc nhỏ cũng chứa nhiều canxi, để có món ngon cho bé, hãy làm món ruốc chấy mỡ hành hoặc rim mặn ngọt. Món cá cơm lăn bột chiên giòn ăn cả xương là món “lai rai” của quý ông, cũng là món “thấm đẫm” chất giúp tăng chiều cao. Khi làm món này cần rửa sạch cá, sau đó lăn qua bột khô. Bột chỉ áo một lớp mỏng giúp bé ngon miệng nhưng không chứa nhiều năng lượng.
Các loại cá basa, cá thu, cá thát lát, cá hú, cá bông lau… không chỉ chứa canxi mà còn iốt và các acid béo giúp bé thông minh. Nhưng các bé thường không thích ăn cá, còn phụ huynh thì ngần ngại vì sợ bé hóc xương. Để giúp bé ăn cá, bước đầu nên dùng phi lê các loại cá rồi “áo” lớp bột mỏng, chiên giòn. Cá thát lát làm chả chiên hoặc nấu canh với cà chua, thì là hoặc hành ngò cũng là món hấp dẫn các bé. Các loại cá hộp ăn cả xương cũng nên hiện diện trong bữa ăn sáng hoặc tối. Khi dùng các món này, nên xốt thêm cà chua, đậu và nấu thêm canh để bữa ăn có đủ “chất tươi”.
Các loại thịt giúp xây dựng tế bào, tăng trưởng chiều cao như: thịt bò, gà, bồ câu… Tuy nhiên, không phải món nào làm từ thịt cũng giúp bé “dài” hơn. Điểm mấu chốt là cân đối giữa đạm, tinh bột, dầu… Món thịt bò bít-tết, ragu ăn kèm với rau xanh cà chua và một lát bánh mì, hay món cháo bò… cung cấp đủ đạm giúp cơ thể lớn lên mỗi ngày. Món cháo gà, gà nấu đậu và món cháo bồ câu đậu xanh, băm nhuyễn cả xương lẫn thịt là món cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hệ xương.
Các loại nghêu, sò, ốc, hến cũng là nguồn dinh dưỡng quý giúp bé “nhổ giò”. Vì thế, nên làm các món: bún hến, canh nghêu, ốc nhồi thịt, sò huyết nướng chín… Uống đủ nước là điều kiện cần để có chiều cao tối ưu (nước góp phần vào việc hình thành xương và các đĩa đệm của cột sống), vì thế nên cho bé uống sữa và nước lọc. Các loại trái cây nên cho ăn tươi và ăn cả xác, thay vì dùng nước ép bán sẵn có chứa nhiều đường (trừ nước ép cà chua không chứa đường).
Nhiều yếu tố hội tụ mới tạo nên chiều cao (di truyền, dinh dưỡng, thể dục, môi trường…). BS Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: “Có bốn giai đoạn quan trọng để tăng chiều cao, đó là giai đoạn thai nhi, giai đoạn sau khi sinh đến hai tuổi, giai đoạn từ hai tuổi đến năm tuổi và giai đoạn dậy thì. Trong quá trình phát triển, nếu bị béo phì sẽ làm cho sụn trưởng thành sớm không cao được”.
Ở giai đoạn dậy thì, cần phối hợp cả dinh dưỡng lẫn sinh hoạt. Ngủ đầy đủ là cách kéo dài chi hiệu quả, vì xương cũng “mọc” trong lúc được nghỉ ngơi. Song song đó, cần chọn cho bé một môn thể thao yêu thích (bơi lội, nhảy xa…), đây là nền tảng để “buộc” xương lớn lên.