➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Việt Nam là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho các loại côn trùng thường sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong đó có một số loài thường hay cắn, đốt người gây ra các bệnh viêm da do côn trùng cắn.
Các loài côn trùng hay cắn gây bệnh ở da là: bọ chét, kiến, ghẻ, ve, muỗi, ong… Bệnh thường có biểu hiện sưng nề, ngứa tại chỗ bị cắn, đốt, làm người bệnh khó chịu thậm chí mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và tâm lý bệnh nhân. Nhiều trường hợp côn trùng có nọc độc như ong, bọ cạp khi cắn, đốt có thể gây phản ứng dị ứng tức thời như sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Hình ảnh viêm da do côn trùng đốt. Tùy thuộc nguyên nhân do loài côn trùng nào mà có biểu hiện triệu chứng ngoài da khác nhau. Thông thường các biểu hiện hay gặp là: các ban đỏ, sẩn đỏ tại vị trí bị cắn, đốt. Tại trung tâm tổn thương có thể thấy bị hoại tử, đóng vảy hoặc có vết cắn, đốt. Vùng da và mô xung quanh thường tấy đỏ, sưng nề. Vị trí thường là ở tay, chân, vùng da hở. Người bệnh thấy ngứa, đau rát hoặc nhức buốt tùy thuộc loài côn trùng, số lượng và diện tích tổn thương da. Trường hợp nặng, sốc phản vệ cần điều trị cấp cứu tích cực theo đúng phác đồ điều trị sốc phản vệ. Trường hợp nhẹ hơn điều trị bằng các loại thuốc uống và bôi tại chỗ dưới đây:
Thuốc bôi tại chỗ
Các loại dung dịch làm mát da, dịu da như hồ nước. Thuốc này được pha chế theo công thức đơn giản, thành phần chủ yếu là oxyd kẽm và bột tal, glycerin. Thuốc được dùng để bôi hoặc đắp lên các vùng tổn thương da bị sưng nề, tấy đỏ có tác dụng làm mát da, dịu da, giảm ngứa. Dung dịch jarish với thành phần chủ yếu là acid boric, glycerin và nước dùng để đắp lên các vùng da chảy dịch, trợt loét, giúp làm sạch và làm khô tổn thương. Không sử dụng các loại thuốc bôi này trên các tổn thương khô, dày sừng, liken hóa.
Dung dịch màu sát khuẩn như milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng… dùng cho các tổn thương bị viêm, nhiễm khuẩn. Các vết cắn, đốt của côn trùng thường khỏi nhanh nhưng nếu bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn có thể sẽ sưng nề, tấy đỏ nhiều và hóa mủ. Bệnh nhân đau nhức, toàn thân có thể sốt, nổi hạch vùng lân cận kèm đau. Tại các vết nhiễm trùng và hóa mủ cần bôi các loại dung dịch màu sát khuẩn nêu trên vừa có tác dụng diệt khuẩn lại vừa có tác dụng làm khô tổn thương.
Kem chống ngứa như promethazin, moz-bite, eurax… thường được dùng cho các vết ngứa do kiến, bọ chét, muỗi cắn, các tổn thương ngứa trong bệnh ghẻ. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, hạn chế phản ứng cào gãi nên giảm viêm nhiễm, giảm lan rộng tổn thương. Các thuốc này bôi ngày 2-3 lần.
Kem, mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon… có tác dụng chống viêm, chỉ định cho các tổn thương bị phù nề, viêm tấy nhiều, bôi ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, thuốc dạng này không được sử dụng kéo dài, thường chỉ dùng trong thời gian dưới 2 tuần. Không dùng thuốc chứa corticoid loại mạnh để bôi lên các vùng da mỏng, vùng nếp gấp, vùng mặt và không được băng kín.
Kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid: thường được dùng cho các tổn thương viêm, nhiễm trùng, khi tổn thương khô. Không bôi thuốc dạng này khi tổn thương còn đang chảy dịch. Bôi thuốc ngày 2 lần.
