➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
blackberry97
New member
Để cứu vãn những thân hình "cò hương" để trở nên đầy đặn, khỏe khoắn, quyến rũ là một trong những thôi thúc khiến cho các ngự y, bác sĩ phải bỏ công phu nghiên cứu, kiếm tìm nguyên do cũng như đưa ra những cách xử lý, chữa trị dễ làm mà hiệu quả nhất.
Phân biệt "que củi" khỏe và "que củi" yếu
Có loại gầy gọi là gầy khỏe, nói nôm na thì “tạng người nó thế”. Thiếu cân chưa chắc đã có bệnh nặng, theo đánh giá của các thầy thuốc cũng như các chuyên gia dinh dưỡng thì gầy thể tạng không phải là một nguy cơ cho sức khỏe.
Gầy thể tạng có hai nguyên nhân cơ bản là do yếu tố di truyền và do chuyển hóa. Những người gầy có thể có tiền sử bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra rối loạn chuyển hóa ở những bệnh nhân gầy.
Ở phần lớn những người này, chuyển hóa hoàn toàn bình thường và lượng thức ăn đưa vào cơ thể đôi khi còn nhiều hơn ở những người bình thường. Ngoài nguyên nhân về thẩm mỹ, gầy thể tạng không cần phải điều trị. Có một điều khá thú vị là những người gầy thể tạng thường có tuổi thọ cao hơn người bình thường.
Khác với gầy khỏe, gầy bệnh lý hay còn gọi là gầy yếu, là hậu quả của nhiều bệnh lý khác có trước đó như: các bệnh về tiêu hóa, nội tiết, các rối loạn về tâm lý...
Nguyên nhân của gầy bệnh lý là do chuyển hóa hay tiêu hóa: Các bệnh thường đưa đến gầy thuộc nhóm này gồm có: bệnh lao, nhiễm khuẩn nặng, ung thư, bệnh hệ thống, các rối loạn tiêu hóa nặng, viêm tụy mãn tính, tắc mật...
Sách cổ ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy,
suy nhược, gầy yếu, dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh..."
Một lý do nữa là nội tiết: Các bệnh về nội tiết như tiểu đường phụ thuộc insulin không được điều trị hay điều trị không đúng cách, hội chứng cường giáp, suy vỏ thượng thận, u tủy thượng thận... Tâm lý cũng là nguyên nhân rất quan trọng:
Cùng với sự giảm khối lượng là giảm khối lượng protid trong bệnh chán ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, chán ăn do rối loạn tâm thần, chán ăn ở người già, chán ăn trong tình trạng stress.
Không thể bỏ qua nguyên nhân do thầy thuốc hoặc người bệnh điều trị không đúng phương pháp gây ra: chữa béo phì không đúng, sử dụng các chế độ ăn mất cân đối, bắt nhịn hoàn toàn hoặc các loại thuốc gây chán ăn, hormone tuyến giáp, lợi tiểu, phẫu thuật...
Một số dạng gầy bệnh lý thường gặp bao gồm:
Thoái hóa mỡ trong bệnh tiểu đường: Bệnh hiếm gặp, bệnh nhân trong tình trạng rất gầy do mất hầu như toàn bộ mô mỡ trong cơ thể. Nguyên nhân thường do bệnh tiểu đường loại phụ thuộc insulin, bệnh nhân không có khả năng dự trữ năng lượng ngay sau khi ăn.
Việc điều trị khá khó khăn, ngoài chữa tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý, nên chia làm nhiều bữa, ít nhất là 5 bữa ăn/ngày.
Gầy khu trú: Trên cùng một cơ thể bệnh nhân có những vùng gầy teo đét như nửa dưới của cơ thể và những vùng béo phì, hay gặp là nửa trên.
Rối loạn chuyển hóa chất đạm: Hiện tượng này nhanh chóng làm suy yếu các chức năng chính của cơ thể, làm giảm sức đề kháng với các loại vi khuẩn, ức chế quá trình liền sẹo.
