Thời tiết trở lạnh, gió và nhiều sương khiến cả trẻ em và người lớn đều có triệu chứng ho, đôi khi khó thở. Nhiều người đã ngậm thuốc bổ phế để chữa ho, hoặc ngậm thuốc viên, nhưng vẫn băn khoăn không biết ngậm các thuốc này nhiều có hại gì không.
Sáng ngày 24/11, tại phòng khám Bệnh viện Nhi TW, cháu Minh, 3 tuổi, ở Hoà Bình được mẹ cho đi khám vì sốt. Trong khi chờ khám, cháu ngồi mệt mỏi, húng hắng ho và mắt còn có dử. Mẹ cháu cho biết, có lần cháu bị ho, chị cho cháu uống thuốc bổ phế (không rõ nhãn hiệu) của một nhà thuốc Đông y gần nhà. Sau khi uống, cháu có biểu hiện sưng đỏ một mắt.
Sáng hôm sau, tiếp tục cho cháu uống thì thấy sưng nhiều ở cả 2 mắt. Hỏi thầy thuốc được giải thích là có thể do dị ứng thuốc nên ngừng lại và cháu bé đã hết sưng mắt. Lần này, cháu lại ho, chị đã cho uống loại thuốc ho khác nhưng chưa thấy khỏi. Cháu lại bị sốt, mắt ra dử nhiều nên chị phải đưa đi khám. Sau thời gian chờ đợi khám, bác sĩ cho biết cháu bé đã bị viêm họng.
Theo GS Trần Hữu Tuân, nguyên giám đốc Viện Tai Mũi Họng TW, bổ phế là thuốc Đông y. Có hai loại, bổ phế nước và bổ phế ngậm. Thường bệnh nhân ho nhẹ thì dùng bổ phế nhưng cũng tùy cơ địa, từng loại thuốc ho mà kê thuốc. Bên cạnh bổ phế ngậm, hiện nay nhiều gia đình cho con dùng thuốc Dorithricin mỗi khi cháu ho. Đây là thuốc có kháng sinh, có tác dụng sát khuẩn, dùng ngậm ho không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý, thói quen cứ ho lại ngậm thuốc là không nên.
Bởi lẽ, giống như ăn ớt, mới đầu thấy cay, sau đó ăn nhiều không thấy cay nữa. Ngậm thuốc nhiều thành thói quen sẽ giảm tác dụng. Trẻ từ 6-7 tuổi trở lên mới nên cho ngậm thuốc. Bởi đặc tính của thuốc là ngậm để chữa, trẻ bé quá không biết (dù được giải thích) sẽ nuốt luôn. Nếu ngậm thuốc viên thì trẻ nhỏ còn có thể bị sặc. Mọi người thường nghĩ ho do viêm họng. Nhưng thực ra có khi lại do cảm cúm.
Nếu biết ho do cảm lạnh thì dùng thuốc chống cảm sẽ khỏi. Ho có khi còn do amidan có vấn đề. Cũng giống như một triệu chứng đau đầu do rất nhiều nguyên nhân. Biết đúng nguyên nhân thì mới chữa khỏi.
Cùng chung quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viên ngậm nên dùng cho trẻ lớn. Bổ phế chỉ nên dùng cho người ho nhiều, ho sặc sụa (tức là có bệnh ho), nhưng nói chung chỉ làm giảm triệu chứng. Để chữa thì cần tìm căn nguyên thật sự.