Thuốc uống
Kháng histamin: Có thể sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, promethazin, hydroxyzin… hoặc thế hệ 2 như loratidin, cetirizin, fexofenadin… hoặc kết hợp cả hai nếu ngứa nhiều. Sử dụng thế hệ 1 cần chú ý tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc. Vì vậy không dùng nhóm này cho người lái tàu xe và vận hành máy. Trường hợp phản ứng dị ứng nặng có thể kết hợp thêm thuốc kháng H2 như cimetidin. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng thuốc này vì cimetidin có thể tương tác với nhiều loại thuốc chuyển hóa qua gan có gắn với men cytochrom P450 ví dụ như: nifedipin, propranolon, procainamid, metformin, warfarin, quinidin…
Trường hợp nặng cần phải sử dụng corticoid toàn thân. Dùng methylprednisolon đường uống hoặc đường tiêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này dùng phải thận trọng vì thuốc có nhiều tác dụng phụ nếu dùng không đúng hoặc dùng kéo dài. Tác dụng phụ cấp tính tức thời khi dùng liều cao có thể gây suy tuyến thượng thận. Dùng kéo dài làm tăng huyết áp, nguy cơ tiểu đường, loãng xương, đau dạ dày… vì vậy người bệnh không được tự ý dùng nhóm thuốc này.
Để phòng bệnh, mùa mưa lạnh nên hạn chế đi vào các vùng cây cỏ rậm rạp nhiều côn trùng, nhà ở nên có lưới ngăn côn trùng hoặc đóng cửa khi trời mưa. Quan sát kiểm tra kỹ đồ vật trước khi dùng, mặc đồ dài, đồ bảo hộ nếu phải lao động, làm việc trong môi trường nhiều côn trùng. Đến cơ sở y tế và điều trị kịp thời khi bị côn trùng cắn, đốt.
TS. BS. Vũ Tuấn Anh
Nguồn suckhoedoisong
Các loài côn trùng hay cắn gây bệnh ở da là: bọ chét, kiến, ghẻ, ve, muỗi, ong… Bệnh thường có biểu hiện sưng nề, ngứa tại chỗ bị cắn, đốt, làm người bệnh khó chịu thậm chí mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và tâm lý bệnh nhân. Nhiều trường hợp côn trùng có nọc độc như ong, bọ cạp khi cắn, đốt có thể gây phản ứng dị ứng tức thời như sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Hình ảnh viêm da do côn trùng đốt. Tùy thuộc nguyên nhân do loài côn trùng nào mà có biểu hiện triệu chứng ngoài da khác nhau. Thông thường các biểu hiện hay gặp là: các ban đỏ, sẩn đỏ tại vị trí bị cắn, đốt. Tại trung tâm tổn thương có thể thấy bị hoại tử, đóng vảy hoặc có vết cắn, đốt. Vùng da và mô xung quanh thường tấy đỏ, sưng nề. Vị trí thường là ở tay, chân, vùng da hở. Người bệnh thấy ngứa, đau rát hoặc nhức buốt tùy thuộc loài côn trùng, số lượng và diện tích tổn thương da. Trường hợp nặng, sốc phản vệ cần điều trị cấp cứu tích cực theo đúng phác đồ điều trị sốc phản vệ. Trường hợp nhẹ hơn điều trị bằng các loại thuốc uống và bôi tại chỗ dưới đây:
Thuốc bôi tại chỗ
Các loại dung dịch làm mát da, dịu da như hồ nước. Thuốc này được pha chế theo công thức đơn giản, thành phần chủ yếu là oxyd kẽm và bột tal, glycerin. Thuốc được dùng để bôi hoặc đắp lên các vùng tổn thương da bị sưng nề, tấy đỏ có tác dụng làm mát da, dịu da, giảm ngứa. Dung dịch jarish với thành phần chủ yếu là acid boric, glycerin và nước dùng để đắp lên các vùng da chảy dịch, trợt loét, giúp làm sạch và làm khô tổn thương. Không sử dụng các loại thuốc bôi này trên các tổn thương khô, dày sừng, liken hóa.
