Thực hư chuyện phụ nữ xuất tinh

Ảnh girl xinh

New member
User ID
3
Tham gia
27 Tháng sáu 2012
Bài viết
263
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Địa chỉ
Sài Gòn
Đồng
0
[h=2]Tháng 5 của năm 1981 Tờ tạp san "Tuần báo mới" đăng một bài luận văn với nhan đề "Phân loại tình dục" dưới tiêu đề có một câu khá nổi bật "Sự khác nhau rõ nét" bao gồm hiện tượng tiết sữa ở nữ, xuất tinh ở nam. Đánh giá của tờ "Tuần báo mới" về hai vấn đề này đều có những sai lầm.[/h] Chúng tôi đã có dịp phân tích trong những chương trước, trong một vài trường hợp cá biệt đàn ông có thể tiết sữa, ngược lại khá nhiều phụ nữ có thể xuất tinh dịch, hiện tượng này từ lâu người ta đã đề cập đến. Như ở các phần trước chúng tôi đã đề cập, Aristốt là người đầu tiên miêu tả hiện tượng phụ nữ phóng dịch. Nâm vật đâu từ thế kỷ thứ 2, Cairôn đã biết chuyện này, còn De crat thì công bố bài luận văn "Bàn về bộ phận sinh dục nữ" đã mô tả tỉ mỉ tuyến tiền liệt nữ. ông đề cập đến hiện tượng khi “yêu” thì phụ nữ tiết nhiều dịch làm nhờn ướt âm đạo thậm chí còn tràn ra cả ngoài cửa mình, ông đã dùng những từ ngữ như "bắn ra" "phọt ra" "tràn ra" v.v...

Mặc dù đề tài phụ nữ phóng dịch còn có vẻ thần bí và gây tranh cãi nhiều hơn cả "điểm G", vì thực ra nó chỉ xảy ra với một số ít phụ nữ thôi, hoặc nói cách khác, trong nền văn hoá của chúng ta chỉ thừa nhận như thế. Bery và Huifur cùng các đồng sự của họ, qua kiểm tra đã khẳng định tất cả các phụ nữ đều tồn tại điểm G. Trước khi kiểm tra, nhiều chị em không nghĩ là mình cũng có "cái ấy" . Cách đây mấy năm, họ tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn khá nhiều phụ nữ xem họ có phóng dịch không thì chỉ có 10% trong số người được hỏi trả lời là có, tuy nhiên con số này đang tăng dần lên, nâm vật nói kết quả điều tra gần đây nhất thì tỷ lệ đó đã là 40%. Chúng ta đánh giá bước tiến triển này như thế nào. Chúng tôi cho rằng, thừa nhận phụ nữ có phóng dịch sẽ giúp phụ nữ kiểm tra và trình bày kinh nghiệm trong đời sống tình dục của mình một cách chính xác hơn, giúp nhiều chị em cùng bạn tình của mình sinh hoạt tình dục thích thú hơn. Một số chị em trước đây cố gắng kìm chế hiện tượng này, cho rằng như vậy là không bình thường, còn bây giờ khi nhận thức được rằng đó là một hiện tượng bình thường thì chị em cho phép mình phóng một cách xả láng, vì nó đã được xã hội công khai chấp nhận. Tuy nhiên đến nay vẫn còn bị ám ảnh bởi một số thành kiến, cho nên những chị em kể rằng mình có phóng dịch cũng đều giấu tên. Gần như tất cả các bản thông kê đều đưa ra tỷ lệ giấu tên có lẽ chiếm tuyệt đại đa số.
Rõ ràng là còn một bộ phận lớn phụ nữ không hề phóng dịch, đây cũng là một đề tài quan trọng. Rất may chúng tôi nhận được khá nhiều thư, nhấn mạnh rằng hiện tượng phóng dịch có tác dụng thúc đẩy quan hệ vợ chồng càng thêm gắn bó. Một phụ nữ tự nhận mình là con người may mắn, chị cho biết rằng, lần đầu tiên em biết "chuyện đó" là vào đêm tân hôn và cho đến nay chồng em vẫn là người duy nhất quan hệ tình dục với em, khi “yêu” em luôn có cảm giác đẩy ra ngoài, dường như có chất dịch gì đó được phóng ra. Tuy vậy mãi đến khi sinh đứa con thứ hai, em mới thật sự chú ý đến điều này. Thì ra khi đạt đến cao trào, có một điểm giãn nở to và có xu hướng thò ra ngoài có vẻ như là để đón dương vật của chồng em. Lượng dịch mà em phóng ra luôn luôn nhiều hơn hoặc bằng lượng tinh dịch do anh ấy phóng ra, chồng em kể lại rằng, rất nhiều lần chất dịch phóng lên làm ướt cả bụng anh ấy. Sinh hoạt tình dục của chúng em rất là mãn nguyện".

Cũng giống như đàn ông, khi phụ nữ đạt đến cao trào thì phóng dịch, dịch này được phóng ra từ niệu đạo. Đặc biệt hiện tượng này có liên quan đến kích thích ở điểm G.
phu_nu_xuat_tinh9.jpg

Theo chúng tôi biết thì: các bác sĩ cũng khá quan tâm đến vấn đề này, họ cũng không thấy lạ lùng, có điều là còn thiếu kiến thức mà thôi. Một chị 38 tuổi đã có ba con phát biểu "Tôi đã hỏi bác sĩ về chuyện phóng dịch. Bác sĩ trả lời là không biết nó phóng từ đâu ra, ông cho rằng việc đó chẳng có gì quan trọng, nếu chị thấy thích thì chị cứ việc phóng thoải mái. Đúng là tôi thấy rất sướng khi xuất tinh như thế, chỉ đáng tiếc là chưa hiểu gì về chuyện đó".

Từ năm 1958 đến nay, nhiều bác sĩ đã lên tiếng ủng hộ và giúp đỡ, mặt khác cùng chịu khó đi sâu nghiên cứu vấn đề phóng dịch. Ví dụ bác sĩ tiến sĩ khoa tiết niệu là Bônax Harman từ trước đến nay vẫn cự tuyệt dùng phương pháp mố để chữa trị cho những chị em bị chứng són đái, và ông dựa vào kinh nghiệm của mình phán đoán rằng đó chính là hiện tượng phóng dịch khi đạt đến cao trào. Trước đó ông đã nghiên cứu trước tác của Graofubôcơ, tìm hiểu về điểm G và hiện tượng phóng dịch, nhưng khi ông đưa ra bàn bạc với các đồng sự, thì đều bị họ khích bác, coi ông là bị điên. Tuy ông tin chắc là mình đúng, nhưng đành chịu cô lập. Sau này gặp được Huifur, ông mới thật sự yên tâm về chính kiến và lòng dũng cảm của mình. Nếu chịu khó lần dở lại các tài liệu lưu trữ, thì sẽ thấy rằng từ xa xưa con người đã biết đến hiện tượng này. Thế nhưng nó bị nhiều người ngoại đạo, thậm chí nhiều chuyên gia trong giới chuyên môn cố ý né tránh hoặc chôn vùi. Nhiều người mô tả điểm G khi nói về tình dục cũng đề cập đến hiện tượng xuất tinh dịch, nhưng họ tỏ ra không am hiểu về vấn đề này. Không chỉ có Aristốt, Galen và Grafu nói về hiện tượng phụ nữ phóng dịch, mà ngay cả tạp chí "Châu báu" chuyên biên tập đăng tải truyện ngắn và thơ của Vichtoria và dân ca, thế mà trong đó có những bài viết bị coi là phản khoa học, mô tả hiện tượng phóng dịch của đàn bà. Người ta gán cho nó là bệnh hoang tưởng của những gã đàn ông dâm đãng để gạt nó ra ngoài lề. Năm 1926, bác sĩ phụ khoa Xioto Devilde đã cho xuất bản cuốn sách "Sổ tay hôn nhân" có đề cập đến hiện tượng một số chị em phóng dịch khi đạt hứng thú cao độ. Một số nhà nhân loại học đã mô tả lễ rửa tội tại một số bộ lạc ở châu Phi, trong đó đề cập đến tầm quan trọng của việc phụ nữ phóng dịch. Ví dụ, ở vùng Batolô tại Uganđa có phong tục được đặt tên là Cargabit có nghĩa là "Phóng dịch lên tường". Trước khi người con gái ở Batôlô đi lấy chồng, những bậc cao niên trong làng sẽ dạy cho cô cách "phóng dịch", học được thì mới được phép kết hôn.