BS Hoàng Minh Thu, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, dùng thuốc nên theo đúng chỉ định. Trước khi dùng thuốc, dù là thuốc uống hay thuốc ngậm, nên có sự tư vấn của bác sĩ, bởi thuốc ho có rất nhiều thành phần. Nhìn chung, thuốc ho bổ phế của Đông y không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trường hợp ho có liên quan đến đau họng, có thể dùng mật ong, chanh, thậm chí súc miệng nước muối cũng khỏi. Ho còn có thể do cảm lạnh, viêm phế quản. Người già và trẻ em là đối tượng dễ cảm lạnh, viêm phế quản khi trở trời. Tốt nhất, với 2 đối tượng này, khi có triệu chứng ho, cần đi khám để bác sĩ điều trị. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm bệnh kéo dài hoặc nặng thêm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Sáng ngày 24/11, tại phòng khám Bệnh viện Nhi TW, cháu Minh, 3 tuổi, ở Hoà Bình được mẹ cho đi khám vì sốt. Trong khi chờ khám, cháu ngồi mệt mỏi, húng hắng ho và mắt còn có dử. Mẹ cháu cho biết, có lần cháu bị ho, chị cho cháu uống thuốc bổ phế (không rõ nhãn hiệu) của một nhà thuốc Đông y gần nhà. Sau khi uống, cháu có biểu hiện sưng đỏ một mắt.
Sáng hôm sau, tiếp tục cho cháu uống thì thấy sưng nhiều ở cả 2 mắt. Hỏi thầy thuốc được giải thích là có thể do dị ứng thuốc nên ngừng lại và cháu bé đã hết sưng mắt. Lần này, cháu lại ho, chị đã cho uống loại thuốc ho khác nhưng chưa thấy khỏi. Cháu lại bị sốt, mắt ra dử nhiều nên chị phải đưa đi khám. Sau thời gian chờ đợi khám, bác sĩ cho biết cháu bé đã bị viêm họng.
Theo GS Trần Hữu Tuân, nguyên giám đốc Viện Tai Mũi Họng TW, bổ phế là thuốc Đông y. Có hai loại, bổ phế nước và bổ phế ngậm. Thường bệnh nhân ho nhẹ thì dùng bổ phế nhưng cũng tùy cơ địa, từng loại thuốc ho mà kê thuốc. Bên cạnh bổ phế ngậm, hiện nay nhiều gia đình cho con dùng thuốc Dorithricin mỗi khi cháu ho. Đây là thuốc có kháng sinh, có tác dụng sát khuẩn, dùng ngậm ho không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý, thói quen cứ ho lại ngậm thuốc là không nên.
Bởi lẽ, giống như ăn ớt, mới đầu thấy cay, sau đó ăn nhiều không thấy cay nữa. Ngậm thuốc nhiều thành thói quen sẽ giảm tác dụng. Trẻ từ 6-7 tuổi trở lên mới nên cho ngậm thuốc. Bởi đặc tính của thuốc là ngậm để chữa, trẻ bé quá không biết (dù được giải thích) sẽ nuốt luôn. Nếu ngậm thuốc viên thì trẻ nhỏ còn có thể bị sặc. Mọi người thường nghĩ ho do viêm họng. Nhưng thực ra có khi lại do cảm cúm.
Nếu biết ho do cảm lạnh thì dùng thuốc chống cảm sẽ khỏi. Ho có khi còn do amidan có vấn đề. Cũng giống như một triệu chứng đau đầu do rất nhiều nguyên nhân. Biết đúng nguyên nhân thì mới chữa khỏi.
Cùng chung quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viên ngậm nên dùng cho trẻ lớn. Bổ phế chỉ nên dùng cho người ho nhiều, ho sặc sụa (tức là có bệnh ho), nhưng nói chung chỉ làm giảm triệu chứng. Để chữa thì cần tìm căn nguyên thật sự.
BS Hoàng Minh Thu, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, dùng thuốc nên theo đúng chỉ định. Trước khi dùng thuốc, dù là thuốc uống hay thuốc ngậm, nên có sự tư vấn của bác sĩ, bởi thuốc ho có rất nhiều thành phần. Nhìn chung, thuốc ho bổ phế của Đông y không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trường hợp ho có liên quan đến đau họng, có thể dùng mật ong, chanh, thậm chí súc miệng nước muối cũng khỏi. Ho còn có thể do cảm lạnh, viêm phế quản. Người già và trẻ em là đối tượng dễ cảm lạnh, viêm phế quản khi trở trời. Tốt nhất, với 2 đối tượng này, khi có triệu chứng ho, cần đi khám để bác sĩ điều trị. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm bệnh kéo dài hoặc nặng thêm.
Theo Sức khỏe & Đời sống