Thường khi kể xấu chồng, các “bà tám” sẽ lôi ra các tội lỗi kiểu như lười biếng, khô khan, ham nhậu, chém gió, ở bẩn… , tóm lại là những thói xấu rất đàn ông với mức độ “khó đỡ” khiến thính giả cứ nghe là cười lăn cười bò. Nhưng có một lần, Hạnh khiến các bà bạn mắt tròn mắt dẹt khi kể về chồng với hình ảnh rất chi là “mỏng manh, dễ vỡ”.
Ai cũng khen Hạnh xinh, kiểu xinh mỏng mảnh dễ thương với da trắng, môi đỏ, mắt đen hạt nhãn và má lúm đồng tiền, tóm lại là cái tạng khiến đàn ông tưởng bở rằng mình sẽ là cây tùng cây bách cho nàng quấn lấy. Dĩ nhiên là nhìn anh Tú chồng Hạnh ai cũng nghĩ thế, vì anh to đùng, đen cháy, ăn nói rổn rảng, đi đến đâu đụng vỡ đồ người ta đến đó. Thế nên nghe Hạnh kể chuyện chồng, đám đàn bà công ty cô cứ cười bò ra.
“Nhìn thế thôi chứ hắn sợ nhất là máu. Hồi mình chửa vượt mặt sắp đẻ, hắn nói trước là em ơi, bây giờ anh hầu em tận răng hay tận gì gì cũng được, chứ hôm đẻ chỉ có mẹ anh vào thôi nhé, anh sợ máu lắm. Nhìn thấy máu anh lăn đùng ra đó, bác sĩ bực lên lại đì cả em thì khốn”, Hạnh kể.
Nghe vậy, Hạnh nghĩ anh nói quá cho vui, hoặc vì đàn ông đàn ang cũng ngại vào chỗ toàn bà chửa lõa lồ, nhăn nhó, chỉ biết rên rỉ đi qua đi lại. Hôm đẻ, có hai bà mẹ túc trực nên cô cũng chẳng thắc mắc sao chồng không vào tận nơi. Chỉ đến khi thằng bé lên hai tuổi, cô mới mục sở thị tính sợ máu của chồng.
“Hôm đó tớ đang lúi húi trong bếp, để bố nó trông con”, Hạnh kể, “bỗng nghe thằng con lảnh lót kêu mẹ ơi đau quá, mẹ thổi, thổi mau. Tớ ba chân bốn cẳng chạy ra, hóa ra thằng Sóc nghịch dao đứt tay, nó cứ tròn mắt giơ ngón tay lên môi tớ nhờ thổi. Tớ quay sang chồng định nhờ trông con để tớ đi lấy miếng urgo thì thấy hắn mặt tái nhợt, cứ chỉ vào ngón tay thằng con mà ú ớ: ‘Trời ơi, em ơi, máu, máu của con…’. Rồi trợn mắt lên mà xỉu xuống”.
“Tớ vừa điên vừa sợ, tóm lấy ngón tay thằng con cho vào miệng rồi bấm điện thoại gọi taxi đưa chồng vào viện”, Hạnh kể tiếp, “Taxi đi được mấy chục mét thì hắn tỉnh. Mà hồi đó mình cuống quá nên mới thế, chứ sau biết chất rồi thì hắn xỉu kệ hắn, lát rồi tự tỉnh thôi”.
Một bà bạn cùng công ty Hạnh phụ họa: “Ờ, đàn ông trông oách vậy thôi chứ nhát bỏ xừ. Hồi tớ còn bé, chơi ngoài đường bị xe đạp đi qua tông ngã, đầu u một cục to tướng. Khi tớ vác cục u ấy vào nhà, mẹ tớ đi lấy đồ để xử lý vết thương, còn bố tớ thì lập cà lập cập, cứ lồng lộn bên cạnh làm mẹ tớ vướng cẳng mắng cho một trận. Lúc bà già lấy nước muối rửa vết thương, tớ cũng thấy đau nhưng cắn răng chịu không nói gì, còn bố tớ thì rên hừ hừ, tay chân cứ cuống cà kê lên”.
Đang giận vợ nhưng vì sợ ma nên anh đành phải làm lành với chị.
Thét lên, nhảy dựng lên, ôm lấy cổ bất kỳ ai đứng gần… khi nhìn thấy chuột hay gián là hành động được gán cho những cô nàng điệu đà nhút nhát. Mà nhiều khi cái trò sợ gián của các nàng cũng chỉ là giả vờ thôi, cốt để ra vẻ ta đây yếu mềm, nữ tính nhằm “cua” đàn ông, hoặc để kiếm cớ mà ôm lấy anh chàng đặng tạo điều kiện cho những cử chỉ gần gũi, thân mật hơn. Chuyện đàn ông sợ dán đến mức kêu thét chắc chỉ có trong phim hài. Ấy vậy mà cái màn phim hài đấy lại diễn ra ở nhà chị Phương không chỉ một lần.
