Những nguyên nhân khiến bé yêu khó ngủ

SexyGirl

New member
User ID
67
Tham gia
31 Tháng bảy 2012
Bài viết
559
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp nhất cho mối bận tâm luôn thường trực của các bà mẹ.

Bạn đã cho bé ăn, đã thay tã sạch sẽ, nhưng vì sao bé vẫn không ngừng khóc? Liệu có điều gì đó đang khiến bé khó chịu hay chăng?

1. Bé đang bước vào giai đoạn phát triển

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bé sẽ thức dậy thường xuyên hơn để được ăn. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 6 – 8 tuần, đánh dấu các mốc của tháng thứ 3, 6 và 9.

Lời khuyên cho các bà mẹ trong trường hợp này là hãy thử tăng lượng sữa buổi tối cho con bạn. Sau đó, hãy gia tăng khẩu phần của con trong các bữa ăn hàng ngày để tránh việc bé thức đêm đòi ăn và đòi được bạn dỗ dành, âu yếm.

2. Đã đến giờ thức giấc

Sau mốc 6 giờ sáng, bạn có thể để cho bé thức dậy bất cứ lúc nào mà không cần phải quá lo lắng về việc như thế là sớm hay muộn quá. Đừng cố đánh thức con dậy sớm vì sẽ dễ gây ra hiện tượng bé gắt ngủ. Hãy bình tĩnh theo dõi chu trình thói quen ngủ hàng ngày của bé để điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết.

21102012afamilysleep1-be1df.jpg

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức để rèn thói quen ngủ cho bé. Trẻ em ở độ tuổi này cần ngủ 11 giờ mỗi ngày.

3. Bé bị đầy hơi

Từ 3 tháng trở đi, con bạn sẽ dễ bị đầy hơi. Mẹo chữa đầy hơi hiệu quả là hãy bế bé lên, để đầu của bé tựa vào vai mình trong khi bạn vuốt nhẹ dọc theo lưng bé nhiều lần để đưa hơi từ dạ dày thoát ra.

Lời khuyên của các chuyên gia để giảm thiểu tình trạng này là hãy cho con bạn ăn cách bữa từ 2-3 tiếng/lần. Việc cho con ăn quá dồn dập và thời gian cách bữa quá ngắn sẽ khiến cho dạ dày của bé khó chịu, dẫn đến đầy hơi và trướng bụng.

4. Không gian quá ồn ào

Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã được làm quen dần với tiếng ồn bên ngoài, đặc biệt là những thanh âm thường gặp trong nhà bạn. Thậm chí nhiều khi bé còn cảm thấy thích thú và mong đợi những thanh âm này.

Tuy nhiên, với độ ồn hay những tiếng động quá lớn, bé sẽ có phản ứng khó chịu. Hãy hạn chế tối đa các dạng thanh âm này, nhất là khi bé đang chìm dần vào giấc ngủ. Nếu bé vẫn chưa thể quen với tiếng ồn xung quanh, hãy cho bé nghe một bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu để ru bé ngủ.

5. Ánh sáng xung quanh quá mạnh

Từ 6 tháng trở đi, cơ thể con bạn sẽ sản sinh ra hormone melatonin để thích ứng với các mức độ ánh sáng, khiến cho bé cảm nhận được ánh sáng để thức dậy bất kể đồng hồ của bạn đang chỉ ở khung giờ ngủ hay thức.

Một tấm rèm tối màu là giải pháp hiệu quả giúp che chắn bớt ánh sáng ngoài trời hoặc các loại tia sáng đến từ những bóng đèn mà nhà bạn đang sử dụng.



Điều này không có nghĩa là bạn nên để phòng bé tối om, mà hãy để một chiếc đèn ngủ có ánh sáng mờ bởi điều này có thể khiến con bạn cảm thấy dễ chịu, tránh được cảm giác sợ hãi, nhất là khi bé đang bước vào giai đoạn chập chững tập đi. Đây cũng là một biện pháp hữu ích hỗ trợ bạn kiểm tra và chăm sóc giấc ngủ của bé trong đêm.

6. Chỗ nằm không thoải mái

Cho dù là bạn cho bé nằm nôi, cũi, hay trên một chiếc giường riêng, hãy chú ý giữ cho khu vực này được gọn gàng và sạch sẽ. Trong giai đoạn đầu đời, đồ chơi không phải là lựa chọn lý tưởng cho giấc ngủ và sự phát triển của bé. Thay vào đó, đôi khi một chiếc chăn mỏng khiến bé yêu thích lại dễ làm nên chuyện.

Trẻ sơ sinh cũng luôn cảm thấy yên ổn và bình tâm khi được bao bọc như khi còn được ở trong bụng mẹ. Vì vậy, một lớp chăn bọc mỏng và mềm mại sẽ khiến bé ngủ sâu hơn và không giật mình tỉnh giấc. Khi bé đã được 1 tuổi, bạn có thể cho bé kê gối nếu bé thấy dễ chịu, chỉ có điều bạn cần chú ý tránh không để bé bị nóng và vã mồ hôi.

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom