Nhữn dấu hiệu mang thai đôi - Chăm sóc Sức khỏe phụ nữ mang thai đôi

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Nếu vợ bạn đang mang 2 đứa bé ở trong bụng, trong đầu bạn chắc hẳn sẽ xuất hiện câu hỏi “Chăm sóc phụ nữ mang thai đôi như thế nào?”. Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi để cả 3 mẹ con đều khỏe mạnh, an toàn.
[h=2]Khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng[/h] Bạn cần biết rằng, dù mang song thai hay đơn thai, bà bầu cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con, đồng thời người mẹ cần đảm bảo tăng cân đủ để em bé phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, khi mang song thai bạn cần đặc biệt chú ý hơn ở những điểm sau:
[h=2]Trọng lượng cần thiết phải tăng?[/h] Với những bà bầu mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.
Nếu tăng cân không đủ, có thể bạn ăn không đủ và lại hoạt động quá nhiều. Hãy cố gắng tiêu thụ những thực phẩm bạn yêu thích và hạn chế hoạt động trong ngày. Nếu thừa cân, lời khuyên dành cho bạn là làm ngược lại, tức là giảm thực phẩm và tăng cường hoạt động. Tuy nhiên, nếu tăng cân nhanh chóng, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu mang thai đôi cao hơn

[h=2]Bổ sung kalo như thế nào là đủ?[/h] Hiện nay, chưa có chỉ dẫn cụ thể về lượng kalo cần tăng mỗi ngày dành cho người mẹ song thai. Nhưng các chuyên gia Mỹ gợi ý, với người mẹ mang đơn thai, lượng kalo cần thêm mỗi ngày là 300 kalo. Do đó, với người mẹ song thai, lượng kalo cần tăng mỗi ngày là 600 kalo.
Các chuyên gia sức khoẻ ở Anh cho rằng, người mẹ mang song thai không cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu thai phụ tăng kalo nhưng lại hoạt động ít thì nguy cơ thừa cân là rất lớn. Với những thai phụ ít vận động hoặc cần nghỉ ngơi nhiều thì việc tăng kalo cần đi kèm với chế độ tập luyện nghiêm ngặt.
[h=2]Khi bị ốm nghén…[/h] Người mẹ song thai vẫn phải đối mặt với những rắc rối thường thấy như chứng ốm nghén, táo bón và thèm ăn, do sự gia tăng hormone, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá của cơ thể. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu những triệu chứng về sức khỏe không thuyên giảm.
Nếu bạn không có cảm giác thèm ăn, luôn đầy bụng sau khi ăn (uống) thứ gì thì sẽ khó để bạn có thể tăng cân đều. Hãy ăn những bữa nhỏ nhưng thường xuyên thay vì chỉ chú trọng 3 bữa chính trong ngày.
[h=2]Bổ sung thêm vitamin thế nào cho hợp lý?[/h] Người mẹ song thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ). Việc bổ sung sắt cũng cần theo đơn của bác sĩ để phòng tránh chứng thiếu máu – chứng bệnh rất dễ gặp khi mang song thai. Tuy nhiên, dung nạp nhiều thực phẩm giàu sắt thì có lợi cho hệ tiêu hoá hơn dùng viên sắt vì dùng nhiều viên sắt dễ gây táo bón. Thai phụ cũng cần bổ sung các loại vitamin khác và omega-3 nhưng cần trao đổi cụ thể với bác sĩ.
[h=2]Những dấu hiệu cảnh bảo với chị em mang song thai[/h] Những dấu hiệu nguy hiểm có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn bầu bí nào. Bạn cần cảnh giác với những biểu hiện bất thường bởi vì các nguy cơ biến chứng luôn cao hơn so với các thai phụ mang 1 thai nhi.
- Sinh non (trước 37 tuần tuổi thai) phổ biến ở một nửa số thai phụ mang đa thai.
- Tiền sản giật cũng khá phổ biến và cần được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện của tiền sản giật gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm thấy hoa mắt, nhìn thấy ánh sáng lóe
  • Đau bụng trên
  • Nôn vọt
  • Chân, mắt cá, đầu và mặt sưng lên.
- Cuối cùng, cảm giác mệt mỏi khi bầu bí là rất bình thường đối với các bà bầu mang song thai hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt. Hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom