Mùa đông thường gây phiền nhiễu cho làn da nhạy cảm của bé. Nhiệt độ khô, lạnh thường khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ.
Lưu ý khi tắm và bôi kem
Để tránh da bị khô, bạn không nên tắm cho con quá 10 phút. Nên dùng nước ấm và có thể dùng sữa tắm cho bé. Xà phòng tắm thường chứa lipid, có tác dụng làm sạch da nên đồng thời cũng loại bỏ lớp giữ ẩm trên da. Những ngày hanh khô có thể làm bùng phát chứng chàm bội nhiễm với những mảng đỏ, ngứa ngáy ở mặt, đầu gối, cổ, khủy tay. Hai loại sữa tắm tốt cho bé bị chàm là sữa Cetaphin và Oilatum AD.
Ngay khi tắm xong, bạn có thể bôi kem dưỡng cho con nhưng nên tránh vùng da mắt. Lựa chọn tốt nhất là kem Cetaphil và Vani (vanicream) dành cho làn da nhạy cảm của bé. Hai loại kem trên cũng rất tốt cho vùng da quấn tã vì chúng chứa chất ngăn ngừa và giảm kích ứng da. Một lọ kem bôi dở chỉ nên dùng hết trong vòng 3 tháng để tránh tích trữ vi khuẩn có hại.
Không ủ ấm quá
Dưới 6 tháng tuổi, thân nhiệt của bé chưa được như người lớn. Đó là lý do vì sao, bé cần được ủ ấm; nhưng nếu ủ kỹ, mặc cho bé hết lớp áo này đến lớp áo khác, bé dễ bị nóng quá mức, gây kích ứng da, dẫn tới nổi ban, ngứa ngáy… Những nốt ban này có thể tự biến mất trong vài ngày khi cha mẹ nới bớt quần áo cho con và để làn da bị ban thông thoáng hơn.
Chăm sóc da mũi
Trời lạnh có thể làm bé bị chảy nước mũi liên tục. Để tránh vùng da mũi bị nứt nẻ, kích ứng, bạn cần bôi một lượng nhỏ Vaseline hoặc Aquaphor ở vùng da quanh lỗ mũi, tiếp giáp với môi trên vài lần mỗi ngày. Vasaline có thể làm tan lớp nước mũi đã bị đông cứng và đóng thành vảy ở cửa lỗ mũi.
Cẩn thận với quần áo
Nếu bé bị nhiễm chàm, cha mẹ càng cần lưu ý khi chọn mua quần áo cho con. Nên cho bé mặc quần áo không có chất nhuộm (dye-free) và tránh chất liệu bằng sợi nhân tạo. Trang phục chất liệu cotton, màu trắng hoặc màu nhạt nhẹ là gợi ý tốt nhất dành cho bé.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
Nếu vùng da của bé bị khô rát, chảy nước thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bạn cần đưa bé đi khám sớm.
Lưu ý khi tắm và bôi kem
Để tránh da bị khô, bạn không nên tắm cho con quá 10 phút. Nên dùng nước ấm và có thể dùng sữa tắm cho bé. Xà phòng tắm thường chứa lipid, có tác dụng làm sạch da nên đồng thời cũng loại bỏ lớp giữ ẩm trên da. Những ngày hanh khô có thể làm bùng phát chứng chàm bội nhiễm với những mảng đỏ, ngứa ngáy ở mặt, đầu gối, cổ, khủy tay. Hai loại sữa tắm tốt cho bé bị chàm là sữa Cetaphin và Oilatum AD.
Ngay khi tắm xong, bạn có thể bôi kem dưỡng cho con nhưng nên tránh vùng da mắt. Lựa chọn tốt nhất là kem Cetaphil và Vani (vanicream) dành cho làn da nhạy cảm của bé. Hai loại kem trên cũng rất tốt cho vùng da quấn tã vì chúng chứa chất ngăn ngừa và giảm kích ứng da. Một lọ kem bôi dở chỉ nên dùng hết trong vòng 3 tháng để tránh tích trữ vi khuẩn có hại.
Không ủ ấm quá
Dưới 6 tháng tuổi, thân nhiệt của bé chưa được như người lớn. Đó là lý do vì sao, bé cần được ủ ấm; nhưng nếu ủ kỹ, mặc cho bé hết lớp áo này đến lớp áo khác, bé dễ bị nóng quá mức, gây kích ứng da, dẫn tới nổi ban, ngứa ngáy… Những nốt ban này có thể tự biến mất trong vài ngày khi cha mẹ nới bớt quần áo cho con và để làn da bị ban thông thoáng hơn.
Chăm sóc da mũi
Trời lạnh có thể làm bé bị chảy nước mũi liên tục. Để tránh vùng da mũi bị nứt nẻ, kích ứng, bạn cần bôi một lượng nhỏ Vaseline hoặc Aquaphor ở vùng da quanh lỗ mũi, tiếp giáp với môi trên vài lần mỗi ngày. Vasaline có thể làm tan lớp nước mũi đã bị đông cứng và đóng thành vảy ở cửa lỗ mũi.
Cẩn thận với quần áo
Nếu bé bị nhiễm chàm, cha mẹ càng cần lưu ý khi chọn mua quần áo cho con. Nên cho bé mặc quần áo không có chất nhuộm (dye-free) và tránh chất liệu bằng sợi nhân tạo. Trang phục chất liệu cotton, màu trắng hoặc màu nhạt nhẹ là gợi ý tốt nhất dành cho bé.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
Nếu vùng da của bé bị khô rát, chảy nước thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bạn cần đưa bé đi khám sớm.