Khi chọn công việc làm bác sĩ truyền nhiễm, cả ông và gia đình đều hiểu rằng mức độ nguy hiểm của công việc cũng như những khó khăn gặp phải.
Nhưng với lòng nhiệt huyết, ông luôn hi sinh lợi ích cá nhân để mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Kiệt sức vì dịch
Dịch sởi xảy ra từ cuối năm 2013. Đã hơn 5 tháng trôi qua các bác sĩ đều cảm thấy mệt mỏi vì dịch nối dịch. Chia sẻ với chúng tôi, PGS. TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi BV Nhiệt đới Trung ương cho biết "từ cuối năm ngoái, các bác sĩ đã được khuyến cáo về dịch cúm A/H7N9 có khả năng lây sang Việt Nam, rồi lại đến dịch cúm mùa. Tuy cúm mùa không nguy hiểm nhưng bệnh nhân phải vào viện đều là bệnh nhân nặng, họ đòi hỏi nhiều về sự chăm sóc của nhân viên y tế. Khi dịch cúm mùa vừa ngớt là dịch sởi bùng phát mạnh ở Hà Nội. Các bác sĩ trong khoa phải gồng mình chống dịch. Chưa khi nào về nhà sớm trước 8 giờ tối".
PGS Huy còn được Bộ Y tế giáo nhiệm vụ trả lời các giao lưu trực tuyến với người dân để tuyên truyền về sởi, rồi họp hành. Có hôm ông về đến nhà là 9h tối. Ông kể “tôi chỉ vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ, sáng hôm sau lại vào viện rất sớm”.
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy – khoa Nhi BV Nhiệt đới TƯ chia sẻ về công việc của mình trong mùa dịch. Chị kể chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi như mùa dịch năm nay. Vất vả về thể xác còn có thể đong đếm được nhưng vất vả về tinh thần không đong đo thế nào. Từ đầu mùa dịch, con nhỏ chồng chị Thúy phải chăm và đón cháu thay vợ. Có hôm, về nhà muộn chị không dám lại gần con vì còn phải đi vệ sinh, tẩy trùng sạch sẽ. Dù con chị đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng về đúng chuyên môn phòng bệnh lây nhiễm, chị vẫn cách xa con mình.
PGS Huy cùng với PGS Nguyễn Tiến Dũng hội chẩn một ca bệnh
“Nhiều lần, ông xã cũng cáu vì bố con không có bàn tay phụ nữ chăm sóc, cơm nước, nhưng sau cũng dần thông cảm với nhau nên ông xã bớt càu nhàu. Nhưng con nhỏ thiệt lắm” - chị chia sẻ.
“Bố nghỉ việc đi”
Đó là câu nói của con PGS Huy khi nghe tin về dịch sởi. PGS Huy kể về bữa ăn của gia đình nặng trịch khi thông tin sởi kín mặt báo trong đó có những thông tin mang tính “chọc ngoáy” khiến danh dự của nhiều bác sĩ bị tổn thương. Đối với họ, vất vả về thể lực họ đều không cảm thấy mệt mỏi bởi trong lòng luôn hăng say công việc nhưng tinh thần lúc nào cũng đè nặng.
8h tối, bác sĩ ở bệnh viện về nhà. Bữa cơm vợ con đang chờ ông đã dọn sẵn. Vệ sinh sạch sẽ, ông ngồi xuống ăn cơm. Bữa ăn tuy nặng nề nhưng ông và vợ vẫn cố tạo không khí. Lúc ấy, một người con của ông đề nghị “bố nghỉ việc đi”. Nghe thế, bác sĩ Huy bất ngờ và khựng người lại suy nghĩ trong giây lát. Ông hỏi con lý do vì sao thì con ông nói “bố là bác sĩ tốt, bố là cha tốt nhưng nhiều người vẫn không biết, họ vẫn chửi bác sĩ, họ chê bác sĩ dốt. Những hi sinh của bố chẳng bao giờ họ biết mà danh dự lại bị tổn thương”.
Bác sĩ Huy cố ăn xong bữa cơm. Ông ra phòng khách ngồi uống nước. Lúc này, ông mới nhẹ nhàng bảo con “nếu bố nghỉ thì mình đang muốn giữ danh dự bản thân mà quên trách nhiệm với cộng đồng, người bệnh họ giao tính mạng cho mình và trách nhiệm của mình là cứu họ vậy mà mình sĩ diện mà bỏ công việc đó thì lấy ai để cứu người bệnh. Dư luận có lúc này, lúc khác”.
Giọng mệt mỏi, bác sĩ Huy kể “tôi khổ về tinh thần lắm. Tại sao chúng ta không cùng nhau chống dịch mà cứ đổ lỗi tại ai mà dịch bùng phát. Chúng ta chung tay chống dịch khi hết dịch rồi tìm trách nhiệm vẫn chưa muộn. Có những người hỏi tôi “nếu con cháu bác sĩ bị bệnh bác sĩ đưa đi đâu chữa - những câu hỏi ấy như lưỡi dao cứa vào tinh thần của chúng tôi”.
Làm công việc bệnh viện, lại có tính lây, ông Huy kể “tôi cố gắng tiêm phòng cho tất cả mọi người trong gia đình. Những loại bệnh nào có thể phòng bằng vắc xin là tôi tiêm hết. Hơn nữa, bệnh sởi chỉ điều trị ở nhà, rất nhiều người xung quanh xóm tôi ở, họ đưa con đến nhà tôi nhờ khám rồi điều trị tại nhà theo tư vấn của bác sĩ”.
Có những hôm, ông đọc bài báo rồi cả đêm mất ngủ. Có những câu nói của người nhà bệnh nhân khiến bác sĩ bật khóc. Công việc quá sức, trẻ bị bệnh nhiều và thêm gánh nặng tinh thần khiến nhiều nhân viên y tế vừa làm, vừa khóc. PGS Huy trầm tư rồi ông lại nói "Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, những sự thông cảm và chia sẻ của gia đình và bố mẹ các cháu bé mắc bệnh sởi luôn là nguồn động viên, giúp chúng tôi vượt qua vất vả. Đó là những tình cảm chân thành nhất, đáng quý nhất mà chúng tôi có được".
Nhưng với lòng nhiệt huyết, ông luôn hi sinh lợi ích cá nhân để mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Kiệt sức vì dịch
Dịch sởi xảy ra từ cuối năm 2013. Đã hơn 5 tháng trôi qua các bác sĩ đều cảm thấy mệt mỏi vì dịch nối dịch. Chia sẻ với chúng tôi, PGS. TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi BV Nhiệt đới Trung ương cho biết "từ cuối năm ngoái, các bác sĩ đã được khuyến cáo về dịch cúm A/H7N9 có khả năng lây sang Việt Nam, rồi lại đến dịch cúm mùa. Tuy cúm mùa không nguy hiểm nhưng bệnh nhân phải vào viện đều là bệnh nhân nặng, họ đòi hỏi nhiều về sự chăm sóc của nhân viên y tế. Khi dịch cúm mùa vừa ngớt là dịch sởi bùng phát mạnh ở Hà Nội. Các bác sĩ trong khoa phải gồng mình chống dịch. Chưa khi nào về nhà sớm trước 8 giờ tối".
PGS Huy còn được Bộ Y tế giáo nhiệm vụ trả lời các giao lưu trực tuyến với người dân để tuyên truyền về sởi, rồi họp hành. Có hôm ông về đến nhà là 9h tối. Ông kể “tôi chỉ vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ, sáng hôm sau lại vào viện rất sớm”.
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy – khoa Nhi BV Nhiệt đới TƯ chia sẻ về công việc của mình trong mùa dịch. Chị kể chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi như mùa dịch năm nay. Vất vả về thể xác còn có thể đong đếm được nhưng vất vả về tinh thần không đong đo thế nào. Từ đầu mùa dịch, con nhỏ chồng chị Thúy phải chăm và đón cháu thay vợ. Có hôm, về nhà muộn chị không dám lại gần con vì còn phải đi vệ sinh, tẩy trùng sạch sẽ. Dù con chị đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng về đúng chuyên môn phòng bệnh lây nhiễm, chị vẫn cách xa con mình.
PGS Huy cùng với PGS Nguyễn Tiến Dũng hội chẩn một ca bệnh
“Nhiều lần, ông xã cũng cáu vì bố con không có bàn tay phụ nữ chăm sóc, cơm nước, nhưng sau cũng dần thông cảm với nhau nên ông xã bớt càu nhàu. Nhưng con nhỏ thiệt lắm” - chị chia sẻ.
“Bố nghỉ việc đi”
Đó là câu nói của con PGS Huy khi nghe tin về dịch sởi. PGS Huy kể về bữa ăn của gia đình nặng trịch khi thông tin sởi kín mặt báo trong đó có những thông tin mang tính “chọc ngoáy” khiến danh dự của nhiều bác sĩ bị tổn thương. Đối với họ, vất vả về thể lực họ đều không cảm thấy mệt mỏi bởi trong lòng luôn hăng say công việc nhưng tinh thần lúc nào cũng đè nặng.
8h tối, bác sĩ ở bệnh viện về nhà. Bữa cơm vợ con đang chờ ông đã dọn sẵn. Vệ sinh sạch sẽ, ông ngồi xuống ăn cơm. Bữa ăn tuy nặng nề nhưng ông và vợ vẫn cố tạo không khí. Lúc ấy, một người con của ông đề nghị “bố nghỉ việc đi”. Nghe thế, bác sĩ Huy bất ngờ và khựng người lại suy nghĩ trong giây lát. Ông hỏi con lý do vì sao thì con ông nói “bố là bác sĩ tốt, bố là cha tốt nhưng nhiều người vẫn không biết, họ vẫn chửi bác sĩ, họ chê bác sĩ dốt. Những hi sinh của bố chẳng bao giờ họ biết mà danh dự lại bị tổn thương”.
Nhiều người nhà của trẻ đông viên thông cảm cho bác sĩ cũng có nhiều người buông lời nói khiến bác sĩ đau lòng
Bác sĩ Huy cố ăn xong bữa cơm. Ông ra phòng khách ngồi uống nước. Lúc này, ông mới nhẹ nhàng bảo con “nếu bố nghỉ thì mình đang muốn giữ danh dự bản thân mà quên trách nhiệm với cộng đồng, người bệnh họ giao tính mạng cho mình và trách nhiệm của mình là cứu họ vậy mà mình sĩ diện mà bỏ công việc đó thì lấy ai để cứu người bệnh. Dư luận có lúc này, lúc khác”.
Giọng mệt mỏi, bác sĩ Huy kể “tôi khổ về tinh thần lắm. Tại sao chúng ta không cùng nhau chống dịch mà cứ đổ lỗi tại ai mà dịch bùng phát. Chúng ta chung tay chống dịch khi hết dịch rồi tìm trách nhiệm vẫn chưa muộn. Có những người hỏi tôi “nếu con cháu bác sĩ bị bệnh bác sĩ đưa đi đâu chữa - những câu hỏi ấy như lưỡi dao cứa vào tinh thần của chúng tôi”.
Làm công việc bệnh viện, lại có tính lây, ông Huy kể “tôi cố gắng tiêm phòng cho tất cả mọi người trong gia đình. Những loại bệnh nào có thể phòng bằng vắc xin là tôi tiêm hết. Hơn nữa, bệnh sởi chỉ điều trị ở nhà, rất nhiều người xung quanh xóm tôi ở, họ đưa con đến nhà tôi nhờ khám rồi điều trị tại nhà theo tư vấn của bác sĩ”.
Có những hôm, ông đọc bài báo rồi cả đêm mất ngủ. Có những câu nói của người nhà bệnh nhân khiến bác sĩ bật khóc. Công việc quá sức, trẻ bị bệnh nhiều và thêm gánh nặng tinh thần khiến nhiều nhân viên y tế vừa làm, vừa khóc. PGS Huy trầm tư rồi ông lại nói "Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, những sự thông cảm và chia sẻ của gia đình và bố mẹ các cháu bé mắc bệnh sởi luôn là nguồn động viên, giúp chúng tôi vượt qua vất vả. Đó là những tình cảm chân thành nhất, đáng quý nhất mà chúng tôi có được".
- Sưu tầm -