Nguyên nhân của hiện tượng này rất đa dạng: chủ yếu là do thiếu ăn, kém hấp thu, do tăng quá trình đào thải chất đạm... Điều trị chủ yếu bằng dinh dưỡng nhằm tăng quá trình đồng hóa chất đạm. Việc điều trị cần phải tiến hành từ từ, liên tục.
Gầy do chán ăn tâm thần: Là một rối loạn nặng nề về cách ăn uống, đặc trưng bởi sự tự nguyện từ bỏ việc ăn uống. Bệnh nhân thường là những thiếu nữ trẻ, tuổi từ 12-20, bệnh nhân chán ăn nhưng hoạt động thể lực và tinh thần lại rất tích cực, không hề mệt mỏi với các kết quả thu được rực rỡ, nhiều thành công.
Vô kinh là dấu hiệu rất quan trọng, gầy sút nhiều có khi đến 50% trọng lượng ban đầu của cơ thể, đi kèm với hiện tượng cương quyết từ chối thức ăn, mặc dù vẫn còn cảm giác đói bụng.
Trong điều trị, việc cải thiện môi trường rất quan trọng: hiện tượng bệnh lý thường xảy ra trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn mà người mẹ hay có thái độ áp đặt, trong khi người cha thì yếm thế, không quả quyết.
Việc điều trị phải kết hợp giữa các chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia tâm lý. Điều phải hết sức quan tâm là xảy ra nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân này.
Từ những nhận định được nhắc tới ở trên của PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (theo Thanh Niên) mà suy thì mọi tác động đến cơ thể người gầy mong giúp họ béo lên chỉ có thể có tác dụng với người gầy yếu.
Ăn gì để hết gầy gò chỉ sau một tháng?
Lục từ những ghi chép của ngự y thời phong kiến Trung Hoa để lại có phương ‘Nhất nguyệt được phì’ (nghĩa là ‘1 tháng sẽ béo’) nằm trong “Trửu hậu phương” là đơn giản nhất, với chỉ một thành phần dược liệu là đại đậu hoàng (tức đậu tương, đầu nành).
Đại đậu hoàng sao chín, mài thành bột mịn, sau đó cho mỡ lợn vào quấy trộn đều, vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt ngô là được. Khi dùng, uống với rượu ấm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 viên, có thể tăng dần lên 30-40 viên mỗi lần.
Theo giải thích cụ thể trong phần ghi chép này, thì Đại đậu hoàng chính là Đại đậu hoàng quyển, tên gọi thuốc Bắc là Đại đậu quyển. Đại đậu hoàng là hạt giống nảy mầm của đậu nành, đem phơi khô mà được.
Đại đậu hoàng có vị ngọt, tính bình, nhập vị kinh, có thể chữa ngũ tạng bất túc, vị khí kết tích, ích khí giảm đau, khử vết nám đen, nhuận da thắm thịt (theo “Danh y biệt lục”), trừ tích nhiệt trong dạ dày, giảm phù thũng (theo “Bản thảo cương mục”) và công hiệu tư dưỡng, bổ hư, hòa vị lợi thấp và bổ thận (theo “Tuyên minh luận phương”), đồng thời tốt cho dạ dày.
Mỡ lợn có thể bổ hư nhuận táo, lợi huyết mạch, nhuận phổi (theo “Bản thảo cương mục”). Hai vị thuốc dùng chung với nhau thì tác dụng tư bổ càng gia tăng rõ rệt. Uống thuốc này sau một tháng sẽ giúp tăng sức ăn, khiến cơ thể gầy gò trở nên mỡ màng, tươi tắn hơn, làn da cũng trắng hồng ra.
Nói tới việc “nhuận sắc” cho cơ thể, không thể bỏ qua tác dụng của quả vải với việc chữa chứng gầy yếu, lười ăn. Quả vải chín sấy khô 300g - ngâm trong 1 lít rượu 30 độ trong 15 ngày. Uống 30 ml/lần, 2 lần/ngày, trước bữa ăn cũng có tác dụng: Chữa gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể.