Dung dịch màu sát khuẩn như milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng… dùng cho các tổn thương bị viêm, nhiễm khuẩn. Các vết cắn, đốt của côn trùng thường khỏi nhanh nhưng nếu bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn có thể sẽ sưng nề, tấy đỏ nhiều và hóa mủ. Bệnh nhân đau nhức, toàn thân có thể sốt, nổi hạch vùng lân cận kèm đau. Tại các vết nhiễm trùng và hóa mủ cần bôi các loại dung dịch màu sát khuẩn nêu trên vừa có tác dụng diệt khuẩn lại vừa có tác dụng làm khô tổn thương.
Kem chống ngứa như promethazin, moz-bite, eurax… thường được dùng cho các vết ngứa do kiến, bọ chét, muỗi cắn, các tổn thương ngứa trong bệnh ghẻ. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, hạn chế phản ứng cào gãi nên giảm viêm nhiễm, giảm lan rộng tổn thương. Các thuốc này bôi ngày 2-3 lần.
Kem, mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon… có tác dụng chống viêm, chỉ định cho các tổn thương bị phù nề, viêm tấy nhiều, bôi ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, thuốc dạng này không được sử dụng kéo dài, thường chỉ dùng trong thời gian dưới 2 tuần. Không dùng thuốc chứa corticoid loại mạnh để bôi lên các vùng da mỏng, vùng nếp gấp, vùng mặt và không được băng kín.
Kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid: thường được dùng cho các tổn thương viêm, nhiễm trùng, khi tổn thương khô. Không bôi thuốc dạng này khi tổn thương còn đang chảy dịch. Bôi thuốc ngày 2 lần.
Thuốc uống
Kháng histamin: Có thể sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, promethazin, hydroxyzin… hoặc thế hệ 2 như loratidin, cetirizin, fexofenadin… hoặc kết hợp cả hai nếu ngứa nhiều. Sử dụng thế hệ 1 cần chú ý tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc. Vì vậy không dùng nhóm này cho người lái tàu xe và vận hành máy. Trường hợp phản ứng dị ứng nặng có thể kết hợp thêm thuốc kháng H2 như cimetidin. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng thuốc này vì cimetidin có thể tương tác với nhiều loại thuốc chuyển hóa qua gan có gắn với men cytochrom P450 ví dụ như: nifedipin, propranolon, procainamid, metformin, warfarin, quinidin…
Trường hợp nặng cần phải sử dụng corticoid toàn thân. Dùng methylprednisolon đường uống hoặc đường tiêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này dùng phải thận trọng vì thuốc có nhiều tác dụng phụ nếu dùng không đúng hoặc dùng kéo dài. Tác dụng phụ cấp tính tức thời khi dùng liều cao có thể gây suy tuyến thượng thận. Dùng kéo dài làm tăng huyết áp, nguy cơ tiểu đường, loãng xương, đau dạ dày… vì vậy người bệnh không được tự ý dùng nhóm thuốc này.
Để phòng bệnh, mùa mưa lạnh nên hạn chế đi vào các vùng cây cỏ rậm rạp nhiều côn trùng, nhà ở nên có lưới ngăn côn trùng hoặc đóng cửa khi trời mưa. Quan sát kiểm tra kỹ đồ vật trước khi dùng, mặc đồ dài, đồ bảo hộ nếu phải lao động, làm việc trong môi trường nhiều côn trùng. Đến cơ sở y tế và điều trị kịp thời khi bị côn trùng cắn, đốt.
TS. BS. Vũ Tuấn Anh
Nguồn suckhoedoisong