blackberry97
New member
Vừa bước chân xuống bến xe miền Tây, tên cướp Nguyễn Văn Hải (SN 1969, ngụ ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, Đầm Dơi, Cà Mau) giật bắn cả người bởi tiếng gọi đanh thép của người đàn ông dứng sau. Nghe gọi trúng tên “cúng cơm” mình, gã đàn ông thoáng thảng thốt nhưng vẫn cố giải thích “Em…em là khách đi đường thôi, các anh lầm rồi”. Vị khách này được đưa về trụ sở Công an phường An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) và hiện nguyên hình thành một tên cướp của giết người.
Dù vụ án đã xảy ra cách đây đã gần 2 năm nhưng khi nhắc lại, Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt, cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau vẫn còn nhớ như in từng chi tiết. Bởi lẽ anh là người trực tiếp điều tra và cũng chính anh phá án, cũng là người chứng kiến tội ác kinh hoàng mà Hải và đồng bọn của hắn gây ra.
Vụ giết người cướp của táo tợn
Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt cho biết, vụ cướp đã làm dấy lên làn sóng căm phẫn của dư luận địa phương thời điểm ấy bởi thủ đoạn ra tay của bọn cướp hết sức tàn độc. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng có mặt tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Nhận định đây là một vụ trọng án nên ngay sau đó ban chuyên án được thành lập khẩn trương điều tra truy bắt hung thủ. Bằng các biện pháp nghiệm vụ, Công an tỉnh Cà Mau đã bắt những kẻ gieo rắc cái ác phải cúi đầu nhận tội sau gần nửa tháng gây án.
Theo hồ sơ vụ án, trước khi Huỳnh Văn Phong cùng đồng bọn đi cướp thì vợ hắn là Hứa Thị Út (SN 1991) cũng vừa sinh con được khoảng 4 tháng tuổi. Vợ sinh, nhà lại đang rơi vào cảnh túng quẫn một mình hắn phải lo “cơm áo gạo tiền” nuôi cả gia đình nên hắn đã quyết định đi “làm một đêm ăn cả năm”.
Vào ngày 21/11/2010, Huỳnh Văn Phong (SN 1983, trú xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) gọi điện thoại cho Nguyễn Văn Hải (em rể hắn) dò hỏi xem tại nơi Hải sinh sống có “con mồi” nào để ra tay hay không?.
Đối tượng Nguyễn Văn Phước tại cơ quan công an
Cũng đang “vã” nên khi nhận được cuộc điện thoại bất ngờ của anh vợ lòng tham của Hải nổi lên. Hắn rủ rê thêm Nguyễn Văn Phước (SN 1985), ngụ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lên kế hoạch giết người cướp tài sản.
Mục tiêu nhóm này chọn là gia đình ông Đoàn Đồng Khởi (SN 1966) cách nhà Hải vài cây số. Vì bọn cướp biết nhà ông Khởi chỉ có hai vợ chồng lại có nhiều tiền.
Chiều ngày 21/11/2010, Phong chạy xuồng máy từ nhà mình ở xã Hàm Rồng (Năm Căn – Cà Mau) sang nhà Hải. Lúc này tại nhà của Hải còn có Nguyễn Văn Phước, cũng là một kẻ thích ăn chơi, lười lao động. Gặp được Hải và Phước đều là những người có cùng “chí hướng” với mình nên Phong rất hăng hái.
Tại nhà Hải, cả 3 đối tượng này tổ chức ăn nhậu suốt một đêm để tìm kế hoạch chu toàn. Đến sáng ngày 22/11/2010, Phong và Phước lấy việc đi mò cá ngát để ngụy trang cho việc thám thính địa hình nơi mình chuẩn bị thực hiện phi vụ cướp.
Sau khi mò cá về, Phong, Hải và Phước tổ chức nhậu cho đến chiều tối. Khi đã được tiếp sức bởi “ma men” cả ba tên chạy xuồng máy đến đậu trước nhà của ông Khởi để chờ cơ hội ra tay.
Tuy nhiên phục kích gần 2 giờ đồng hồ, nhóm này vẫn không thấy con mồi ra đổ lú bắt tôm. Thất vọng nên bọn chúng quay về nhà của Hải nhậu tiếp cho đến sáng. Đến sáng hôm sau, 23/11/2010 cả ba lại đi mò cá ngát gần nhà ông Khởi nhằm xác định lại có hay không việc ông Khởi xuống vuông tôm.
Sau khi đã nắm được qui luật của 2 vợ chồng này, khoảng 18 giờ chiều cùng ngày ba tên này lại chạy xuồng máy đến cách nhà nạn nhân khoảng 200 m đậu. Hải được phân công chuẩn bị dụng cụ là dây trói, dao Thái Lan…
Còn Phong và Phước tiến đến phục kích tại đám lức gần cống của nhà ông Khởi chờ “con mổi”. Đến khoảng 20 giờ, ông Khởi từ nhà đi ra cống để đổ lú thì bất ngờ bị Phong lao tới khống chế, Hải và Phước cũng có mặt tiếp ứng cho Phong trói nạn nhân lại, nhét vải vào miệng.
Bị những kẻ lạ mặt bất ngờ tấn công nên dù kiệt sức nhưng ông Khởi vẫn cố chống cự. Thấy nạn nhân không “ngoan ngoãn” nên Phong đã dùng tay bóp cổ nạn nhân cho đến khi chết hẳn.
Sau đó, Phước nhận nhiệm vụ ở lại canh xác ông Khởi nhằm đề phòng nhỡ nạn nhân có tỉnh lại thì kịp thời ra tay khống chế. Còn Phong và Hải tiến vào nhà nạn nhân để khống chế bà Thơm (Nguyễn Hồng Thơm, SN 1974 vợ ông Khởi) cướp tài sản.
Khi cả hai tiến đến gần hiên nhà của ông Khởi thì phát hiện bà Thơm đang cho heo ăn. Lúc này, Hải và Phong lao tới dùng dao kề vào cổ bà Thơm hăm he “nếu la sẽ giết”. Bà Thơm cố kêu cứu thì bị Hải dùng chiếc áo thun mà hắn đang mặc trên người nhét vào miệng.
Sau khi “hạ” được ông chồng và khống chế được bà vợ các đối tượng đã cướp đi của gia đình này 1 kiềng đeo tay 1 lượng; 3 nhẫn vàng (một chiếc 5 chỉ, 1 chiếc 1,5 chỉ có cẩn cẩm thạch và 1 chiếc 1 chỉ); 1 chiếc lắc 5 chỉ vàng; 1 bộ vòng đeo tay; 1 sợi dây chuyền 6 chỉ và 4 điện thoại di động.
Khi ra tay giết người và cướp tài sản xong, cả ba đối tượng này xuống xuồng máy chạy về. Đến sáng ngày hôm sau thì đem toàn bộ số tài sản cướp được đến tiệm vàng Kim Bằng (tại chợ Đầm Cùng, huyện Cái Nước) bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Phá án từ chiếc áo thun
Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn trong khi truy bắt các đối tượng, Thiếu tá Đạt cho biết: Khi bắt tay vào điều tra, các điều tra viên gặp rất nhiều khó khăn. Địa điểm nơi bọn cướp ra tay là nơi vắng vẻ thưa thớt dân cự sinh sống, là khu vực nuôi tôm ven rừng phòng hộ.
Hơn nữa thời điểm xảy ra án lại là ban đêm khoảng 20 giờ khuya, nạn nhân duy nhất còn sống của vụ án là bà Thơm cũng không nhận diện được hung thủ. Bởi Phong và Phước là người ngoài địa phương, còn Hải thì khi đó đã dùng khẩu trang bịt mặt.
Căn cứ duy nhất lúc này là chiếc áo thun mà băng cướp dùng để bịt miện bà Thơm được chúng để lại hiện trường. Từ vật chứng gần như duy nhất này, các mũi trinh sát được phân công tỏa ra điều tra nguồn gốc.
Tuy nhiên, quá trình xác minh cho thấy ở địa phương này có rất nhiều người mặc chiếc áo thun giống như thế. “Một lần nữa việc điều tra lại rơi vào bế tắc, nhưng với quyết tâm phá cho bằng được án nên anh em không quản ngại khó khăn”, Thiếu tá Đạt khẳng định.