phu_nu_xuat_tinh10.jpg

Năm 1950 Grafu Graofubôcơ mô tả một cách chi tiết về mối quan hệ giữa hiện tượng xuất tinh và niềm khoái lạc, vì chỉ khi đạt đến cao trào mới xuất hiện phóng dịch. Nếu có dịp quan sát phụ nữ trong thời điểm đỉnh cao của hứng thú tình dục bạn sẽ nhìn thấy dịch trong suất bắn ra ngoài âm' hộ từ lỗ đái. đó là sản phẩm của cao trào tình dục hoàn toàn không đảm nhiệm chức năng bôi trơn. Vì nếu là để bôi trơn thì phải tiết ra ngay từ khi mới bắt đầu “yêu” chứ không phải ở giai đoạn cao trào. Một điều đáng tiếc, Graofubôcơ chỉ khắng định là đã kiểm tra kỹ càng, nhưng lại không tường thuật lại biện pháp kiểm tra đã áp dụng và các bước kiểm tra ra sao.

Lúc đầu, người ta ngỡ ngàng vì khi đạt đến cao trào thì cơ khống chế bàng quang bị chùng lỏng, làm cho một ít nước đái rò chảy ra ngoài. Tuy nhiên sau khi kiểm nghiệm chất dịch đó thấy rằng. nó không mang các tính chất của nước đái. Từ đó, người ta xác định chất dịch này được phóng ra từ một tuyến nhậy cảm tình dục nằm trên niệu đạo ở vách phía trước của âm đạo.

Sở dĩ bị nhầm lẫn là vì, chất dịch này được phóng ra từ niệu đạo, mà ở nam nữ niệu đạo chỉ cho ra nước đái. Vấn đề đặt ra là phải dùng luận chứng khoa học để khẳng định, chất dịch này khác với nước đái. Đối với tinh dịch của nam thì đã chứng minh một cách vững vàng tinh dịch hoàn toàn không phải là nước đái, riêng chất dịch của phụ nữ thì ngoài Graofubôcơ ra cho đến năm 1980 vẫn chưa có bản báo cáo nào đề cập đến. Đúng vào năm đó, Bétxơ, Huifur và Bery cùng tiến hành phân tích các mẫu nước giải và dịch thể của những phụ nữ tình nguyện với điều kiện trong vòng 48 giờ trước khi lấy mẫu không được sinh hoạt tình dục, cũng không được có những cử chỉ âu yếm với đàn ông, không được dây tinh dịch của đàn ông. Các chị này tự lấy mẫu ở nhà mình, sau đó xử lý đông lạnh rồi đưa ngay đến phòng thí nghiệm của Bétxơ ở trường đại học Daien Haux. Tháng 2 năm 1980, trên một tờ tạp chí tình dục đăng một bản báo cáo về kết quả phân tích chất dịch của phụ nữ do một tác giả tự nguyện biên tập. Điều lý thú là, kết quả này rất trùng hợp với kết quả phân tích của các nhà khoa học ở nhóm Betxơ. Kết quả phân tích cho thấy do tác dụng ức chế của tartrate được sản xuất ra từ tuyến tiền liệt làm cho hai thành phần Enzym phốt phát và Glucôga đều cao hơn hẳn hàm lượng của hai chất đó trong nước tiểu, còn các nhất như Urea và Creatinine được coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải Anbumin trong trường hợp bình thường chỉ có trong nước tiểu, thì hàm lượng của nó trong chất dịch phóng ra thấp hơn trong nước tiểu rất nhiều.

Tiến sỹ y học Frank Adicka và Huifur cũng đã đưa các mẫu tinh dịch của người đàn ông đã thắt ống dẫn tinh, mẫu dịch thể phụ nữ và mẫu nước giải đến phòng thực nghiệm để tiến hành hoá nghiệm. Kết quả cho thấy nồng độ phốt phát Enzym và Glucôga trong tinh dịch và dịch thể của phụ nữ còn thấp hơn trong tinh dịch của đàn ông rất nhiều.
Trước khi Betxơ tiến hành phân tích, Xaifuri và Beneck đã tổng kết và xét các loại tài liệu nói về phụ nữ phóng dịch và cho công bố kết luận của họ dưới tiêu đề "Bàn về phụ nữ phóng dịch và tuyến tiền liệt phụ nữ". Bài này được đăng trên tạp chí nghiên cứu tình dục vào tháng 2 năm 1978. Luận điểm mà họ đưa ra là: Dịch thể ao phụ nữ phóng ra là sản phẩm của tuyến tiền liệt phụ nữ nằm ở xung quanh niệu đạo, vì thành phần của nó rất giống với dịch thể của tuyến tiền liệt. Tuy chưa tiến hành phân tích hoá học, nhưng phần đông giới khoa học đều nhận định rằng, đúng như một số tài liệu phổ thông đánh giá, phụ nữ cũng giống như nam giới phóng dịch khi “yêu” đều góp phần làm tăng khoái cảm tình dục.

Ở thời kỳ phôi thai, thì bộ phận sinh dục nữ và nam giống nhau. Sau khi mang thai đến tuần thứ 6 mới bắt đầu có sự phân hoá về tuyến sinh dục, sau đó mới diễn ra sự phân hoá giữa bộ phận sinh dục bên trong và bên ngoài. Buồng trứng và hòn dái vốn có cùng một cội nguồn tổ chức được phân hoá ra sau đó phát triển theo hai đường hướng khác nhau để trở thành vật tượng trưng cho đàn ông và đàn bà. Các nhà khoa học về phôi thai và giải phẫu đã dùng các khái niệm khoa học như "dấu vết" hoặc "teo ngót" để mô tả các bộ phận trên cơ thể nam và nữ. Tuy có cùng một cội nguồn và sau khi trưởng thành đều có công năng rõ ràng, đó có lẽ là những "dấu vết" do phôi thai để lại qua một số tuyến hoặc bộ phận của hai dạng cơ thể có vẻ hoàn toàn đối lập là đàn ông và đàn bà. Mỗi một tuyến hoặc bộ phận nào đó của nam đều có thể tìm thấy kết cấu tương ứng trên thân thể phụ nữ, và ngược lại cũng như thế.
Mặc dù chuyện phụ nữ phóng dịch trong tài liệu y học cũng như trong văn học thông tục qua các thời đại đều có nhiều dịp đề cập đến, thế mà giới khoa học tình dục lại phớt lờ hiện tượng này, cho đến khi xuất hiện bài phát biểu của Xaifuri và Beneck. Năm 1966, Mastơ và Jônxơn chỉ trích luận điểm "phụ nữ phóng dịch". Họ cho rằng, đó là một quan điểm sai lầm đang được phổ biến rộng rãi. Trước đó vài năm, Kinxi cũng đã viết, ông tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến vấn để này:
"Do trên cơ thể phụ nữ tuyến tiền liệt và tuyến tinh nang đều chỉ sót lại ở dạng "dấu vết" cho nên nó làm sao còn có thể phóng dịch được. Nhưng khi đạt đến cao trào, do cơ bắp co bóp làm cho nó tiết ra một ít dịch sinh dục. Trong một số trường hợp cá biệt và dưới sức ép của một vài bộ phận nào đó thì hiện tượng tiết dịch có thể xẩy ra và người ta gán cho nó cái tên là phụ nữ phóng dịch. Một số tác phẩm văn học màu vàng thường phóng đại vấn đề này, nhưng nếu yêu cầu một cách nghiêm khắc thì từ ngữ đó dùng vào sinh hoạt tình dục thật không hợp".

