thaongochanoi
New member
Sau dịch sởi, sốt xuất huyết đang được dự báo sẽ "tấn công" trẻ nhỏ.
Dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát do thời tiết đang bước vào thời kì chuyển mùa, vì vậy mẹ hãy giắt lưng những kiến thức cơ bản về loại bệnh nguy hiểm này để kịp thời phòng tránh hoặc điều trị cho bé.
Sốt xuất huyết: trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan do loại muỗi vằn truyền bệnh đốt người bị nhiễm virus sau đó truyền cho người khỏe mạnh. Đối với trẻ em, bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ 15 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì sẽ dễ mắc bệnh hơn và khi mắc bệnh sẽ dễ trở nặng vì triệu chứng ít điển hình, thường dễ lầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, rối loạn tiêu hóa... và việc theo dõi cũng khó hơn trẻ lớn.
Bệnh có 4 tuýp huyết thanh nên trẻ có thể mắc bệnh đến 4 lần trong đời nếu mẹ không phòng tránh kĩ cho con.
Muỗi vằn gây sốt xuất huyết ở trẻ (hình minh họa)
Dấu hiệu sốt xuất huyết
Biểu hiện rõ nét nhất khi bé bị sốt xuất huyết là khi bé sốt cao đột ngột, kéo dài từ 5-7 ngày, người nổi các chấm đỏ ở da, nôn ói, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, đau bụng. Khi bệnh trở nặng, có nghĩ là xuất hiện các dâu hiệu như sau, thì mẹ phải cho bé nhập viện ngay để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời:
- Lừ đừ, mệt mỏi nhiều, quấy khóc, bứt rứt.
- Ói nhiều, ói ra máu.
- Đau bụng nhiều.
- Chảy máu răng, chảy máu mũi, ói ra máu, tiêu ra máu...
- Tay chân lạnh, rịn mồ hôi
Một dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những chấm đỏ ở da (hình minh họa)
Cách phòng tránh bệnh cho bé
Trẻ nhỏ chưa có ý thức nên muỗi đốt “vô tư”. Mẹ nên tìm mọi cách để ngăn chặn bệnh bằng cách tránh không để muỗi đốt bé.
Một số cách đơn giản mà mẹ nào cũng có thể làm được, đó là cho bé mặc quần áo dài tay, để bé ngủ trong màn, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi hay đuổi muỗi khỏi môi trường xung quanh bé.
Nếu các mẹ sợ rằng dùng bình xịt muỗi có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ thì hãy thử tìm các sản phẩm đuổi muỗi và bắt muỗi được bán rộng rãi trên thị trường. Thông thường các sản phẩm này có thể là máy đuổi muỗi, vợt muôi, miếng dán chống muỗi có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý hạn chế tối đa hoặc loại bỏ những môi trường tạo điều kiện cho muỗi sinh sản như các nơi ẩm thấp hoặc chứa nước. Nghe phức tạp nhưng thật ra mẹ chỉ cần thu gom các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ hay ống bơ, lật úp các dụng cụ chưa nước khi không dùng đến, cho cát ẩm vào lọ hoa v.v.
Chỉ bằng vài bước đơn giản, mẹ đã có thể giúp bé phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Nếu chẳng may bé của mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ hãy thật bình tĩnh và làm theo các hướng dẫn sau đây để bé vượt qua bệnh một cách nhanh nhất:
Khi trẻ sốt cao trên 38 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu trẻ tiếp tục sốt, lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh sốt cao, co giật.
Chế độ dinh dưỡng
Về chế độ dinh dưỡng, trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường. Nên chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, không có màu đen hay đỏ như cháo, súp, sữa v.v (vì trong trường hợp trẻ bị nôn mẹ sẽ phân biệt được trong chất ói có máu hay thức ăn có màu), ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, bổ sung nước cho trẻ là một điều hết sức quan trọng. Ngoài nước điện giải oresol, mẹ nên cho bé uống các loại nước bổ dưỡng sau:
Nước cam rất tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết (hình minh họa)
Nước ép cam: Đây là trái cây tốt nhất cho trẻ bị bệnh sốt xuất huyết bởi cam rất giàu vitamin C giúp trẻ phục hồi các kháng thể
Nước gừng: Nước gừng giúp giữ ấm cơ thể và giảm buồn nôn
Nước dừa: Nước dừa giúp bổ sung nước điện giải và khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân sốt xuất huyết
Nước ép rau quả: cà rốt, dưa chuột, nước ép rau xanh cũng giúp cung cấp những dưỡng chất cơ bản mà cơ thể cần
Nước ép trái cây: ví dụ như nước ép ổi, dưa hấu, đu đủ và các trái cây giàu vitamin C khác. Đây là loại nước tốt nhất khi mẹ chăm bé bị sốt xuất huyết vì nó giúp sản xuất các tế bào lympo và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát do thời tiết đang bước vào thời kì chuyển mùa, vì vậy mẹ hãy giắt lưng những kiến thức cơ bản về loại bệnh nguy hiểm này để kịp thời phòng tránh hoặc điều trị cho bé.