Nhiều ngày sau đó các trinh sát nhận được nguồn tin cung cấp rằng chiếc áo thun tại hiện trường đã có lần thấy Nguyễn Văn Hải mặc. Từ nguồn tin quan trọng này, công an rà soát lại các băng nhóm nằm trong danh sách “đen” ở địa phương. Đồng thời mở rộng phạm vi điều tra ở nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau, thậm chí là sang tỉnh bạn…
Khi các điều tra viên ráo riết bóc vỡ từng chi tiết của vụ án thì Nguyễn Văn Hải đã bắt đầu có những biểu hiện lo sợ. Nhất là khi công an lần lượt triệu tập một số người là bạn bè, chiến hữu của hắn để phục vụ công tác điều tra.
Đến lúc này Hải đã không còn giữ được bình tĩnh. Ngay sau đó hắn “bấm nút biến” mất khỏi địa phương một cách bí ẩn. Sự mất tích của Hải đã trở thành tâm điểm chú ý của các trinh sát. Sau nhiều ngày lần dò khắp nơi, trinh sát phát hiện Hải đang bắt chuyến xe lên Sài Gòn tẩu thoát.
Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt nói vui: “Tôi và đồng chí Nguyễn Ngọc Thống Nhất, Đội trưởng Đội trinh sát được lệnh tức tốc đuổi theo Hải ngay trong đêm để đón lõng hắn tại bến xe miền Tây. Nhưng lúc ấy do đi vội vì sợ mất dấu của tên cướp nên không kịp mang theo tấm ảnh của đối tượng này để nhận diện.
Nhưng cũng may, chúng tôi đã đoán ra người đàn ông có khuôn mặt đầy vẻ sợ sệt khi chuyến xe vừa cặp bến. Đến lúc gọi tên Nguyễn Văn Hải thì người đàn ông này càng lúng túng. Tuy vậy, hắn khá ma mãnh nên tôi xuống giọng:
Anh đừng sợ, chúng tôi chỉ mời anh về công an phường kiểm tra giấy tờ tùy thân vì ban đêm ban hôm một mình anh ở đây chúng tôi sợ anh gặp nguy hiểm”. Khi Hải có mặt tại công an phường và trình ra giấy chứng minh thư thì lúc này thiếu tá Đạt và cộng sự của mình nở nụ cười vui mừng vì tên hung thủ của vụ án đã bị “khóa chân”.
Nhiều giờ đấu tranh, hắn khai tham gia vụ cướp còn có Huỳnh Văn Phong và Nguyễn Văn Phước. Lập tức tại Cà Mau lệnh bắt khẩn cấp Phong được thực hiện. Như vậy là hai trong số ba đối tượng gây ra vụ cướp đã bị bắt.
Lúc này, Thiếu tá Đạt và đồng chí Nguyễn Ngọc Thống Nhất lại cơm nắm, khăn gói lên đường đến Bình Dương để bắt Phước khi có nguồn tin cho biết hắn đã đến nhà một người chị ruột đang làm công nhân tại địa phương này lẩn trốn.
Tuy nhiên khi đến nơi thì tung tích của Phước vẫn bặt vô âm tính vì hắn không đăng ký tạm trú. Nhiều ngày sau đó, gót chân của Thiếu tá Đạt và đồng chí Nhất cùng công an địa phương đã “dẫm nát” khắp hang cùng ngõ hẹp ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương nhưng Phước vẫn ngoài vòng pháp luật.
Với quyết tâm bắt cho bằng được tên tội phạm này, Công an tỉnh Cà Mau một mặt tích cực vận động gia đình khuyên hắn ra đầu thú, còn một mặt thì vẫn khẩn trương truy tìm. Cuối cùng, khi biết mình đã hết đường thoát Nguyễn Văn Phước đã trở về đầu thú.
Chuyên án kết thúc trong sự vui mừng của các điều tra viên và sự đồng tình thán phục của quần chúng nhân dân địa phương.
Ngày 21/3/2012 vừa qua, TAND Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Giết người cướp tài sản” giữ y án sơ thẩm đối với các đối tượng trên. Tuyên phạt Huỳnh Văn Phong mức án tử hình về tội “Giết người”, 9 năm tù về tội “Cướp tài sản” tổng mức án là tử hình.