Năm 1970 Kítman Gơril cho xuất bản cuốn "Nữ thái giám" kể lại những chuyện hư hư thực thực lưu truyền về thế giới phụ nữ. ông nói "Cho dù từ lâu người ta đã chứng minh rằng phụ nữ phóng dịch" chỉ là chuyện hoang tưởng thế mà nhiều người vẫn cố tình đeo bám lấy nó. Mặc dù có ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử, nhưng nói cho cùng chuyện đó vẫn không có thực".

Xaifuri và Beneck lại bình luận rằng lý do khiến người ta khó chấp nhận quan điểm "phụ nữ phóng dịch" có lẽ thuộc về lĩnh vực từ ngữ. Từ xa xưa "tinh dịch" theo thói quen được dùng để chỉ "tinh trùng" và "xuất tinh". Trước Grafu Graofubôcơ, người ta suy đoán rằng "phụ nữ phóng dịch" mang ý nghĩa phụ nữ phóng ra tinh dịch, thế nhưng soi qua kính hiển vi thì trong tinh dịch đó hoàn toàn không có tinh trùng như nam giới. Do đó trong dịch thể của nam và nữ thì từ "tinh dịch" trong các tài liệu khoa học dường như chỉ để dành riêng cho nam giới mà thôi còn trong dịch thể phụ nữ phóng ra vì không chứa tinh trùng nên chưa tìm được một thuật ngữ xác đáng để đặt tên.
Những người sinh sống trên quần đảo Truk Burien ở nam Thái bình dương, không những biết điểm G, vận động co bóp của hệ cơ khoang chậu có tầm quan trọng ra sao mà cũng hiểu rất rõ về phụ nữ phóng dịch, và họ dùng từ "momona"để chỉ hiện tượng này (ý nghĩa là những chất dịch do nam nữ phóng ra). Người Truk cho rằng phóng dịch có tác dụng bôi trơn và tăng khoái cảm.

Các nhà nhân loại học phương Tây đều coi hiện tượng phụ nữ phóng dịch mang sắc thái huyền bí và chứng minh rằng rất nhiều phụ nữ Melanesia thường són đái khi đạt đến cao trào tình dục, còn dân tộc Truk hoàn toàn phủ nhận đó là nước đái. Nước đái không thể bôi trơn cũng không tạo cảm giác sung sướng. Các nhà sinh lý học cả quyết rằng khi nam giới đạt đến cao trào thì chỉ có thể xuất tinh chứ không thểđi tiểu tiện được, trừ trường hợp người đàn ông đó bị bệnh ở bàng quang. Ngay cả trường hợp cơ bắp bị nhão yếu thì cũng không thể bị són đái trong khi “yêu”. Ai đó cho rằng phụ nữ són đái khi đạt đến cao trào tình dục là trái với quan niệm của nhân dân, và cũng không phù hợp với khoa học về sinh lý, rất đáng đặt dấu hỏi. Nếu đúng là như vậy thì cuộc ái ân sẽ mất đi nhiều vẻ thơ mộng lý thú. '

phu_nu_xuat_tinh10.jpg


Bery và Huifur còn bổ sung vào đề xướng của Xaifuri và Beneck cho rằng, nếu không chọn được một từ ngữ thích hợp thì có lẽ khái niệm này sẽ nhanh chóng bị xoá sổ trong các tài liệu khoa học. Do nó chẳng góp phần gì vào chức năng sinh sản, nên mục đích của phụ nữ phóng dịch hẳn không có gì ngoài khoái lạc. Phụ nữ thực ra, hoàn toàn có quyền được hưởng thụ niềm sung sướng trong tình dục dành riêng cho bản thân mình, quan điểm này mới được đề xướng. Trước đây, chị em có vẻ không khuyến khích việc phóng dịch vì mục đích sinh sản. Nhiều trường hợp bản thân chị em cũng không phân biệt được đó là phóng dịch hay là són đái nhất là khi bị hắt hơi, ho, cười lớn hoặc nhảy nhót, và ở cao trào tình dục thì cùng đồng thời xảy ra chuyện đó. Thông thường, những chị em yếu cơ khung chậu hay bị són đái, còn phóng dịch chỉ xẩy ra ở những chị em cơ khoang chậu khoẻ mạnh. Cho dù bác sĩ đã chẩn đoán chính xác là bị triệu chứng són đái do căng thẳng thì trước đó cũng cần đánh giá toàn diện đối với hệ cơ khoang chậu, đó là một việc làm rất quan trọng. Vì việc chữa trị tốt nhất là tập luyện cơ khoang chậu (vấn đề này sẽ giới thiệu đầy đủ hơn trong chương 4, chương này sẽ trình bày tầm quan trọng của cường độ cơ bắp đối với phản ứng tình dục).

Có nghĩa là nếu tiến hành phẫu thuật thì hoàn toàn có thể gây hậu quả làm mất hoặc giảm phản ứng phóng dịch. Tuy nhiên một số chị em lại cho biết, sau khi phẫu thuật thì khả năng phóng dịch có vẻ như được tăng cường. Ví dụ một chị 36 tuổi đã làm mẹ của ba cháu nhỏ, khi 27 tuổi đã tiến hành mổ cắt tử cung, sau đó vẫn phóng dịch như thường. Chị kể rằng: "Sau khi mổ, tôi cho rằng chắc không tránh khỏi chuyện "són đái" trong lúc “yêu” nhưng thú thật là chuyện ấy làm tôi rất khoái, do đó tôi không hề tìm cách nín nhịn. Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng, đó không phải là nước đái, vì trước khi vào cuộc tôi không bao giờ quênđi tiểu tiện. Đối với tôi cứ bốn lần “yêu” thì có một lần phóng dịch. Trong tâm khảm tôi mong mỏi chuyện đó xảy ra liền liền để tôi được hưởng niềm hạnh phúc sung sướng. Tuy nhiên tôi không hề khuyến khích các chị em khác đi cắt bỏ tử cung để tăng khoái cảm trong sinh hoạt tình dục. Nhưng qua trường hợp của tôi, có thể thấy rằng, tử cung không có ý nghĩa gì đối với khoái lạc trong tình dục cả".

Huifur và Bery còn nhận xét rằng, những phụ nữ có khả năng phóng dịch rất ít khi mắc bệnh viêm bàng quang, điều này đã được chứng minh một cách gián tiếp. Có một chị thường ức chế phóng dịch kể rằng, chị thường bị viêm nhiễm bàng quang, và sau khi kết thúc cuộc “yêu” thì cơ bụng bị co thắt nghiêm trọng. Chị suy đoán rằng, có lẽ tại chị thường cố gắng hết sức kiềm chế phóng dịch trong khi “yêu”, vì thực ra chị còn lạ lẫm với hiện tượng đó. Một chị khác cho biết, tôi rất khó xử là lúc sắp sửa bước vào giai đoạn sung sướng nhất thì tôi không thể tránh được hiện tượng són đái và viêm bàng quang lên cơn đau gây cảm giác khó chịu. Nếu điểm G bị kích thích thì tình huống xảy ra càng tệ hại hơn, nhiều lúc chỉ vì không thể phóng ra làm cho tâm trạng hết sức căng thẳng. Như vậy, rất có thể nhiều chị em mắc chứng viêm bàng quang chỉ vì có những rung động đòi hỏi phải phóng dịch nhưng chị em lại cố ra sức kìm hãm. Đánh giá này cần được đi sâu kiêm chứng thêm, nhưng nhìn chung tìm cách nhịn tiểu tiện, đại tiện đều dễ gây cảm nhiễm cho cơ thể, trong bệnh sử của nhiều chị phụ nữ đã thể hiện rất rõ điểm' này. Ví dụ có chị kể rằng vì sữa nhiều quá con bú không kịp nên bầu vú quá đầy sữa gây cảm giác căng tức, nếu không xử lý thì sẽ bị viêm tuyến vú nhiều ( hi em khi đạt đến cao trào đáng lẽ phóng dịch ra ngoài thì lại cố nín nhịn nên chất dịch đó tràn vào bàng quang, người ta gọi đó là hiện tượng phóng ngược Bery và Huifur đã mô tả lằng. nếu được kích thích vào âm đạo thì nhiều chị sẽ són ra một thứ nước trong suốt hơi ngả màu trắng giống nước tiểu nhưng hoàn toàn không phải là nước tiểu.