Mỹ nhân Dương Quý Phi nổi tiếng thích ăn vải - loại quả có chứa nhiều protein, chất béo, sinh tố A, B, lân, sắt. Không ít người cho rằng Dương Quý Phi đời nhà Đường (Trung Quốc) nhờ ăn quả vải thường xuyên mà đã trở thành một tuyệt thế mỹ nhân.
Nhưng cũng có người cho rằng ăn nhiều vải sẽ phát nhiệt, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây chảy máu cam, sinh mụn nhọt, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo Đông y, vải không nóng, độc như nhiều người vẫn thường nghĩ, mà nó là loại quả ích tâm, tỳ, dưỡng can huyết, ích da dẻ…
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu, dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Cùi vải còn được chế làm nước giải khát bằng cách chọn 1 kg quả vải chín đỏ, bóc vỏ và hạt (để riêng), chú ý không làm nát cùi. Lấy 3 lít nước đã hòa tan 0,5 kg đường kính và 5 g acid citric, đun sôi trong khoảng 5-10 phút.
Khi nước còn ấm, cho cùi vải vào rồi đựng trong lọ kín, đun cách thủy khoảng 20 phút để diệt khuẩn. Để nguội, nút kín. Khi dùng, lấy nước và cùi vải ra cốc, pha thêm nước đun sôi để nguội cho đủ ngọt để uống. Đây là loại đồ uống ngon, mát, rẻ trong mùa hè với tác dụng thanh nhiệt, chống khát, bổ dưỡng, tiêu độc.
Phụ nữ có thân hình chuẩn mực rồi còn ra sức giữ gìn, huống chi người mũm mĩm quá hay người gầy gò quá, chuyện phải quan tâm, chăm sóc để cải thiện vóc dáng là một nhu cầu vô cùng chính đáng.
Nói gì thì nói, dù béo, gầy hay vừa vặn, khỏe vẫn là điều kiện đầu tiên để có được một đời sống thật sự hạnh phúc và trọn vẹn.
Đông Nhan
Phân biệt "que củi" khỏe và "que củi" yếu
Có loại gầy gọi là gầy khỏe, nói nôm na thì “tạng người nó thế”. Thiếu cân chưa chắc đã có bệnh nặng, theo đánh giá của các thầy thuốc cũng như các chuyên gia dinh dưỡng thì gầy thể tạng không phải là một nguy cơ cho sức khỏe.
Gầy thể tạng có hai nguyên nhân cơ bản là do yếu tố di truyền và do chuyển hóa. Những người gầy có thể có tiền sử bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra rối loạn chuyển hóa ở những bệnh nhân gầy.
Ở phần lớn những người này, chuyển hóa hoàn toàn bình thường và lượng thức ăn đưa vào cơ thể đôi khi còn nhiều hơn ở những người bình thường. Ngoài nguyên nhân về thẩm mỹ, gầy thể tạng không cần phải điều trị. Có một điều khá thú vị là những người gầy thể tạng thường có tuổi thọ cao hơn người bình thường.
Khác với gầy khỏe, gầy bệnh lý hay còn gọi là gầy yếu, là hậu quả của nhiều bệnh lý khác có trước đó như: các bệnh về tiêu hóa, nội tiết, các rối loạn về tâm lý...
Nguyên nhân của gầy bệnh lý là do chuyển hóa hay tiêu hóa: Các bệnh thường đưa đến gầy thuộc nhóm này gồm có: bệnh lao, nhiễm khuẩn nặng, ung thư, bệnh hệ thống, các rối loạn tiêu hóa nặng, viêm tụy mãn tính, tắc mật...
Sách cổ ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy,
suy nhược, gầy yếu, dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh..."