Nguyễn Văn Hải tù chung thân về tội “Giết người”, 8 năm tù tội “Cướp tài sản”, tổng hình phạt là tù chung thân và Nguyễn Văn Phước 20 năm tù tội “Giết người”, 7 năm tù về tội “Cướp tài sản, tổng hình phạt là 27 năm tù giam.
Minh Hoàng
Dù vụ án đã xảy ra cách đây đã gần 2 năm nhưng khi nhắc lại, Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt, cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau vẫn còn nhớ như in từng chi tiết. Bởi lẽ anh là người trực tiếp điều tra và cũng chính anh phá án, cũng là người chứng kiến tội ác kinh hoàng mà Hải và đồng bọn của hắn gây ra.
Vụ giết người cướp của táo tợn
Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt cho biết, vụ cướp đã làm dấy lên làn sóng căm phẫn của dư luận địa phương thời điểm ấy bởi thủ đoạn ra tay của bọn cướp hết sức tàn độc. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng có mặt tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Nhận định đây là một vụ trọng án nên ngay sau đó ban chuyên án được thành lập khẩn trương điều tra truy bắt hung thủ. Bằng các biện pháp nghiệm vụ, Công an tỉnh Cà Mau đã bắt những kẻ gieo rắc cái ác phải cúi đầu nhận tội sau gần nửa tháng gây án.
Theo hồ sơ vụ án, trước khi Huỳnh Văn Phong cùng đồng bọn đi cướp thì vợ hắn là Hứa Thị Út (SN 1991) cũng vừa sinh con được khoảng 4 tháng tuổi. Vợ sinh, nhà lại đang rơi vào cảnh túng quẫn một mình hắn phải lo “cơm áo gạo tiền” nuôi cả gia đình nên hắn đã quyết định đi “làm một đêm ăn cả năm”.
Vào ngày 21/11/2010, Huỳnh Văn Phong (SN 1983, trú xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) gọi điện thoại cho Nguyễn Văn Hải (em rể hắn) dò hỏi xem tại nơi Hải sinh sống có “con mồi” nào để ra tay hay không?.
Đối tượng Nguyễn Văn Phước tại cơ quan công an
Cũng đang “vã” nên khi nhận được cuộc điện thoại bất ngờ của anh vợ lòng tham của Hải nổi lên. Hắn rủ rê thêm Nguyễn Văn Phước (SN 1985), ngụ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lên kế hoạch giết người cướp tài sản.
Mục tiêu nhóm này chọn là gia đình ông Đoàn Đồng Khởi (SN 1966) cách nhà Hải vài cây số. Vì bọn cướp biết nhà ông Khởi chỉ có hai vợ chồng lại có nhiều tiền.
Chiều ngày 21/11/2010, Phong chạy xuồng máy từ nhà mình ở xã Hàm Rồng (Năm Căn – Cà Mau) sang nhà Hải. Lúc này tại nhà của Hải còn có Nguyễn Văn Phước, cũng là một kẻ thích ăn chơi, lười lao động. Gặp được Hải và Phước đều là những người có cùng “chí hướng” với mình nên Phong rất hăng hái.
Tại nhà Hải, cả 3 đối tượng này tổ chức ăn nhậu suốt một đêm để tìm kế hoạch chu toàn. Đến sáng ngày 22/11/2010, Phong và Phước lấy việc đi mò cá ngát để ngụy trang cho việc thám thính địa hình nơi mình chuẩn bị thực hiện phi vụ cướp.
Sau khi mò cá về, Phong, Hải và Phước tổ chức nhậu cho đến chiều tối. Khi đã được tiếp sức bởi “ma men” cả ba tên chạy xuồng máy đến đậu trước nhà của ông Khởi để chờ cơ hội ra tay.
Tuy nhiên phục kích gần 2 giờ đồng hồ, nhóm này vẫn không thấy con mồi ra đổ lú bắt tôm. Thất vọng nên bọn chúng quay về nhà của Hải nhậu tiếp cho đến sáng. Đến sáng hôm sau, 23/11/2010 cả ba lại đi mò cá ngát gần nhà ông Khởi nhằm xác định lại có hay không việc ông Khởi xuống vuông tôm.
Sau khi đã nắm được qui luật của 2 vợ chồng này, khoảng 18 giờ chiều cùng ngày ba tên này lại chạy xuồng máy đến cách nhà nạn nhân khoảng 200 m đậu. Hải được phân công chuẩn bị dụng cụ là dây trói, dao Thái Lan…
Còn Phong và Phước tiến đến phục kích tại đám lức gần cống của nhà ông Khởi chờ “con mổi”. Đến khoảng 20 giờ, ông Khởi từ nhà đi ra cống để đổ lú thì bất ngờ bị Phong lao tới khống chế, Hải và Phước cũng có mặt tiếp ứng cho Phong trói nạn nhân lại, nhét vải vào miệng.
Bị những kẻ lạ mặt bất ngờ tấn công nên dù kiệt sức nhưng ông Khởi vẫn cố chống cự. Thấy nạn nhân không “ngoan ngoãn” nên Phong đã dùng tay bóp cổ nạn nhân cho đến khi chết hẳn.
Sau đó, Phước nhận nhiệm vụ ở lại canh xác ông Khởi nhằm đề phòng nhỡ nạn nhân có tỉnh lại thì kịp thời ra tay khống chế. Còn Phong và Hải tiến vào nhà nạn nhân để khống chế bà Thơm (Nguyễn Hồng Thơm, SN 1974 vợ ông Khởi) cướp tài sản.
Khi cả hai tiến đến gần hiên nhà của ông Khởi thì phát hiện bà Thơm đang cho heo ăn. Lúc này, Hải và Phong lao tới dùng dao kề vào cổ bà Thơm hăm he “nếu la sẽ giết”. Bà Thơm cố kêu cứu thì bị Hải dùng chiếc áo thun mà hắn đang mặc trên người nhét vào miệng.
Sau khi “hạ” được ông chồng và khống chế được bà vợ các đối tượng đã cướp đi của gia đình này 1 kiềng đeo tay 1 lượng; 3 nhẫn vàng (một chiếc 5 chỉ, 1 chiếc 1,5 chỉ có cẩn cẩm thạch và 1 chiếc 1 chỉ); 1 chiếc lắc 5 chỉ vàng; 1 bộ vòng đeo tay; 1 sợi dây chuyền 6 chỉ và 4 điện thoại di động.
Khi ra tay giết người và cướp tài sản xong, cả ba đối tượng này xuống xuồng máy chạy về. Đến sáng ngày hôm sau thì đem toàn bộ số tài sản cướp được đến tiệm vàng Kim Bằng (tại chợ Đầm Cùng, huyện Cái Nước) bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Phá án từ chiếc áo thun
Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn trong khi truy bắt các đối tượng, Thiếu tá Đạt cho biết: Khi bắt tay vào điều tra, các điều tra viên gặp rất nhiều khó khăn. Địa điểm nơi bọn cướp ra tay là nơi vắng vẻ thưa thớt dân cự sinh sống, là khu vực nuôi tôm ven rừng phòng hộ.
Hơn nữa thời điểm xảy ra án lại là ban đêm khoảng 20 giờ khuya, nạn nhân duy nhất còn sống của vụ án là bà Thơm cũng không nhận diện được hung thủ. Bởi Phong và Phước là người ngoài địa phương, còn Hải thì khi đó đã dùng khẩu trang bịt mặt.
Căn cứ duy nhất lúc này là chiếc áo thun mà băng cướp dùng để bịt miện bà Thơm được chúng để lại hiện trường. Từ vật chứng gần như duy nhất này, các mũi trinh sát được phân công tỏa ra điều tra nguồn gốc.
Tuy nhiên, quá trình xác minh cho thấy ở địa phương này có rất nhiều người mặc chiếc áo thun giống như thế. “Một lần nữa việc điều tra lại rơi vào bế tắc, nhưng với quyết tâm phá cho bằng được án nên anh em không quản ngại khó khăn”, Thiếu tá Đạt khẳng định.
Nhiều ngày sau đó các trinh sát nhận được nguồn tin cung cấp rằng chiếc áo thun tại hiện trường đã có lần thấy Nguyễn Văn Hải mặc. Từ nguồn tin quan trọng này, công an rà soát lại các băng nhóm nằm trong danh sách “đen” ở địa phương. Đồng thời mở rộng phạm vi điều tra ở nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau, thậm chí là sang tỉnh bạn…
Khi các điều tra viên ráo riết bóc vỡ từng chi tiết của vụ án thì Nguyễn Văn Hải đã bắt đầu có những biểu hiện lo sợ. Nhất là khi công an lần lượt triệu tập một số người là bạn bè, chiến hữu của hắn để phục vụ công tác điều tra.
Đến lúc này Hải đã không còn giữ được bình tĩnh. Ngay sau đó hắn “bấm nút biến” mất khỏi địa phương một cách bí ẩn. Sự mất tích của Hải đã trở thành tâm điểm chú ý của các trinh sát. Sau nhiều ngày lần dò khắp nơi, trinh sát phát hiện Hải đang bắt chuyến xe lên Sài Gòn tẩu thoát.
Thiếu tá Đỗ Tấn Đạt nói vui: “Tôi và đồng chí Nguyễn Ngọc Thống Nhất, Đội trưởng Đội trinh sát được lệnh tức tốc đuổi theo Hải ngay trong đêm để đón lõng hắn tại bến xe miền Tây. Nhưng lúc ấy do đi vội vì sợ mất dấu của tên cướp nên không kịp mang theo tấm ảnh của đối tượng này để nhận diện.
Nhưng cũng may, chúng tôi đã đoán ra người đàn ông có khuôn mặt đầy vẻ sợ sệt khi chuyến xe vừa cặp bến. Đến lúc gọi tên Nguyễn Văn Hải thì người đàn ông này càng lúng túng. Tuy vậy, hắn khá ma mãnh nên tôi xuống giọng:
Anh đừng sợ, chúng tôi chỉ mời anh về công an phường kiểm tra giấy tờ tùy thân vì ban đêm ban hôm một mình anh ở đây chúng tôi sợ anh gặp nguy hiểm”. Khi Hải có mặt tại công an phường và trình ra giấy chứng minh thư thì lúc này thiếu tá Đạt và cộng sự của mình nở nụ cười vui mừng vì tên hung thủ của vụ án đã bị “khóa chân”.
Nhiều giờ đấu tranh, hắn khai tham gia vụ cướp còn có Huỳnh Văn Phong và Nguyễn Văn Phước. Lập tức tại Cà Mau lệnh bắt khẩn cấp Phong được thực hiện. Như vậy là hai trong số ba đối tượng gây ra vụ cướp đã bị bắt.
Lúc này, Thiếu tá Đạt và đồng chí Nguyễn Ngọc Thống Nhất lại cơm nắm, khăn gói lên đường đến Bình Dương để bắt Phước khi có nguồn tin cho biết hắn đã đến nhà một người chị ruột đang làm công nhân tại địa phương này lẩn trốn.
Tuy nhiên khi đến nơi thì tung tích của Phước vẫn bặt vô âm tính vì hắn không đăng ký tạm trú. Nhiều ngày sau đó, gót chân của Thiếu tá Đạt và đồng chí Nhất cùng công an địa phương đã “dẫm nát” khắp hang cùng ngõ hẹp ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương nhưng Phước vẫn ngoài vòng pháp luật.
Với quyết tâm bắt cho bằng được tên tội phạm này, Công an tỉnh Cà Mau một mặt tích cực vận động gia đình khuyên hắn ra đầu thú, còn một mặt thì vẫn khẩn trương truy tìm. Cuối cùng, khi biết mình đã hết đường thoát Nguyễn Văn Phước đã trở về đầu thú.
Chuyên án kết thúc trong sự vui mừng của các điều tra viên và sự đồng tình thán phục của quần chúng nhân dân địa phương.
Ngày 21/3/2012 vừa qua, TAND Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Giết người cướp tài sản” giữ y án sơ thẩm đối với các đối tượng trên. Tuyên phạt Huỳnh Văn Phong mức án tử hình về tội “Giết người”, 9 năm tù về tội “Cướp tài sản” tổng mức án là tử hình.
Nguyễn Văn Hải tù chung thân về tội “Giết người”, 8 năm tù tội “Cướp tài sản”, tổng hình phạt là tù chung thân và Nguyễn Văn Phước 20 năm tù tội “Giết người”, 7 năm tù về tội “Cướp tài sản, tổng hình phạt là 27 năm tù giam.
Minh Hoàng
Nguồn : Phunutoday