Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, đối với trẻ em các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng, phế quản dẫn đến viêm phổi luôn thường trực.
Vào những thời điểm giao mùa, bệnh liên quan đến đường hô hấp gia tăng, nhất là với trẻ nhỏ, thời tiết trở lạnh khiến những trẻ cơ địa yếu hoặc có tiền căn suyễn rất dễ nhiễm bệnh.
Điều đáng lưu ý là dù chỉ hắt hơi sổ mũi cũng không nên coi thường vì hô hấp tốt khí thở đưa vào cơ thể trong sạch sẽ giúp cho sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan nội tạng, mang lại sức khỏe tốt.
Bệnh về hô hấp tuy không gây nguy hiểm tức thì, nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến phổi như gây nên hen suyễn, viêm phế quản mãn tính... Lúc ấy việc điều trị rất tốn kém gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân.
Nếu không ngăn chặn sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới viêm mũi - họng, viêm phế quản... Để điều trị hết chảy mũi cho trẻ cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra viêm và xử lý chính xác.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nên xịt nước muối sinh lí, sau đó dùng các dụng cụ hút nước mũi, rồi nhỏ mũi bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em.
Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu kèm theo sốt, thì ngoài xịt mũi như trên cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
Theo đó, việc giữ gìn và bảo vệ mũi rất cần được quan tâm, cần giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, trời đổ mưa, lạnh đột ngột, mang khẩu trang khi đi đường, tập thói quen vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh và tránh những thói quen không tốt ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Alobacsi
Vào những thời điểm giao mùa, bệnh liên quan đến đường hô hấp gia tăng, nhất là với trẻ nhỏ, thời tiết trở lạnh khiến những trẻ cơ địa yếu hoặc có tiền căn suyễn rất dễ nhiễm bệnh.
Điều đáng lưu ý là dù chỉ hắt hơi sổ mũi cũng không nên coi thường vì hô hấp tốt khí thở đưa vào cơ thể trong sạch sẽ giúp cho sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan nội tạng, mang lại sức khỏe tốt.
Bệnh về hô hấp tuy không gây nguy hiểm tức thì, nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến phổi như gây nên hen suyễn, viêm phế quản mãn tính... Lúc ấy việc điều trị rất tốn kém gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân.
Nếu không ngăn chặn sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới viêm mũi - họng, viêm phế quản... Để điều trị hết chảy mũi cho trẻ cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra viêm và xử lý chính xác.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nên xịt nước muối sinh lí, sau đó dùng các dụng cụ hút nước mũi, rồi nhỏ mũi bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em.
Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu kèm theo sốt, thì ngoài xịt mũi như trên cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
Theo đó, việc giữ gìn và bảo vệ mũi rất cần được quan tâm, cần giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, trời đổ mưa, lạnh đột ngột, mang khẩu trang khi đi đường, tập thói quen vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh và tránh những thói quen không tốt ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Alobacsi