Một công trình nghiên cứu có ý nghĩa khác, là phát hiện mối quan hệ giữa kích thích tố với hiện tượng phụ nữ phóng dịch. Do chúng ta chưa nắm được điểm G do một loại tổ chức đặc biệt nào cấu tạo nên và thực ra thì chất dịch được phóng ra từ đâu vì vậy cũng khó kết luận kích thích tố đã gây ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình này. Điểm G có vẻ như bé dần đi sau khi phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, đây chắc hẳn là do ảnh hưởng của kích thích tố gây ra. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa hề phát hiện ra có trường hợp nào bé gái chưa đến tuổi dậy thì lại có thể phóng dịch. Điều này cũng dê hiểu, vì chúng có cô gái nào chịu kể lại chuyện hồi bé của mình, nhất là chuyện có liên quan đến tuổi thanh xuân thì mới có thể phóng dịch, có nghĩa là cần phải được tác động bởi kích thích tố thì một sản xuất ra được chất dịch thể đó.

Có một phụ nữ thường xuyên bổ sung kích thích tố kể lại rằng "Tôi đã bước vào tuổi sáu mươi. Cách đây 20 năm về trước khi sớm bước vào tuổi già. tôi phải cố chạy chữa bằng cách uống bổ sung kích thích tố với nhiều loại liều lượng khác nhau. Kết quả hết sức rõ ràng, ngay cả chồng tôi cũng đánh giá được liều lượng kích thích tố uống vào ít hay nhiều quan hệ đến lượng dịch phóng ra ít hay nhiều một cách tương ứng, tức là uống nhiều kích thích tố thì phóng lượng dịch nhiều. Sau này tôi được biết, uống kích thích tố có khả năng mắc bệnh ung thư, liền quyết định nghỉ mấy tháng mùa đông không uống, bất chấp là sẽ mất luôn cả sức hấp dẫn. Khi tôi nêu ý kiến đó bác sĩ nhún vai nhưng cũng đành đồng ý. Tôi ngừng thuốc, nét hồng hào cuốn hút thì vẫn giữ được nhưng hiện tượng phóng dịch thì hết hẳn. Hiện nay, tôi chỉ uống thuốc với liều lượng tối thiểu. Sau khi uống ba tuần thì ngừng hẳn một tuần, rồi chuyển sang mỗi tuần một lần. Ngay ở cuối tuần ngừng uống thuốc, tôi đã thấy khác nhiều.

Cũng giống như phản xạ đối với điểm G, hiện tượng phóng dịch ở phụ nữ hoàn toàn có thể được tăng cường nhờ luyện tập hệ cơ khoang chậu. Một phụ nữ đã có 1 con, sau khi luyện cơ theo bài bản của Graofubôcơ đã báo cáo rằng: "Trước khi bước vào luyện tập thì thận và bàng quang của tôi chưa hề phóng dịch, khi đạt đến cao trào. Sau khi sinh cháu, tôi bắt đầu tham gia luyện bài tăng cường cơ bắp âm đạo. Kết quả là triệu chứng ở bàng quang hết hẳn, đặc biệt là xảy ra phóng dịch khi đạt cao trào. Chồng nói cũng nhận thấy sự thay đổi to lớn đó Tôi cảm thấy rất phấn khởi. Có thể cả quyết rằng tất cả mọi phụ nữ nếu tham gia luyện tập đều có thể tăng cường hệ cơ và tuyến thể xung quanh âm đạo, nhưng không chắc chắn rằng, thông qua luyện tập thì chị em nào cũng đều có khả năng phóng dịch, có điều là luyện tập hệ cơ khoang chậu sẽ tăng cường đáng kể khoái cảm trong sinh hoạt tình dục.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom