Nguyen_Hai_Yen
New member
Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng rất tốt đối với hệ xương khớp của con người. Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá; tên khoa học là Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm, thuộc họ Ráng – Polypodiaceae.
Cây cốt toái bổ
Cốt toái bổ là loài mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông dạng vẩy màu nâu sét. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến dài 10-30cm, xẻ thuỳ sâu, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, dai, không lông. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái xoan.
Cốt toái bổ mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Nghệ An. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cốt toái bổ. Thu hái thân rễ quanh năm, cắt bỏ rễ con, phần lá sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Liều dùng từ 10 – 20g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng; dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc.
Vị thuốc cốt toái bổ
Thành phần hoá học của cốt toái bổ gồm: glucos, tinh bột 25-34,98%, hesperidin và naringenin. Các thầy thuốc thường dùng cốt toái bổ chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.
Bài thuốc hay từ cốt toái bổ
Bổ thận chắc răng; dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay: Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi. Hoặc dùng thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,4g; cốt toái bổ 16g; sắc uống.
Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng: Cốt toái bổ tán bột 4 – 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả.
Cốt toái bổ giúp xương khớp chắc khỏe
Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: Cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất) 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống.
Chữa té ngã bị thương, xương gãy lâu liền: cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước; hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu: Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá diệp tươi 10g. Sắc uống.
Dùng cho người già suy nhược cơ thể, gãy xương lâu liền: Cốt toái bổ 12g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, hoài sơn 16g, ba kích 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, mẫu lệ 12g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng để dùng.
(theo aladin.com.vn)
Cây cốt toái bổ
Cốt toái bổ là loài mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông dạng vẩy màu nâu sét. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến dài 10-30cm, xẻ thuỳ sâu, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, dai, không lông. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái xoan.
Cốt toái bổ mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Nghệ An. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cốt toái bổ. Thu hái thân rễ quanh năm, cắt bỏ rễ con, phần lá sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Liều dùng từ 10 – 20g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng; dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc.
Vị thuốc cốt toái bổ
Thành phần hoá học của cốt toái bổ gồm: glucos, tinh bột 25-34,98%, hesperidin và naringenin. Các thầy thuốc thường dùng cốt toái bổ chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.
Bài thuốc hay từ cốt toái bổ
Bổ thận chắc răng; dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay: Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi. Hoặc dùng thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,4g; cốt toái bổ 16g; sắc uống.
Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng: Cốt toái bổ tán bột 4 – 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả.
Cốt toái bổ giúp xương khớp chắc khỏe
Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: Cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất) 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống.
Chữa té ngã bị thương, xương gãy lâu liền: cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước; hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu: Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá diệp tươi 10g. Sắc uống.
Dùng cho người già suy nhược cơ thể, gãy xương lâu liền: Cốt toái bổ 12g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, hoài sơn 16g, ba kích 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, mẫu lệ 12g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng để dùng.
(theo aladin.com.vn)