Một lý do nữa là nội tiết: Các bệnh về nội tiết như tiểu đường phụ thuộc insulin không được điều trị hay điều trị không đúng cách, hội chứng cường giáp, suy vỏ thượng thận, u tủy thượng thận... Tâm lý cũng là nguyên nhân rất quan trọng:
Cùng với sự giảm khối lượng là giảm khối lượng protid trong bệnh chán ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, chán ăn do rối loạn tâm thần, chán ăn ở người già, chán ăn trong tình trạng stress.
Không thể bỏ qua nguyên nhân do thầy thuốc hoặc người bệnh điều trị không đúng phương pháp gây ra: chữa béo phì không đúng, sử dụng các chế độ ăn mất cân đối, bắt nhịn hoàn toàn hoặc các loại thuốc gây chán ăn, hormone tuyến giáp, lợi tiểu, phẫu thuật...
Một số dạng gầy bệnh lý thường gặp bao gồm:
Thoái hóa mỡ trong bệnh tiểu đường: Bệnh hiếm gặp, bệnh nhân trong tình trạng rất gầy do mất hầu như toàn bộ mô mỡ trong cơ thể. Nguyên nhân thường do bệnh tiểu đường loại phụ thuộc insulin, bệnh nhân không có khả năng dự trữ năng lượng ngay sau khi ăn.
Việc điều trị khá khó khăn, ngoài chữa tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý, nên chia làm nhiều bữa, ít nhất là 5 bữa ăn/ngày.
Gầy khu trú: Trên cùng một cơ thể bệnh nhân có những vùng gầy teo đét như nửa dưới của cơ thể và những vùng béo phì, hay gặp là nửa trên.
Rối loạn chuyển hóa chất đạm: Hiện tượng này nhanh chóng làm suy yếu các chức năng chính của cơ thể, làm giảm sức đề kháng với các loại vi khuẩn, ức chế quá trình liền sẹo.
Nguyên nhân của hiện tượng này rất đa dạng: chủ yếu là do thiếu ăn, kém hấp thu, do tăng quá trình đào thải chất đạm... Điều trị chủ yếu bằng dinh dưỡng nhằm tăng quá trình đồng hóa chất đạm. Việc điều trị cần phải tiến hành từ từ, liên tục.
Gầy do chán ăn tâm thần: Là một rối loạn nặng nề về cách ăn uống, đặc trưng bởi sự tự nguyện từ bỏ việc ăn uống. Bệnh nhân thường là những thiếu nữ trẻ, tuổi từ 12-20, bệnh nhân chán ăn nhưng hoạt động thể lực và tinh thần lại rất tích cực, không hề mệt mỏi với các kết quả thu được rực rỡ, nhiều thành công.
Vô kinh là dấu hiệu rất quan trọng, gầy sút nhiều có khi đến 50% trọng lượng ban đầu của cơ thể, đi kèm với hiện tượng cương quyết từ chối thức ăn, mặc dù vẫn còn cảm giác đói bụng.
Trong điều trị, việc cải thiện môi trường rất quan trọng: hiện tượng bệnh lý thường xảy ra trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn mà người mẹ hay có thái độ áp đặt, trong khi người cha thì yếm thế, không quả quyết.
Việc điều trị phải kết hợp giữa các chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia tâm lý. Điều phải hết sức quan tâm là xảy ra nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân này.
Từ những nhận định được nhắc tới ở trên của PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (theo Thanh Niên) mà suy thì mọi tác động đến cơ thể người gầy mong giúp họ béo lên chỉ có thể có tác dụng với người gầy yếu.
Ăn gì để hết gầy gò chỉ sau một tháng?
Lục từ những ghi chép của ngự y thời phong kiến Trung Hoa để lại có phương ‘Nhất nguyệt được phì’ (nghĩa là ‘1 tháng sẽ béo’) nằm trong “Trửu hậu phương” là đơn giản nhất, với chỉ một thành phần dược liệu là đại đậu hoàng (tức đậu tương, đầu nành).
Đại đậu hoàng sao chín, mài thành bột mịn, sau đó cho mỡ lợn vào quấy trộn đều, vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt ngô là được. Khi dùng, uống với rượu ấm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 viên, có thể tăng dần lên 30-40 viên mỗi lần.
Theo giải thích cụ thể trong phần ghi chép này, thì Đại đậu hoàng chính là Đại đậu hoàng quyển, tên gọi thuốc Bắc là Đại đậu quyển. Đại đậu hoàng là hạt giống nảy mầm của đậu nành, đem phơi khô mà được.
Đại đậu hoàng có vị ngọt, tính bình, nhập vị kinh, có thể chữa ngũ tạng bất túc, vị khí kết tích, ích khí giảm đau, khử vết nám đen, nhuận da thắm thịt (theo “Danh y biệt lục”), trừ tích nhiệt trong dạ dày, giảm phù thũng (theo “Bản thảo cương mục”) và công hiệu tư dưỡng, bổ hư, hòa vị lợi thấp và bổ thận (theo “Tuyên minh luận phương”), đồng thời tốt cho dạ dày.
Mỡ lợn có thể bổ hư nhuận táo, lợi huyết mạch, nhuận phổi (theo “Bản thảo cương mục”). Hai vị thuốc dùng chung với nhau thì tác dụng tư bổ càng gia tăng rõ rệt. Uống thuốc này sau một tháng sẽ giúp tăng sức ăn, khiến cơ thể gầy gò trở nên mỡ màng, tươi tắn hơn, làn da cũng trắng hồng ra.
Nói tới việc “nhuận sắc” cho cơ thể, không thể bỏ qua tác dụng của quả vải với việc chữa chứng gầy yếu, lười ăn. Quả vải chín sấy khô 300g - ngâm trong 1 lít rượu 30 độ trong 15 ngày. Uống 30 ml/lần, 2 lần/ngày, trước bữa ăn cũng có tác dụng: Chữa gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể.
Mỹ nhân Dương Quý Phi nổi tiếng thích ăn vải - loại quả có chứa nhiều protein, chất béo, sinh tố A, B, lân, sắt. Không ít người cho rằng Dương Quý Phi đời nhà Đường (Trung Quốc) nhờ ăn quả vải thường xuyên mà đã trở thành một tuyệt thế mỹ nhân.
Nhưng cũng có người cho rằng ăn nhiều vải sẽ phát nhiệt, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây chảy máu cam, sinh mụn nhọt, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo Đông y, vải không nóng, độc như nhiều người vẫn thường nghĩ, mà nó là loại quả ích tâm, tỳ, dưỡng can huyết, ích da dẻ…
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu, dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Cùi vải còn được chế làm nước giải khát bằng cách chọn 1 kg quả vải chín đỏ, bóc vỏ và hạt (để riêng), chú ý không làm nát cùi. Lấy 3 lít nước đã hòa tan 0,5 kg đường kính và 5 g acid citric, đun sôi trong khoảng 5-10 phút.
Khi nước còn ấm, cho cùi vải vào rồi đựng trong lọ kín, đun cách thủy khoảng 20 phút để diệt khuẩn. Để nguội, nút kín. Khi dùng, lấy nước và cùi vải ra cốc, pha thêm nước đun sôi để nguội cho đủ ngọt để uống. Đây là loại đồ uống ngon, mát, rẻ trong mùa hè với tác dụng thanh nhiệt, chống khát, bổ dưỡng, tiêu độc.
Phụ nữ có thân hình chuẩn mực rồi còn ra sức giữ gìn, huống chi người mũm mĩm quá hay người gầy gò quá, chuyện phải quan tâm, chăm sóc để cải thiện vóc dáng là một nhu cầu vô cùng chính đáng.
Nói gì thì nói, dù béo, gầy hay vừa vặn, khỏe vẫn là điều kiện đầu tiên để có được một đời sống thật sự hạnh phúc và trọn vẹn.
Đông Nhan
Nguồn : Phunutoday