thuocdongyhanoi
New member
Bệnh viêm đại tràng mạn thường xảy ra ở những bệnh nhân đã từng mắc viêm đại tràng hay các chứng bệnh về đường ruột, các chứng bệnh do các loại vi khuẩn lỵ, amip gây ra.
Những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn
Bệnh viêm đại tràng mạn có thể được phát hiện sớm, nếu bạn chú ý quan sát những dấu hiệu có tính liên quan đến bệnh cao như chán ăn, mệt mỏi trong thời gian dài. Người bệnh thường có cảm giác trong người mệt mỏi, ăn ngủ kém, có hiện tượng đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, và có thể có sốt.
Bệnh nhân có dấu hiệu mắc viêm đại tràng thường có triệu chứng đau bụng: thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách, đau lan dọc theo khung đại tràng , thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau, cơn đau dễ tái phát.
Bệnh nhân có biểu hiện của chứng rối loạn đại tiện: đi đại tiện ra phân lỏng nhiều lần trong một ngày, phân nhầy, ra máu hoặc bị táo bón. Có khi bệnh nhân bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau nếu bị viêm đại tràng khu vực. Mót rặn, sau đó đi ngoài thấy đau trong hậu môn. Khám ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, trướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.
Để phòng bệnh viêm đại tràng mạn thì chúng ta cần có một chế độ ăn uống về sinh hằng ngày hợp lý, nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn những thức ăn đã ôi thiu, không nên ăn những thức ăn được chế biến từ những thực phẩm có nhiễm bệnh như: thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm… không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Khi người bệnh thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng mạn thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.
Những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn
Bệnh viêm đại tràng mạn có thể được phát hiện sớm, nếu bạn chú ý quan sát những dấu hiệu có tính liên quan đến bệnh cao như chán ăn, mệt mỏi trong thời gian dài. Người bệnh thường có cảm giác trong người mệt mỏi, ăn ngủ kém, có hiện tượng đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, và có thể có sốt.
Bệnh nhân có dấu hiệu mắc viêm đại tràng thường có triệu chứng đau bụng: thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách, đau lan dọc theo khung đại tràng , thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau, cơn đau dễ tái phát.
Bệnh nhân có biểu hiện của chứng rối loạn đại tiện: đi đại tiện ra phân lỏng nhiều lần trong một ngày, phân nhầy, ra máu hoặc bị táo bón. Có khi bệnh nhân bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau nếu bị viêm đại tràng khu vực. Mót rặn, sau đó đi ngoài thấy đau trong hậu môn. Khám ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, trướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.
Để phòng bệnh viêm đại tràng mạn thì chúng ta cần có một chế độ ăn uống về sinh hằng ngày hợp lý, nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn những thức ăn đã ôi thiu, không nên ăn những thức ăn được chế biến từ những thực phẩm có nhiễm bệnh như: thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm… không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Khi người bệnh thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng mạn thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.