Hôm đấy Phương đang ngồi chờ chồng tắm xong để… xin tiền thì thấy trong phòng tắm có tiếng đồ va đập loảng xoảng, rồi tiếng anh rít lên: “Trời ơi, chết đi! Chết này! Trời ơi! Á…”. Phương chạy ra thì cửa phòng tắm bật mở, đức lang quân người đầy xà phòng, ngang hông là cái khăn quấn vội, tay cầm chiếc dép, mặt hớt hải, nhìn thấy vợ lập tức quát lên: “Em không biết diệt gián à? Để nó đầy nhà thế này à?”.
Thấy chồng quát mắng ầm ầm, Phương cũng chỉ ngờ ngợ không biết anh sợ gián hay chỉ ghét tình trạng mất vệ sinh. Nhưng đến lần thứ hai thì chị biết chắc. Hôm đó họ về nhà ngoại chơi, anh được mẹ vợ giao cho nhiệm vụ dọn lại nhà kho cùng cậu em. Phương nhặt rau xong, qua nhà kho định xem chồng làm ăn ra sao thì đúng lúc anh vừa hét vừa nhảy loạn cào cào để tránh cái gì đó. Thấy vợ, anh chàng kêu: “Vợ ơi, cứu anh. Gián. Gián!”. Thế là lộ chân tướng.
Giờ nhớ lại cảnh mình phải “tả xung hữu đột” để đuổi gián cứu chồng mà Phương vẫn cười no cả bụng. Anh chàng lúc đó hết giả vờ giả vịt, đứng núp sau lưng vợ, hễ thấy chú gián nào bay đến gần mình là lại ré lên. Thực ra vụ lộ bí mật này cũng là điều may cho anh, vì từ đó anh không phải giấu giếm nữa, tha hồ nhờ vợ cứu mỗi khi bọn gián xuất hiện.
Nhưng anh Hùng thì chỉ vì bị vợ chưa cưới tiết lộ tính sợ chuột mà được một phen bẽ mặt trước nhạc gia. Hôm đó anh được mời ăn giỗ, ăn xong thì ngồi uống trà với bố và chú vợ tương lai. Đang cầm chén nước thì bỗng một con chuột bay vèo đến trước mặt rồi… chui tọt vào lòng Hùng, khiến anh hoảng quá bật tưng lên, chẳng những chén nước đang cầm bị đổ mà cả cái bàn cũng bị hất xuống, ấm chén rơi tung tóe. Nhìn lại thì hóa ra đó là con chuột giả do hai thằng em sinh đôi của nàng, tuổi mới 14, ném vào. Hai cậu thấy mình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chuồn mất, để lại ông anh rể ngượng chín cả mặt
Anh Phúc tính vốn hiền, nhưng đôi khi cũng nổi cục. Vợ lắm mồm quá đúng lúc anh đang stress công việc, không chịu nổi là anh cũng giở thói “thượng cẳng chân”. Một hôm cũng vì “nhỡ chân nhỡ tay” như thế mà vợ anh giận, đêm ôm chăn gối xuống sofa phòng khách ở tầng một ngủ.
Nhẽ ra thì anh cũng kệ, đàn bà mà chồng xuống nước là dễ được đằng chân lân đằng đầu, nhưng khổ nỗi hôm đó hàng xóm cách đó mấy nhà có đám ma, kèn trống inh ỏi suốt đêm cứ hướng vào ngay cửa sổ phòng anh. Hùng nghĩ đến cô gái vừa tự tử, nhớ lại mới hôm trước anh sang mua bim bim cho con nhưng vì cô ta không có tiền thối lại tờ 500.000 đồng của anh nên bảo hôm khác trả cũng được. Giờ thì cô ta chết rồi mà mấy chục nghìn tiền bim bim anh chưa trả cô ta.
Nghĩ đến chuyện ma đòi nợ là Phúc run lẩy bẩy, tự đấu tranh mãi rồi cuối cùng xuống làm hòa với vợ. Lúc đầu chị vợ tưởng chồng nhớ mình, nhưng lát sau qua điệu bộ, lời nói thì phát hiện ra “gót chân Asin” của anh. Lúc đó, chị mới vỡ lẽ ra tại sao chồng mình ngủ không bao giờ chịu tắt đèn.
Kể ra những nỗi sợ có vẻ vô lý đó của chồng, thực lòng các bà vợ cũng chỉ muốn cười cho vui, chứ chẳng vì thế mà đánh giá chồng mình là người hèn nhát hay yếu đuối. Vì thực tế ngoài nỗi sợ thầm kín đó ra, trên những phương diện khác các ông vẫn nam tính như thường.
Ai cũng khen Hạnh xinh, kiểu xinh mỏng mảnh dễ thương với da trắng, môi đỏ, mắt đen hạt nhãn và má lúm đồng tiền, tóm lại là cái tạng khiến đàn ông tưởng bở rằng mình sẽ là cây tùng cây bách cho nàng quấn lấy. Dĩ nhiên là nhìn anh Tú chồng Hạnh ai cũng nghĩ thế, vì anh to đùng, đen cháy, ăn nói rổn rảng, đi đến đâu đụng vỡ đồ người ta đến đó. Thế nên nghe Hạnh kể chuyện chồng, đám đàn bà công ty cô cứ cười bò ra.
“Nhìn thế thôi chứ hắn sợ nhất là máu. Hồi mình chửa vượt mặt sắp đẻ, hắn nói trước là em ơi, bây giờ anh hầu em tận răng hay tận gì gì cũng được, chứ hôm đẻ chỉ có mẹ anh vào thôi nhé, anh sợ máu lắm. Nhìn thấy máu anh lăn đùng ra đó, bác sĩ bực lên lại đì cả em thì khốn”, Hạnh kể.
Nghe vậy, Hạnh nghĩ anh nói quá cho vui, hoặc vì đàn ông đàn ang cũng ngại vào chỗ toàn bà chửa lõa lồ, nhăn nhó, chỉ biết rên rỉ đi qua đi lại. Hôm đẻ, có hai bà mẹ túc trực nên cô cũng chẳng thắc mắc sao chồng không vào tận nơi. Chỉ đến khi thằng bé lên hai tuổi, cô mới mục sở thị tính sợ máu của chồng.
“Hôm đó tớ đang lúi húi trong bếp, để bố nó trông con”, Hạnh kể, “bỗng nghe thằng con lảnh lót kêu mẹ ơi đau quá, mẹ thổi, thổi mau. Tớ ba chân bốn cẳng chạy ra, hóa ra thằng Sóc nghịch dao đứt tay, nó cứ tròn mắt giơ ngón tay lên môi tớ nhờ thổi. Tớ quay sang chồng định nhờ trông con để tớ đi lấy miếng urgo thì thấy hắn mặt tái nhợt, cứ chỉ vào ngón tay thằng con mà ú ớ: ‘Trời ơi, em ơi, máu, máu của con…’. Rồi trợn mắt lên mà xỉu xuống”.
“Tớ vừa điên vừa sợ, tóm lấy ngón tay thằng con cho vào miệng rồi bấm điện thoại gọi taxi đưa chồng vào viện”, Hạnh kể tiếp, “Taxi đi được mấy chục mét thì hắn tỉnh. Mà hồi đó mình cuống quá nên mới thế, chứ sau biết chất rồi thì hắn xỉu kệ hắn, lát rồi tự tỉnh thôi”.
Một bà bạn cùng công ty Hạnh phụ họa: “Ờ, đàn ông trông oách vậy thôi chứ nhát bỏ xừ. Hồi tớ còn bé, chơi ngoài đường bị xe đạp đi qua tông ngã, đầu u một cục to tướng. Khi tớ vác cục u ấy vào nhà, mẹ tớ đi lấy đồ để xử lý vết thương, còn bố tớ thì lập cà lập cập, cứ lồng lộn bên cạnh làm mẹ tớ vướng cẳng mắng cho một trận. Lúc bà già lấy nước muối rửa vết thương, tớ cũng thấy đau nhưng cắn răng chịu không nói gì, còn bố tớ thì rên hừ hừ, tay chân cứ cuống cà kê lên”.
Đang giận vợ nhưng vì sợ ma nên anh đành phải làm lành với chị.
Thét lên, nhảy dựng lên, ôm lấy cổ bất kỳ ai đứng gần… khi nhìn thấy chuột hay gián là hành động được gán cho những cô nàng điệu đà nhút nhát. Mà nhiều khi cái trò sợ gián của các nàng cũng chỉ là giả vờ thôi, cốt để ra vẻ ta đây yếu mềm, nữ tính nhằm “cua” đàn ông, hoặc để kiếm cớ mà ôm lấy anh chàng đặng tạo điều kiện cho những cử chỉ gần gũi, thân mật hơn. Chuyện đàn ông sợ dán đến mức kêu thét chắc chỉ có trong phim hài. Ấy vậy mà cái màn phim hài đấy lại diễn ra ở nhà chị Phương không chỉ một lần.
Hôm đấy Phương đang ngồi chờ chồng tắm xong để… xin tiền thì thấy trong phòng tắm có tiếng đồ va đập loảng xoảng, rồi tiếng anh rít lên: “Trời ơi, chết đi! Chết này! Trời ơi! Á…”. Phương chạy ra thì cửa phòng tắm bật mở, đức lang quân người đầy xà phòng, ngang hông là cái khăn quấn vội, tay cầm chiếc dép, mặt hớt hải, nhìn thấy vợ lập tức quát lên: “Em không biết diệt gián à? Để nó đầy nhà thế này à?”.
Thấy chồng quát mắng ầm ầm, Phương cũng chỉ ngờ ngợ không biết anh sợ gián hay chỉ ghét tình trạng mất vệ sinh. Nhưng đến lần thứ hai thì chị biết chắc. Hôm đó họ về nhà ngoại chơi, anh được mẹ vợ giao cho nhiệm vụ dọn lại nhà kho cùng cậu em. Phương nhặt rau xong, qua nhà kho định xem chồng làm ăn ra sao thì đúng lúc anh vừa hét vừa nhảy loạn cào cào để tránh cái gì đó. Thấy vợ, anh chàng kêu: “Vợ ơi, cứu anh. Gián. Gián!”. Thế là lộ chân tướng.
Giờ nhớ lại cảnh mình phải “tả xung hữu đột” để đuổi gián cứu chồng mà Phương vẫn cười no cả bụng. Anh chàng lúc đó hết giả vờ giả vịt, đứng núp sau lưng vợ, hễ thấy chú gián nào bay đến gần mình là lại ré lên. Thực ra vụ lộ bí mật này cũng là điều may cho anh, vì từ đó anh không phải giấu giếm nữa, tha hồ nhờ vợ cứu mỗi khi bọn gián xuất hiện.
Nhưng anh Hùng thì chỉ vì bị vợ chưa cưới tiết lộ tính sợ chuột mà được một phen bẽ mặt trước nhạc gia. Hôm đó anh được mời ăn giỗ, ăn xong thì ngồi uống trà với bố và chú vợ tương lai. Đang cầm chén nước thì bỗng một con chuột bay vèo đến trước mặt rồi… chui tọt vào lòng Hùng, khiến anh hoảng quá bật tưng lên, chẳng những chén nước đang cầm bị đổ mà cả cái bàn cũng bị hất xuống, ấm chén rơi tung tóe. Nhìn lại thì hóa ra đó là con chuột giả do hai thằng em sinh đôi của nàng, tuổi mới 14, ném vào. Hai cậu thấy mình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chuồn mất, để lại ông anh rể ngượng chín cả mặt
Anh Phúc tính vốn hiền, nhưng đôi khi cũng nổi cục. Vợ lắm mồm quá đúng lúc anh đang stress công việc, không chịu nổi là anh cũng giở thói “thượng cẳng chân”. Một hôm cũng vì “nhỡ chân nhỡ tay” như thế mà vợ anh giận, đêm ôm chăn gối xuống sofa phòng khách ở tầng một ngủ.
Nhẽ ra thì anh cũng kệ, đàn bà mà chồng xuống nước là dễ được đằng chân lân đằng đầu, nhưng khổ nỗi hôm đó hàng xóm cách đó mấy nhà có đám ma, kèn trống inh ỏi suốt đêm cứ hướng vào ngay cửa sổ phòng anh. Hùng nghĩ đến cô gái vừa tự tử, nhớ lại mới hôm trước anh sang mua bim bim cho con nhưng vì cô ta không có tiền thối lại tờ 500.000 đồng của anh nên bảo hôm khác trả cũng được. Giờ thì cô ta chết rồi mà mấy chục nghìn tiền bim bim anh chưa trả cô ta.
Nghĩ đến chuyện ma đòi nợ là Phúc run lẩy bẩy, tự đấu tranh mãi rồi cuối cùng xuống làm hòa với vợ. Lúc đầu chị vợ tưởng chồng nhớ mình, nhưng lát sau qua điệu bộ, lời nói thì phát hiện ra “gót chân Asin” của anh. Lúc đó, chị mới vỡ lẽ ra tại sao chồng mình ngủ không bao giờ chịu tắt đèn.
Kể ra những nỗi sợ có vẻ vô lý đó của chồng, thực lòng các bà vợ cũng chỉ muốn cười cho vui, chứ chẳng vì thế mà đánh giá chồng mình là người hèn nhát hay yếu đuối. Vì thực tế ngoài nỗi sợ thầm kín đó ra, trên những phương diện khác các ông vẫn nam tính như thường.