Sốt xuất huyết: trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan do loại muỗi vằn truyền bệnh đốt người bị nhiễm virus sau đó truyền cho người khỏe mạnh. Đối với trẻ em, bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ 15 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì sẽ dễ mắc bệnh hơn và khi mắc bệnh sẽ dễ trở nặng vì triệu chứng ít điển hình, thường dễ lầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, rối loạn tiêu hóa... và việc theo dõi cũng khó hơn trẻ lớn.
Bệnh có 4 tuýp huyết thanh nên trẻ có thể mắc bệnh đến 4 lần trong đời nếu mẹ không phòng tránh kĩ cho con.
Muỗi vằn gây sốt xuất huyết ở trẻ (hình minh họa)
Dấu hiệu sốt xuất huyết
Biểu hiện rõ nét nhất khi bé bị sốt xuất huyết là khi bé sốt cao đột ngột, kéo dài từ 5-7 ngày, người nổi các chấm đỏ ở da, nôn ói, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, đau bụng. Khi bệnh trở nặng, có nghĩ là xuất hiện các dâu hiệu như sau, thì mẹ phải cho bé nhập viện ngay để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời:
- Lừ đừ, mệt mỏi nhiều, quấy khóc, bứt rứt.
- Ói nhiều, ói ra máu.
- Đau bụng nhiều.
- Chảy máu răng, chảy máu mũi, ói ra máu, tiêu ra máu...
- Tay chân lạnh, rịn mồ hôi
Một dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những chấm đỏ ở da (hình minh họa)
Cách phòng tránh bệnh cho bé
Trẻ nhỏ chưa có ý thức nên muỗi đốt “vô tư”. Mẹ nên tìm mọi cách để ngăn chặn bệnh bằng cách tránh không để muỗi đốt bé.
Một số cách đơn giản mà mẹ nào cũng có thể làm được, đó là cho bé mặc quần áo dài tay, để bé ngủ trong màn, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi hay đuổi muỗi khỏi môi trường xung quanh bé.
Nếu các mẹ sợ rằng dùng bình xịt muỗi có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ thì hãy thử tìm các sản phẩm đuổi muỗi và bắt muỗi được bán rộng rãi trên thị trường. Thông thường các sản phẩm này có thể là máy đuổi muỗi, vợt muôi, miếng dán chống muỗi có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý hạn chế tối đa hoặc loại bỏ những môi trường tạo điều kiện cho muỗi sinh sản như các nơi ẩm thấp hoặc chứa nước. Nghe phức tạp nhưng thật ra mẹ chỉ cần thu gom các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ hay ống bơ, lật úp các dụng cụ chưa nước khi không dùng đến, cho cát ẩm vào lọ hoa v.v.
Chỉ bằng vài bước đơn giản, mẹ đã có thể giúp bé phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Nếu chẳng may bé của mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ hãy thật bình tĩnh và làm theo các hướng dẫn sau đây để bé vượt qua bệnh một cách nhanh nhất:
Khi trẻ sốt cao trên 38 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu trẻ tiếp tục sốt, lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh sốt cao, co giật.
Chế độ dinh dưỡng
Về chế độ dinh dưỡng, trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường. Nên chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, không có màu đen hay đỏ như cháo, súp, sữa v.v (vì trong trường hợp trẻ bị nôn mẹ sẽ phân biệt được trong chất ói có máu hay thức ăn có màu), ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, bổ sung nước cho trẻ là một điều hết sức quan trọng. Ngoài nước điện giải oresol, mẹ nên cho bé uống các loại nước bổ dưỡng sau:
Nước cam rất tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết (hình minh họa)
Nước gừng: Nước gừng giúp giữ ấm cơ thể và giảm buồn nôn
Nước dừa: Nước dừa giúp bổ sung nước điện giải và khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân sốt xuất huyết
Nước ép rau quả: cà rốt, dưa chuột, nước ép rau xanh cũng giúp cung cấp những dưỡng chất cơ bản mà cơ thể cần
Nước ép trái cây: ví dụ như nước ép ổi, dưa hấu, đu đủ và các trái cây giàu vitamin C khác. Đây là loại nước tốt nhất khi mẹ chăm bé bị sốt xuất huyết vì nó giúp sản xuất các tế bào lympo và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Sưu tầm -